Siêu âm xét nghiệm quan trọng mẹ bầu cần làm
? Siêu âm khảo sát tim thai nhi (24-30 tuần) – Xét nghiệm đường thai kỳ
? Siêu âm cấu trúc thai 5D HD live (> 26 tuần)
? Siêu âm khảo sát cân nặng, Doppler và sức khoẻ thai nhi (> 32 tuần)
? Siêu âm đánh giá tăng trưởng thai, Doppler và sức khoẻ thai nhi (> 34 tuần) – Xét nghiệm GBS
Siêu âm dị tật thai kéo dài bao lâu?
Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi thường dài khoảng 15-30 phút.
Vì vậy, thỉnh thoảng thời gian siêu âm có thể phải kéo dài hơn hoặc hẹn sang lần tiếp theo.
Các mốc siêu âm thai tối thiểu cần thực hiện
Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thời điểm và số lần siêu âm cho mỗi người khác nhau, nhưng có thời điểm siêu âm trong thai kỳ mà các Bác sỹ khuyến cáo thật sự cần thiết:
- Từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày (đo độ mờ da gáy) – Xét nghiệm NIPT – Xét nghiệm đánh giá thiếu máu
- Từ 17 tuần đến 20 tuần (Soft marker)
- Từ > 20 tuần (khảo sát dị tật thai; 4D-5D)
- Từ 24-30 tuần Siêu âm khảo sát tim thai nhi – Xét nghiệm đường thai kỳ
- Từ > 30 tuần – 32 tuần (Doppler, cân nặng thai nhi)
Các chỉ số thai nhi theo từng giai đoạn
Từ 0 – 4 tuần tuổi
Ở giai đoạn này, phôi thai mới bắt đầu phát triển nên còn rất nhỏ, hầu hết các mẹ đều khó nhận biết sự thay đổi của cơ thể và chỉ phát hiện khi bị trễ kinh hay nhờ các dấu hiệu của ốm nghén.
Thậm chí có các trường hợp sau khi thử que phát hiện mang thai nhưng túi thai chưa dịch chuyển vào tử cung thì kể cả siêu âm cũng khó phát hiện. Do vậy mà ở thời điểm này, việc siêu âm chủ yếu thường để khẳng định rằng mẹ có thật sự mang thai hay không chứ chưa thể theo dõi được các chỉ số.
Từ 4 – 7 tuần tuổi
Khi đến giai đoạn này, phôi thai đã có những hình thành nhất định, các bác sĩ sẽ tiến hành đo đường kính túi thai và từ tuần thứ 7 trở đi thì có thể đo chiều dài đầu mông của em bé.
Tuổi thai
(tuần) |
CRL (mm) | GS (mm) |
4 | 3 – 6 | |
5 | 6 – 12 | |
6 | 4 – 7 | 14 – 25 |
Từ 7 – 20 tuần tuổi
Sau tuần thứ 7, thai bắt đầu trải qua những giai đoạn phát triển mới và nhiều chỉ số có thể được xác định thông qua siêu âm. Đến tuần thứ 13 thì hầu hết các chỉ số thai nhi đều có thể đo được.
Tuổi thai
(tuần) |
CRL (mm) | BDP (mm) | FL (mm) | cân nặng (g) |
7 | 9 – 15 | 0,5 – 2 | ||
8 | 16 – 22 | 1 – 3 | ||
9 | 23 – 30 | 3 – 5 | ||
10 | 31 – 40 | 5 – 7 | ||
11 | 41 – 51 | 12 – 15 | ||
12 | 53 | 18 – 25 | ||
13 | 74 | 21 | 35 – 50 | |
10 | 87 | 25 | 14 | 60 – 80 |
15 | 101 | 29 | 17 | 90 – 110 |
16 | 116 | 32 | 20 | 121 – 171 |
17 | 130 | 36 | 23 | 150 – 212 |
18 | 142 | 39 | 25 | 185 – 261 |
19 | 153 | 43 | 28 | 227 – 319 |
20 | 164 | 46 | 31 | 275 – 387 |
Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày (đo NT – độ mờ da gáy)
- Siêu âm sàng lọc bất thường nhiễm sắc thể.
- Đánh giá tuổi thai và dự kiến sinh theo chiều dài đầu mông (là thời điểm đánh giá theo siêu âm chính xác nhất).
- Sàng lọc nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể.
- Chẩn đoán số lượng thai và số lượng bánh nhau, số lượng buồng ối nếu thai của bạn là đa thai.
- Quan sát sớm các cấu trúc giải phẫu của thai như tay, chân, thành bụng, tim, hộp sọ, bánh rau… để phát hiện các bất thường lớn của thai.
- Đánh giá khoảng mở trong não (IT) theo tiêu chuẩn FMF để có thể phát hiện sớm dị tật ống thần kinh.
- Sàng lọc nguy cơ tiền sản giật.
Siêu âm tầm soát dị tật thai 17 tuần đến 20 tuần (Siêu Âm Soft marker)
Siêu Âm Soft marker được xem là một bất thường rất nhỏ của thai.
Các dấu hiệu chỉ điểm gợi ý bất thường của thai trên siêu âm hay gọi là “soft marker”. Giúp phát hiện các bất thường giai đoạn sớm của thai kỳ.
Phương pháp tầm soát lệch bội thường được áp dụng bằng siêu âm
Khoảng thời gian tốt nhất trong thai kỳ để đánh giá các bất thường về cấu trúc của thai 18 tuần là thời điểm có thể bắt đầu đánh giá chi tiết cấu trúc thai và 22 tuần là thời điểm tốt nhất để đánh giá.
Siêu âm hình thái thai > 21 – 22 tuần – Siêu âm 4 chiều (4D)
- Quan sát hình thái và cấu trúc của hộp sọ và não bộ.
- Quan sát gương mặt bé để xác định có bị sứt môi, hở hàm không.
- Quan sát cột sống của bé, đảm bảo các xương đều đầy đủ, thẳng hàng và không có khe hở cột sống.
- Quan sát thành bụng, đảm bảo thành bụng liên tục, che phủ tất cả các cơ quan bên trong.
- Quan sát tim thai, đánh giá các động mạch và tĩnh mạch lớn đưa máu đến và đi của tim.
- Quan sát dạ dày của bé.
- Quan sát 2 thận và bàng quang của bé. Đảm bảo có đủ 2 thận, cấu trúc bình thường, hoạt động của hệ tiết niệu bình thường.
- Quan sát cánh tay, bàn tay, chân, bàn chân của bé. Là thời điểm tốt nhất để đánh giá, đảm bảo bàn tay, bàn chân đủ ngón, chân tay hoạt động bình thường.
- Quan sát bánh rau, dây rốn và nước ối.
- Đo chiều dài cổ tử cung để đánh giá nguy cơ đẻ non.
- Đánh giá tình trạng phát triển của bé, đo các chỉ số sinh học của bé,..để đánh giá xem bé phát triển có tương ứng với tuổi thai hay không, có bị nhỏ không và nếu nhỏ thì có những nguy cơ gì hay không.
- Trên siêu âm, tùy từng bệnh lý, có bệnh lý dễ phát hiện hơn, có bệnh lý tùy thuộc mức độ biểu hiện.
- Siêu âm tầm soát dị tật thai tuy có thể loại trừ phần lớn các dị tật, nhưng không thể loại trừ tất cả các bất thường của thai.
Siêu âm khảo sát tim thai nhi (24 – 30 tuần)
Siêu âm tim thai là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh ở giai đoạn tiền sản.
Phương pháp này được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng về tim mạch của thai nhi như: nhịp tim, cấu trúc, chức năng của tim.
Siêu âm tim thai giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường tim của thai nhi.
Khuyến cáo thực hiện trên tất các các thai phụ.
Chẩn đoán và đánh giá kịp thời bệnh tim bẩm sinh để có phương pháp can thiệp sớm.
Siêu âm cấu trúc thai 5D HD live (> 26 tuần)
Khác với các phương pháp siêu âm cũ, siêu âm 5D có thêm 1 chiều nữa là chiều chẩn đoán.
Cấu trúc hình khối sẽ được tự động phân tích thành loạt hình thường quy trong siêu âm chẩn đoán thai, tự động đo đạc thông qua một nút bấm trên bàn phím.
Siêu âm thai 5D là phương pháp sử dụng sóng siêu âm để quan sát chuyển động của thai nhi trong tử cung của mẹ.
Phương pháp siêu âm 5D giống như bạn đang xem video trực tiếp, giúp các mẹ bầu có thể quan sát một cách rõ nét, chân thực nhất hình thái, cử chỉ biểu cảm của thai nhi trong bụng mẹ
Siêu âm thai 30 tuần đến 32 tuần – Siêu âm Doppler đánh giá tăng trưởng của thai
Giống như thời điểm 22 tuần, bác sĩ sẽ đo các chỉ số sinh học của thai để đánh giá thai nhi có đang phát triển bình thường, hay thai nhỏ hoặc lớn hơn bình thường.
- Đánh giá về tuần hoàn của thai thông qua các động mạch rốn, đm não giữa, đm tử cung
- Giá trị bình thường của động mạch rốn (PI BPV<95), động mạch não giữa (PI>1), động mạch tử cung (BPV < 95), CPR (BPV>5)
- Đánh giá nguy cơ về thiếu hụt oxy, suy giảm chức năng bánh rau của thai.
- Các chỉ định xét nghiệm và siêu âm thêm với các vấn đề nếu gặp ở thai lớn và thai nhỏ, thai bị giới hạn tăng trưởng (cân nặng BPV < 10)
- Đánh giá những cấu trúc các cơ quan của thai giống như tuần thứ 22 và lưu ý thêm 1 số khác biệt.
- Đánh giá bất thường ở những cấu trúc hoàn thiện ở giai đoạn muộn của thai kì ví dụ như nhẵn não…
- Đánh giá những bất thường trong quá trình phát triển cơ quan của thai như tắc ruột,..
- Đánh giá những bất thường mắc phải do yếu tố bên ngoài tiêu biểu như nhiễm trùng Zika, CMV,…
Các chỉ số phát triển thai từ 21 – 40 tuần tuổi
Bắt đầu từ tuần thứ 21, thai có sự phát triển nhanh chóng và đạt được mức tối đa về chiều dài, cân nặng cũng như quá trình hình thành đầy đủ của các cơ quan để chuẩn bị sẵn sàng cho sự chào đời.
Dưới đây là bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mẹ có thể tham khảo để theo dõi sự phát triển của em bé.
Chiều dài | Cân nặng | |
Tuần thứ 8 | 1.6cm | 1g |
Tuần thứ 9 | 2.3cm | 2g |
Tuần thứ 10 | 3.1cm | 4g |
Tuần thứ 11 | 4.1cm | 7g |
Tuần thứ 12 | 5.4cm | 14g |
Tuần thứ 13 | 7.4cm | 23g |
Tuần thứ 14 | 8.7cm | 43g |
Tuần thứ 15 | 10.1cm | 70g |
Tuần thứ 16 | 11.6cm | 100g |
Tuần thứ 17 | 13cm | 140g |
Tuần thứ 18 | 14.2cm | 190g |
Tuần thứ 19 | 15.3cm | 240g |
Tuần thứ 20 | 16.4cm | 300g |
Tuần thứ 21 | 25.6cm | 360g |
Tuần thứ 22 | 27.8cm | 430g |
Tuần thứ 23 | 28.9cm | 501g |
Tuần thứ 24 | 30cm | 600g |
Tuần thứ 25 | 34.6cm | 660g |
Tuần thứ 26 | 35.6cm | 760g |
Tuần thứ 27 | 36.6cm | 875g |
Tuần thứ 28 | 37.6cm | 1.005g |
Tuần thứ 29 | 38.6cm | 1.153g |
Tuần thứ 30 | 39.9cm | 1.319g |
Tuần thứ 31 | 41.1cm | 1.502g |
Tuần thứ 32 | 42.4cm | 1.702g |
Tuần thứ 33 | 43.7cm | 1.918g |
Tuần thứ 34 | 45cm | 2.146g |
Tuần thứ 35 | 46.2cm | 2.383g |
Tuần thứ 36 | 47.4cm | 2.622g |
Tuần thứ 37 | 48.6cm | 2.859g |
Tuần thứ 38 | 49.8cm | 3.083g |
Tuần thứ 39 | 50.7cm | 3.288g |
Tuần thứ 40 | 51.2cm | 3.462g |
Trong mỗi lần khám và kiểm tra định kỳ, các bác sĩ sẽ thông báo với bố mẹ về chỉ số thai nhi.
Nếu có dấu hiệu bất thường nào, bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống, chăm sóc sao cho phù hợp.
Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat