BÀI VIẾT

Omega-3-tac-dung-dem-lai-nhieu-loi-ich-cho-suc-khoe-tim-mach.jpg

Omega là gì? 

Omega là loại axit béo không no với nhiều nối đôi. Có 11 loại axit béo omega, tuy nhiên trong đó lại có 3 loại axit đặc biệt quan trọng và thiết yếu đối với cơ thể con người, đó là omega-3, omega-6omega-9

Các loại omega này mặc dù rất cần thiết cho cơ thể, nhưng bản thân cơ thể của chúng ta lại không thể tự sản xuất ra chúng được. Vì vậy, bạn cần phải bổ sung thêm các loại omega thông qua thức ăn, thuốc, các sản phẩm thực phẩm chức năng. 

Cần phải bổ sung Omega cho cơ thể từ các loại thực phẩm

Omega 3 có tác dụng gì ?

Công dụng Omega 3

Omega 3 là một axit béo chưa nó thường tồn tại ở 3 dạng chính là DHA (docosahexaenoic acid), EPA (eicosapentaenoic acid) và ALA (alpha-linolenic acid). Đây là một thành phần rất quan trọng cho cơ thể nhưng cơ thể lại không có khả năng tự tổng hợp được. 

Theo các nghiên cứu khoa học, Omega 3 tác dụng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa ung thư, chống lại sự suy giảm tinh thần liên quan đến tuổi tác (Ví dụ: căn bệnh Alzheimer thường thấy ở người già), cải thiện xương khớp, chống lại những tác hại nguy hiểm của ánh nắng mặt trời đối với làn da,…

Trong đó: 

  • EPA: có tác dụng rất tốt trong việc chống trầm cảm. Thậm chí theo một vài nghiên cứu còn cho thấy, EPA có tác dụng như một loại thuốc chống trầm cảm thông thường. Ngoài ra còn có khả năng chống lão hóa cho da, giúp làn da mịn màng, tươi trẻ. 
  • DHA: là một thành phần chính trong võng mạc mắt của bạn. Bổ sung đủ DHA sẽ giúp bạn cải thiện thị lực đáng kể. Ngoài ra, việc bổ sung DHA sẽ giúp phát triển não bộ, tăng cường trí thông minh, cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như ngăn ngừa một số loại bệnh. 
  • ALA: chủ yếu được chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể. Một số ít sẽ chuyển hóa thành dạng EPA và DHA. 

Tác dụng Omega 3 6 9  

Ngoài các công dụng vô cùng tuyệt vời của dầu cá omega 3 đã kể trên thì còn lại 2 loại Omega cũng quan trọng không kém cho cơ thể là Omega 6Omega 9

Omega 6: 

Cũng là một axit béo chưa no, tồn tại chủ yếu ở 4 dạng: LA (Linoleic Acid), GLA (Gamma linolenic acid), (DGLA) Dihomo-gamma linolenic acidAA (Arachidonic acid). Và cũng như Omega 3, cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được Omega 6 mà phải nhờ đến sự bổ sung đầy đủ qua thức ăn, thuốc, … 

Omega 6 đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời như: kiểm soát lượng đường trong máu, hạn chế dị ứng, giảm huyết áp cao, giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương,… Bên cạnh đó, omega 6 còn hỗ trợ trong việc làm đẹp bao gồm kích thích sự phát triển của da và tóc, điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nhìn chung, bổ sung đủ omega 6 sẽ giúp đem lại cho bạn một cơ thể vô cùng khỏe mạnh cùng làn da sáng khỏe, căng bóng. 

Omega 9:

Là một axit béo chưa no bao gồm Axit Oleic, Axit Mead,… Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Omega 9 đối với Omega 3Omega 6 chính là cơ thể có khả năng tự tổng hợp được Omega 9

Mặc dù mức độ thiết yếu của Omega 9 đối với cơ thể không bằng Omega 3Omega 6 nhưng nó lại có vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng liều lượng Omega 3Omega 6 trong cơ thể. Bên cạnh đó, Omega 9 cũng có vai trò rất cần thiết trong sự phát triển của trẻ em, hệ miễn dịch và tham gia trong việc chống lại nhiều loại bệnh lý ác tính.

 Nguồn bổ sung Omega

 Các thực phẩm giàu Omega trong bữa ăn hằng ngày 

  • Omega 3: Các loại thực phẩm dồi dào Omega 3 dễ tìm thấy được ở những món ăn hằng ngày, đặc biệt là ở những loại cá béo. Như là: cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ, cá mòi, sữa, nước ép, đậu nành, ngũ cốc, yến mạch, rau củ, trứng, bơ…
  • Omega 6: các loại dầu thực vật giàu Omega 6 như là dầu bắp, dầu hạt bông vải, dầu hạt nho, dầu mè, dầu đậu nành, dầu hoa hướng dương, trong trứng gà, trong mỡ…
  • Omega 9: dù cơ thể có thể tự sản xuất được nhưng chỉ được với một lượng nhỏ. Vì vậy đừng quên bổ sung đầy đủ Omega 9 từ các loại động vật và thực vật như ôliu, dầu canola, đậu phộng và dầu hướng dương.

Thuốc dầu cá Omega 3 hay còn gọi là thực phẩm chức năng Omega 3

Nếu như bạn không có thói quen ăn nhiều thực phẩm giàu Omega 3, vậy thì có thể cân nhắc thực phẩm chức năng Omega 3

Omega 3 được nén ở dạng viên con nhộng, chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và có một liều lượng nhất định.

Điểm khác biệt chính là viên thực phẩm chức năng có thể giúp kiểm soát và tính toán được cụ thể liều lượng Omega 3 nạp vào cơ thể. 

Liều dùng Omega 3 

Có một số quan điểm cho rằng, bổ sung Omega 3 thì càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên nếu như bổ sung Omega quá liều lượng sẽ đem lại một số tác dụng phụ như là hạ huyết áp, rối loạn tiêu hóa,…

Chỉ cần bổ sung một lượng vừa đủ và phù hợp với tỷ trọng cơ thể thì đã có được hiệu quả tốt nhất. 

Theo nghiên cứu, liều lượng EPA DHA được bổ sung trong một ngày phải tối thiểu là 250mg và tối đa là 3000mg. Omega 3 được khuyến cáo bổ sung theo liều lượng như sau:

  • Người khỏe mạnh: vì khẩu phần ăn hằng ngày cũng đã chứa một lượng Omega 3 sẵn, vì thế chỉ cần uống 1 viên/ngày là đủ.
  • Trẻ từ 6 – 8 tuổi: nên bổ sung từ 900mg mỗi ngày. 
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: bé gái nên bổ sung 1000mg/ngày. Còn bé trai cần nhiều hơn bé gái: 1200mg/ngày.
  • Độ tuổi từ 14 trở lên: nữ giới nên bổ sung 1100mg/ngày và nam giới nên bổ sung 1600mg/ngày
  • Ở phụ nữ mang thai cần 1400mg/ngày và phụ nữ đang cho con bú cần 1300mg/ngày.
  • Độ tuổi trung niên trở lên: 1100/ngày.

Vì thế tùy theo độ tuổi mà chúng ta nên uống dầu cá đúng cách để cho chúng phát huy tác dụng của dầu cá một cách tối ưu. Ngoài ra, tác dụng của omega 3 với làn da cực kì hữu dụng.

Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat



 

Thời kỳ mang thai khiến cơ thể phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn. Bạn có thể cảm thấy khó chịu hay bị say xe khi đi trên ô tô mà trước đây chưa từng có cảm giác này. Nếu là người bình thường, bạn có thể dùng thuốc chống say xe, nhưng trong thời gian mang thai, liệu bà bầu uống thuốc say xe có an toàn không.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị say xe

Say xe thường xảy ra khi bạn di chuyển ở quãng đường dù ngắn hay dài. Tình trạng này có thể trở nên trầm trọng hơn do:

  • Mẹ bầu ăn quá no trước chuyến đi
  • Mẹ bầu ăn những món khó tiêu hóa
  • Trên xe có mùi khó chịu hoặc mùi thơm quá nồng
  • Não bộ có sự nhầm lẫn giữa việc chuyển động và đứng yên.

Bên cạnh đó, môt số yếu tố khiến bà bầu bị say xe gồm:

  • Đọc sách, sử dụng điện thoại quá nhiều trong lúc di chuyển
  • Không khí trong xe thiếu thông thoáng, gây ngột ngạt
  • Đi ngang qua khu vực nhiều khói bụi

Bà bầu uống thuốc say xe có được không?

Dùng bất kỳ loại thuốc nào trong khi mang thai phải luôn được nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có có thể uống thuốc say xe để ngăn ngừa cảm giác khó chịu. Thuốc say xe hoạt động bằng cách tác động lên não bộ nhằm ngăn ngừa cơn say tàu xe xuất hiện.

Bên cạnh đó, bạn hãy tham khảo những lưu ý dưới đây để tránh các tác dụng phụ không mong muốn:

  • Dùng các loại thuốc không kê toa có chứa dimenhydrinate như Dramamine hoặc sản phẩm bao gồm thành phần diphenhydramine như Benadryl
  • Bác sĩ nghiêm cấm không cho bà bầu sử dụng thuốc say xe có chứa Scopolamine. Dù thuốc không đặc biệt gây hại cho em bé, nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, run rẩy, mệt mỏi và tạo ra những nguy cơ khác
  • Các Bác sĩ sản phụ khoa khuyên bà bầu nên dùng sản Dramamine nếu bị say xe nặng. Loại thuốc này đã được sử dụng cho phụ nữ mang thai trong một thời gian dài và chưa xảy ra vấn đề nào
  • Luôn tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi mua bất kỳ loại thuốc say xe nào.

Dấu hiệu bà bầu bị say xe nặng

Phụ nữ mang thai bị say tàu xe thường có một số hoặc tất cả các triệu chứng. đấu hiệu sau:

  • Lờ đờ
  • Thở gấp
  • Đau đầu
  • Buồn ngủ
  • Đổ mồ hôi
  • Ăn uống không ngon
  • Tiết nước bọt quá nhiều
  • Mất nước do nôn mửa liên tục
  • Độ nhạy cảm với mùi hương tăng lên

Biện pháp giúp hạn chế, giảm say xe không dùng thuốc

Nếu vẫn lo ngại việc bà bầu uống thuốc say xe, bạn hãy thử áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để cảm thấy thoải mái hơn trong chuyến đi:

  • Cố gắng chợp mắt
  • Mặc quần áo thoải mái
  • Ngồi ghế bên cạnh tài xế khi đi ô tô
  • Ưu tiên nước lọc trong suốt cả chuyến đi
  • Uống bổ sung vitamin B6 để giúp tình trạng bà bầu giảm say xe
  • Để sẵn trong túi kẹo gừng, kẹo me hoặc món ăn vặt có vị hơi chua

  • Bấm huyệt nội quan ở khu vực chính giữa cổ tay khi cảm thấy buồn nôn
  • Đem theo một quả chanh hay cam để ngửi bất cứ lúc nào cảm thấy khó chịu
  • Nếu đi bằng xe riêng, mẹ bầu có thể hạ cửa kính xuống để hít thở dễ dàng hơn
  • Không nên ăn quá no, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ trước khi khởi hành
  • Không đọc sách hay quan sát chăm chú 1 vật gì đó ở cự ly gần, nên nhìn ra những khoảng không rộng lớn.

Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat

 


vitamin-h-hay-biotin-la-gi-1.jpg

Biotin được biết đến là một trong những loại vitamin rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những người đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Ngoài ra, sự thiếu hụt của vitamin này có thể khiến một số bộ phận trong cơ thể bị ảnh hưởng. Điển hình như tim, não, da, móng, tóc,…

1. Biotin là gì?

Một trong số những loại vitamin thuộc nhóm B ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta chính là Biotin. Thực tế, đây là vitamin H hay có thể gọi là vitamin B7 với tính chất rất dễ bị hòa tan trong nước. Đồng thời, loại vitamin này có chức năng như một co-enzyme. Điều này cũng có nghĩa, chúng giữ vai trò rất cần thiết đối với sự trao đổi chất của cơ thể. Nhất là glucose, axit amin và axit béo.

Với đặc trưng dễ tan trong nước, vitamin B7 không thể dự trữ trong cơ thể. Tuy nhiên, những trường hợp thiếu vitamin này thường rất ít hoặc chỉ gặp ở những chị em đang mang thai hoặc một số đối tượng sau đây:

Hiện tượng cơ thể thiếu hụt Enzyme Biotinidase do di truyền khiến cho khả năng hoạt hóa của vitamin B7 diễn ra khó khăn và dễ dàng bị phóng thích từ thức ăn.

Thường xuyên ăn trứng sống khiến cho chất Avidin tồn tại trong lòng trắng của trứng bám vào Biotin. Do đó, quá trình chuyển hóa Biotin của cơ thể bị chặn lại và hàm lượng hấp thu kém.

Những người mắc phải những bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh Crohn, viêm hoặc ung thư dạ dày,…

Uống quá nhiều hoặc sử dụng thuốc kháng sinh liên tục với thời gian khá dài sẽ vô tình loại bỏ những lợi khuẩn có chức năng tổng hợp vitamin H ở ruột. Đồng thời, một số thành phần có trong thuốc chống động kinh cũng gây ra những tác động ngoài ý muốn đối với khả năng hấp thu vitamin H.

2. Công dụng của Biotin

Ngoài việc không hiểu rõ Biotin là gì thì phần lớn mọi người còn chưa nắm bắt được các công dụng của Biotin đối với sức khỏe. Do đó, một số người cảm thấy việc tăng cường bổ sung vitamin H là không cần thiết. Tuy nhiên, đó lại là một ý nghĩ hoàn toàn không đúng với khoa học. Bởi lẽ, vitamin H có nhiều công dụng rất quan trọng đối với cơ thể, cụ thể như:

  • Giúp tóc khỏe mạnh

Giúp tóc khỏe mạnh cũng là một công dụng của Biotin. Bên cạnh đó, những người được cung cấp đủ vitamin B7 sẽ giúp kích thích tóc mọc nhiều và nhanh hơn. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã cho thấy, khi cơ thể thiếu hụt vitamin B7 sẽ khiến cho tóc dễ gãy rụng. Do đó, tình trạng rụng tóc thường xuyên cũng có thể phát sinh do cơ thể không được cung cấp đủ hàm lượng vitamin B7 cần thiết.

  • Chuyển hóa chất dinh dưỡng

Trong quá trình sản sinh năng lượng cho cơ thể, vitamin B7 giữ một chức năng hết sức quan trọng. Điển hình như khi sản xuất một lượng enzym thì cơ thể cần có thêm vitamin B7 để gia tăng hiệu quả hoạt động. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn, sau đây là một số chức năng của vitamin B7 trong từng quá trình:

Tái tạo Gluconeogenesis (tức là Glucozơ): trong quá trình trao đổi chất, hệ tiêu hóa cho phép sản sinh một lượng đường Glucose. Tuy nhiên, lượng đường này chủ yếu được sản xuất từ amino axit thay vì card. Do đó, cơ thể cần có nhiều vitamin B7 để quá trình chuyển hóa của enzyme được diễn ra hiệu quả.

Giảm bớt Amino axit: nhờ thành phần vitamin H có trong enzyme mà sự trao đổi chất của Amino axit diễn ra nhanh hơn.

Tổng hợp axit béo: sự hỗ trợ của vitamin H để tạo điều kiện cho enzym hoạt hóa trong quá trình sản sinh và tổng hợp axit béo.

  •  Giúp móng chắc khỏe

Tình trạng móng tay hoặc móng chân bị xước, yếu và dễ gãy khá phổ biến. Theo một thống kê cho thấy, có tới 20% dân số toàn cầu gặp phải vấn đề này. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách bổ sung vitamin H. Dựa trên kết quả của một số bài nghiên cứu cho thấy, vitamin H giúp cải thiện tình trạng xước móng cũng như giúp móng cứng hơn.

  • Hỗ trợ cho bệnh nhân bị tiểu đường

Thông thường, những người mắc bệnh tiểu đường thuộc tuýp 2 sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển hóa và trao đổi chất. Do đó, lượng đường trong máu không được cân bằng và cao hơn mức cho phép, đồng thời làm giảm công dụng của Insulin. Ngoài ra, hàm lượng Biotin trong máu người bệnh tiểu đường thường ít hơn so với mức quy định ở người khỏe mạnh. Chính vì thế, cần bổ sung một lượng Biotin cho cơ thể để giảm bớt hàm lượng đường ở bệnh nhân.

  • Tốt cho bệnh nhân bị chứng đa xơ cứng

Chứng đa xơ cứng hay còn gọi tắt là MS, là một bệnh lý phát sinh do khả năng tự miễn dịch của cơ thể gặp vấn đề. Khi mắc phải hội chứng này, một số cơ quan trong cơ thể bệnh nhân bị tác động và phá hỏng. Điển hình như mắt, tủy sống hoặc lớp vỏ bao bọc những dây thần kinh trong não. Trong khi đó, để cơ thể sản xuất và tăng thêm độ dày cho lớp vỏ bảo vệ này thì cần có sự hỗ trợ của biotin.

  • Bảo vệ não bộ

Bảo vệ não bộ cũng là một công dụng của Biotin đối với sức khỏe mỗi người. Dựa trên sự liên kết của Biotin và những loại vitamin khác cùng thuộc nhóm B, não bộ sẽ được hỗ trợ để chống lại sự lão hóa. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hạn chế những suy giảm về mặt nhận thức và ngăn ngừa tình trạng rối loạn thoái hóa thần kinh (điển hình như mất trí, bệnh Alzheimer). Ngoài ra, loại vitamin này còn có chức năng tăng cường năng lượng, giải tỏa căng thẳng và giúp não bộ dễ dàng tập trung khi làm việc hoặc học tập.

3. Cách hấp thu Biotin dễ dàng nhất

Sự thiếu hiệu Biotin là một trong những nguyên nhân gây khởi phát một số tình trạng đối với cơ thể. Chẳng hạn như tăng tiết bã nhờn ở da, ăn không ngon, thường xuyên nôn ói, căng thẳng, lo âu, trầm cảm, khó ngủ, rụng tóc,… Thực tế, đây cũng là một trong số những câu hỏi thường gặp ngoài thắc mắc công dụng của Biotin là gì.

Nhiều người cho rằng, việc bổ sung bất kì loại dưỡng chất nào cũng có thể sử dụng sản phẩm chức năng. Tuy nhiên, khả năng hấp thu vitamin B7 từ những sản phẩm thuốc thường kém hơn so với nguồn dinh dưỡng trong thức ăn.

Do đó, mọi người nên ưu tiên cung cấp vitamin B7 thông qua việc ăn uống. Vì khi cơ thể được hấp thu trực tiếp qua đường tiêu hóa sẽ gia tăng hàm lượng vitamin B7. Một số nguồn thực phẩm giàu Biotin gồm có lòng đỏ trứng, nội tạng của động vật, các loại rau có màu xanh, các loại đậu, các loại hạt,…

Mặc dù, hàm lượng vitamin B7 trong các thực phẩm chức năng không được hấp thu toàn bộ nhưng do một số đặc điểm thể chất của người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn thực phẩm hữu ích nhất.

Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat


Tim-dia-diem-cua-Huyet-vi-A-Mon.gif

Đây là chứng bệnh phổ biến ở phụ nữ sau sinh, thường đi kèm với suy giảm thính lực và các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu… gây ra nhiều khó chịu trong đời sống hàng ngày. Về lâu dài, nếu không được điều trị sẽ làm suy giảm chất lượng giấc ngủ, khiến mẹ bầu bị mệt mỏi và suy nhược.


dinh-duong-trong-thai-ky.jpg

Thai phụ không nên tự ý mua thuốc bổ về sử dụng, cần đi khám thai định kỳ để được bác sĩ thăm khám, tư vấn, hướng dẫn cụ thể và chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ và từng giai đoạn phát triển của thai nhi, tránh được các tác dụng phụ xảy ra ngoài ý muốn


0008594_tri-seo-loi-tai-nha_800.png

Sẹo lồi và sẹo phì đại gây mất thẩm mỹ, đặc biệt ở trẻ nhỏ, sẹo còn có thể gây ngứa khó chịu, đau và co rút trên da làm hạn chế trẻ vận động. Khi bị sẹo lồi hoặc sẹo phì đại, cần đánh giá sẹo đang ở giai đoạn nào để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.


lead3-3.jpg

Quá trình sinh nở, nhất là sinh thường làm thay đổi ít nhiều vùng “tam giác” của người phụ nữ. Theo đó, “cô bé” giãn rộng, trở nên lỏng lẻo hơn. Điều này có thể làm mất đi hứng thú, ham muốn trong chuyện “chăn gối”, ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng. Do đó, nhu cầu thẩm mỹ vùng kín cũng như khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh ngày càng được nhiều chị em lựa chọn như một giải pháp để “giữ lửa” hôn nhân.


mo-lay-thai-1.jpg

Khuyết sẹo mổ lấy thai là sự mất liên tục của nội mạc tử cung, một phần hay toàn bộ lớp cơ thành trước eo tử cung, xuất hiện sau mổ lấy thai, gây ra sự hình thành túi dịch tại vị trí thành trước đoạn dưới tử cung, eo tử cung hay đoạn trên của ống cổ tử cung.


Bản quyền 2021 © Phòng khám Phạm Nhật