BÀI VIẾT

Vitamin-D.png

Vitamin D3 là gì? Có tác dụng gì đối với bà bầu

Khái niệm vitamin D3

Vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu, cơ thể có thể tự tổng hợp vitamin D qua da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc bổ sung từ chế độ ăn hàng ngày. Vitamin D hiện được chia thành 2 loại chính là:

  • Vitamin D2 (hay còn được gọi là ergocalciferol)
  • Vitamin D3 (hay còn được gọi là cholecalciferol)

Vitamin D được chia thành vitamin D2 và D3 là nhờ vào nguồn gốc thực phẩm của chúng. Vitamin D2 có nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật, vitamin D3 có trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật. Cả 2 loại vitamin D2 và D3 đều có hiệu quả trong việc tăng cường hàm lượng vitamin D trong máu.

Tác dụng của vitamin D3 cho bà bầu

Vitamin D3 nói riêng, vitamin D nói chung có tác dụng trong việc tăng cường hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể. Vitamin D3 giúp tăng cường hấp thu canxi qua ruột non và vận chuyển vào máu. Từ đó giúp phát triển, duy trì và sửa chữa hệ thống xương và răng của con người. Với thai nhi, vitamin D3 góp phần trong việc hình thành xương và răng. Với mẹ bầu, nó có tác dụng hạn chế tình trạng mất xương tạm thời. Ngoài ra, vitamin D3 cũng có vai trò đối với các hoạt động cơ bắp, thần kinh và hệ thống miễn dịch của cả mẹ và bé.

Thiếu vitamin D có thể gây ra nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng đối với cả mẹ và bé. Thai nhi không được cung cấp đủ vitamin D có thể bị còi xương, lúc này xương mềm và rất dễ gãy. Còn mẹ bầu có thể bị nhuyễn xương, loãng xương, mất xương tạm thời.

Theo một nghiên cứu được công bố trên NCBI cho thấy, có đến 50% dân số trên toàn thế giới không được cung cấp đủ vitamin D, đặc biệt là ở các thai phụ. Theo khuyến cáo của NIH, hàm lượng vitamin D cho từng đối tượng không phân biệt D2 hay D3 như sau:

  • Trẻ 0 – 12 tháng tuổi: 10mcg (400 IU), trẻ sơ sinh có thể nhận đầy đủ vitamin D từ sữa mẹ nếu mẹ được bổ sung đầy đủ vitamin D trong giai đoạn cho con bú.
  • Trẻ từ 1 – 13 tuổi mỗi ngày cần bố sung 10mcg (tương đương với 400 IU).
  • Từ 14 – 18 tuổi (kể cả những đối tượng đang mang thai và cho con bú) mỗi ngày bổ sung 15mcg (tương đương 600 IU).
  • Từ 19-50 tuổi (kể cả những đối tượng đang mang thai và cho con bú) mỗi ngày bổ sung 15mcg (tương đương 600 IU).
  • Trên 70 tuổi bổ sung mỗi ngày 20mcg (800IU)

Quá trình tổng hợp vitamin D3 qua da

Vitamin D3 được hình thành chủ yếu qua da thông qua tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tia bức xạ UVB từ ánh sáng mặt trời sẽ tham gia vào việc kích hoạt sự hình thành vitamin D3 từ 7-dehydrocholesterol có trong da người và động vật. Vitamin D2 cũng được hình thành bằng cách này thông qua ergosterol có trong dầu thực vật.

Nếu bạn hay đi ra ngoài trời vào sáng sớm và không sử dụng kem chống nắng, bạn có thể nhận được lượng vitamin D3 cần thiết. Tuy nhiên, không nên phơi nắng quá lâu mà không sử dụng kem chống nắng, vì điều này có thể ảnh hưởng đến da của bạn. Cháy nắng có thể là một nguyên nhân khiến bạn ung thư da.

Không giống với việc bổ sung vitamin D3 qua chế độ ăn, việc bổ sung vitamin D3 qua ánh nắng không cần lo lắng đến việc quá liều. Nếu cơ thể bạn đã có đủ vitamin D thì việc sản xuất vitamin D trong da sẽ giảm đi.

Ưu điểm của vitamin D3 cho bà bầu so với vitamin D2

Vitamin D3 cho bà bầu được chứng minh có hiệu quả trong việc nâng cao hàm lượng vitamin D trong cơ thể hơn so với vitamin D2.

Mặc dù được hấp thu vào máu theo cách giống nhau, nhưng quá trình chuyển hóa tại gan của chúng lại khác nhau. Gan chuyển hóa vitamin D2 thành 25-hydroxyvitamin D2 và vitamin D3 thành 25-hydroxyvitamin D3. Hai hợp chất này được gọi chung là calcifediol. Calcifediol là dạng tồn tại chính của vitamin D trong máu. Thông qua calcifediol người ta có thể ước tính được hàm lượng vitamin D trong cơ thể bạn.

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vitamin D2 sẽ tạo ra ít calcifediol hơn so với một lượng vitamin D3 tương ứng. Một nghiên cứu trên đối tượng phụ nữ lớn tuổi cho thấy rằng việc bổ sung D3 duy nhất có hiệu quả nâng cao mức calcifediol gần gấp đôi so với vitamin D2.

Chính vì thế lời khuyên của các chuyên gia khi bổ sung vitamin D cho cơ thể là lựa chọn các sản phẩm chứa vitamin D3.

Cách uống vitamin D3 cho bà bầu

Theo nghiên cứu về nhịp sinh học trên người thì thời gian thích hợp nhất để uống vitamin D3 cho bà bầu là vào buổi sáng. Đây là loại vitamin tan trong dầu nên có thể uống cùng hay ngay sau khi ăn bữa ăn sáng có chứa nhiều chất béo.

Vitamin D3 cho bà bầu nên bắt đầu uống khi bạn có ý định mang thai hoặc ngay sau khi phát hiện có thai (nếu không có dự định mang thai từ trước).

Bạn có thể sử dụng viên uống tổng hợp có sự kết hợp giữa vitamin D3 và một số dưỡng chất thiết yếu cho bà bầu khác để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong thai kỳ.

Bổ sung vitamin D3 cho phụ nữ mang thai không cần dùng thuốc

Dưới đây là 2 cách bổ sung vitamin D3 cho phụ nữ mang thai không cần sử dụng thuốc hay các sản phẩm bảo vệ sức khỏe:

Bổ sung vitamin D3 cho bà bầu từ thực phẩm

Thực phẩm giàu vitamin D3 có nguồn gốc từ động vật. Chúng bao gồm một số loại kể dưới đây:

  • Dầu gan cá tuyết: 1 muỗng canh dầu gan cá tuyết chứa đến 170% lượng vitamin D khuyến nghị sử dụng cho người lớn.
  • Cá mòi: dầu của khoảng 2 con các mòi sẽ cung cấp 6% nhu cầu vitamin D ở người trưởng thành.
  • Cá hồi.
  • Cá ngừ.
  • Gan bò.
  • Lòng đỏ trứng.
  • Phô mai.

Bổ sung các loại thực phẩm này vào bữa ăn của bà bầu, vừa giúp bổ sung vitamin D3 cho bà bầu vừa làm đa dạng bữa ăn khiến mẹ bầu không bị nhàm chán.

Tổng hợp vitamin D3 từ ánh nắng mặt trời

Như đã đề cập ở trên, vitamin D3 có thể được tổng hợp qua da thông qua việc tiếp xúc với mặt trời. Vì thế mẹ bầu hoàn toàn có thể tắm nắng để bổ sung vitamin D3. Tuy nhiên, nên tắm nắng vào sáng sớm để hạn chế các tia cực tím có thể gây bỏng nắng, cháy nắng, thậm chí làm ung thư da của mẹ bầu.

Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat


Tim-dia-diem-cua-Huyet-vi-A-Mon.gif

Đây là chứng bệnh phổ biến ở phụ nữ sau sinh, thường đi kèm với suy giảm thính lực và các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu… gây ra nhiều khó chịu trong đời sống hàng ngày. Về lâu dài, nếu không được điều trị sẽ làm suy giảm chất lượng giấc ngủ, khiến mẹ bầu bị mệt mỏi và suy nhược.



Bấm huyệt trị mất ngủ được cho là phương pháp có thể giải quyết được tình trạng rối loạn giấc ngủ mẹ Bầu. Bằng cách xoa bóp các huyệt trước khi ngủ, mẹ bầu sẽ đi vào giấc ngủ nhanh hơn, đồng thời chất lượng giấc ngủ cũng được nâng cao mà không cần dùng đến thuốc an thần


Bản quyền 2021 © Phòng khám Phạm Nhật