Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh liên quan đến tiêu hóa

Non-tro.jpg

Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh là gì? Làm thế nào để phòng tránh?

Đi ngoài nhiều

Triệu chứng: Sau 6 – 12 giờ đầu sau sinh trẻ đi phân keo màu xanh đậm, không mùi. Sau đó trẻ bú mẹ và đi nặng 2 – 3 lần/ngày, đi nhẹ có thể hơn 10 lần/ngày.

Nguyên nhân: Phân ngay sau khi sinh là phân su, có màu xanh và không mùi. Sau đó, trẻ bú mẹ, trong sữa có nhiều nước nên trẻ đi vệ sinh nhiều là chuyện bình thường. Đây không phải là bệnh.

Cách xử lý: Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời theo nhu cầu của trẻ.

Nôn trớ, sặc

Triệu chứng: Xuất hiện nhiều trong vài tháng đầu. Sau khi bú mẹ trẻ bị trớ ra sữa màu trắng, vàng hoặc sữa vón cục.

Nguyên nhân: Bé bú sai tư thế, đặt bé nằm ngay khi vừa bú xong, trẻ ăn quá nhiều. Một số trường hợp do bệnh lý như chậm nhu động ruột, viêm đường hô hấp trên, dị tật đường tiêu hóa.

Cách xử lý: Ngay khi trẻ nôn trớ phải cho trẻ nằm nghiêng và sơ cứu nếu trẻ bị sặc. Tham khảo tư thế đúng trong và sau khi cho trẻ bú để tránh bị nôn trớ.

Tiêu chảy

Triệu chứng: Trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường, phân lỏng hoặc rất lỏng, mùi tanh. Trường hợp nặng có thể đi ngoài kèm theo máu.

Nguyên nhân: Do mẹ cho con bú ăn phải nhiều thực phẩm có tính hàn, trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Cách xử lý: Mẹ không ăn ốc trong thời gian cho con bú, hải sản như cua, tôm, cá chỉ nên ăn 1 bữa/tuần. Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn để bù đắp lượng nước đã mất khi trẻ bị tiêu chảy.

Mặc dù tiêu chảy cũng là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng chúng ta không thể vì thế mà coi thường. Nếu trẻ bị tiêu chảy 2 ngày không khỏi cần đưa trẻ đến bệnh viện để không nguy hiểm đến tính mạng.

Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat

 

 

BS - Phạm Quang Nhật

Bản quyền 2021 © Phòng khám Phạm Nhật