Chuẩn bị niêm mạc chuyển phôi – chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt như thế nào?

Chuan-Bi-Chuyen-Phoi-Che-do-an-sinh-hoat.jpg

 

? Niêm mạc tử cung và phôi có vai trò gì trong quá trình thụ thai?

Niêm mạc tử cung hay nội mạc tử cung chính là lớp mô bao phủ bề mặt bên trong tử cung. Lớp niêm mạc này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quá trình mang thai ở người phụ nữ

  • Sau khi được chuẩn bị thích hợp với estrogen, nội mạc tử cung đạt đến trạng thái sẵn sàng để tiếp nhận phôi đến làm tổ. Cửa sổ làm tổ đã được mở ra bởi progesterone.
    Cửa sổ làm tổ được mở ra ở ngày thứ 18 và bị đóng lại ở ngày thứ 23 của chu kỳ.
    Cửa sổ làm tổ là khoảng thời gian duy nhất mà nội mạc có thể tiếp nhận phôi làm tổ.

    Sự lệch pha giữa thời điểm mở cửa sổ làm tổ và thời điểm phôi thoát màng sẽ dẫn đến việc phôi tiếp cận với nội mạc tử cung ngoài cửa sổ làm tổ, và hệ quả là phôi sẽ không được tiếp nhận.
  • Tại nội mạc tử cung ở thời điểm của cửa sổ làm tổ, có sự hiện diện của các tế bào gọi là pinopode. Thời gian xuất hiện và tồn tại của các pinopode rất ngắn, chỉ khoảng 5 ngày. Tại bề mặt của các pinopode sẽ diễn ra các đối thoại giữa phôi và nội mạc tử cung trước làm tổ.

Phôi có vốn gene không giống với vốn gene của mẹ. Nó chỉ tiếp nhận 1⁄2 vốn di truyền của mẹ.
Hệ quả là, về mặt miễn dịch, phôi là một mảnh bán dị ghép. Mảnh ghép này không tương đồng với hệ miễn dịch mẹ. Do bất tương đồng về mặt miễn dịch, phôi phải đối mặt với hiện tượng thải ghép.

Để phôi làm tổ thành công, điều kiện cần và đủ là nó phải khởi phát được một tiến trình đáp ứng và ức chế miễn nhiễm, nhằm ngăn cản việc cơ thể người mẹ loại bỏ mảnh bán dị ghép
Ngày thứ 6 sau thụ tinh, phôi thoát khỏi ZP, chu du trong môi trường buồng tử cung và tiếp cận với nội mạc tử cung.

? Chế độ dinh dưỡng khi chuẩn bị chuyển phôi

Mục đích của việc chuẩn bị NMTC là theo dõi để đưa phôi đã rã đông phù hợp với thời điểm “cửa sổ làm tổ được mở” và tạo ra điều kiện tốt nhất để phôi có thể làm tổ trong lòng tử cung. Chúng ta có thể hiểu ví von là “cải tạo mảnh đất sao cho màu mỡ giàu dinh dưỡng trước khi gieo hạt giống”. Vì vậy ngoài việc tuân thủ theo phác đồ chuẩn bị NMTC thì chế độ dinh dưỡng sinh hoạt cũng góp phần thành công

Chất béo không bão hòa

Theo nghiên cứu tại Hiệp hội Châu Âu về Sinh sản và Phôi học đã chỉ ra rằng: ăn nhiều thức ăn chứa chất béo không bão hòa đơn giúp tăng 3 đến 4 lần cơ hội có con đối với những người phụ nữ đang chữa trị vô sinh bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF.

Trong thời gian này, do phải uống nhiều loại thuốc và điều trị liên tục nên sẽ khiến cơ thể, đặc biệt là bao tử và đường ruột của các mẹ yếu hơn so với bình thường. Vì thế việc cung cấp các chất béo không bão hòa như hạnh nhân, hạt điều, đậu hà lan, dầu đậu phộng, bơ tươi, thịt nạc,…là đều vô cùng tốt cho quá trình thụ thai.

Tuy nhiên, lượng chất béo cơ thể có thể tiêu thụ ở mỗi người là khác nhau, nên bạn không nên lạm dụng quá nhiều để tránh gây ảnh hưởng cho phôi.

  • Mỗi sáng một ly ngũ cốc không đường hoặc sữa hạt.
  • Trong bữa ăn cố gắng ăn xen kẽ: Thịt bò – Lòng trắng trứng – Cá hồi – Cá Thu – Cá Chép – Rau sậm màu (Cải bó xôi, súp-lơ), hoặc ăn bơ sáp (1/2-1 quả mỗi ngày).
  • Nấu lá lốt – tía tô ấm ngâm chân 3p trước ngủ (có thể bỏ chút muối hột và gừng).
  • Quả mâm xôi (phúc bồn tử/ dâu rừng) 

Mâm xôi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Đặc biệt đối với tử cung phụ nữ nó là thuốc bổ tự nhiên, lành mạnh.
Có thể thay bằng Cải bó xôi, chân vịt, cải Bina, táo xanh các loại, táo đỏ hay cam bưởi…

  • Lựu: Khi ăn lựu, các mẹ bầu sẽ hạn chế được các tình trạng như chóng mặt, mệt mỏi, thiếu máu sau khi chuyển phôi. Ngoài ra, lựu còn là loại quả hỗ trợ lưu thông máu rất tốt cho cơ thể.

  • Kiwi: Đây được xem như một “loại quả vàng” cho sức khỏe các mẹ bầu. Loại quả này có hơn 80 dưỡng chất có lợi cho mẹ và bé, đặc biệt hàm lượng axit folic rất cao giúp ngăn ngừa các nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho trẻ.

  • Lá cây tầm ma (cây nàng hai): Lá tầm ma cung cấp nhiều chất sắt và vitamin C. Đây là hai thành phần cần thiết để nuôi dưỡng máu và cải thiện sức khỏe cho niêm mạc tử cung
  • Các loại hoa quả giàu Vitamin C, sẽ giúp tăng sự lưu thông máu về tử cung: Cam
  • Hoa dâm bụt: Là loại hoa dân dã nhưng rất hữu ích trong việc nuôi dưỡng niêm mạc tử cung;
  • Đậu nành: Chất phytoestrogen trong đậu nành là nguồn dinh dưỡng cực tốt làm tăng nội mạc tử cung;
  • Sự lựa chọn tốt là Gạo lức và yến mạch. Rang hỗn hợp đậu đỏ (hoặc đậu đen) + gạo lứt mỗi thứ một nắm tay  nấu 2 lít nước uống hằng ngày;
  • Cà rốt: Trong cà rốt chứa rất nhiều vitamin A. Vitamin A là dưỡng chất vô cùng quan trọng cho một tử cung khỏe mạnh, nhất là đối với niêm mạc tử cung;
  • Bên cạnh những thực phẩm kể trên, vitamin EL-Arginine cũng cần thiết đối với nội mạc tử cung;
  • : Chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin B, C, kali, folat,…rất tốt cho các mẹ sau khi chuyển phôi. Bên cạnh đó, bơ còn chứa một lượng chất béo giúp cho cơ thể dễ dàng hấp thụ được các chất dinh dưỡng khác.

Uống nhiều nước

Nước không chỉ giúp hấp thu mà còn giúp vận chuyển các chất cần thiết cho cơ thể cũng như cơ quan sinh sản. Ngoài ra, nước còn giúp cơ thể giải độc tố và cân bằng hormon. Các mom nên uống đủ nước trong ngày, ít nhất 1,5l/ ngày để đảm bảo một sức khỏe tốt.

Tập thể dục, Yoga

Nếu buồng tử cung không nhận được đủ lượng máu thì sẽ không thể tạo ra một lớp niêm mạc đủ dày mỗi tháng. Vận động, đặc biệt là vận động chân, hông, bụng và lưng giúp giữ cho động mạch máu nuôi buồng tử cung mở, tăng cường máu lưu thông đến cơ quan sinh sản. Bên cạnh đó, vận động còn giúp tinh thần thư giãn, giảm stress. Các bài tập Yoga đặc biệt hữu ích trước và sau chuyển phôi

Giữ tinh thần và tâm lý lạc quan ổn định

Trong suốt quá trình làm IVF, nhất là thời gian trước khi chuyển phôi nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Tránh xem phim đọc sách mang tính chất bạo lực, kích động mạnh dễ ảnh hưởng đến tâm lý. Gia đình người thân cũng tránh những tác động khiến tâm lý căng thẳng, ức chế cho người phụ nữ vì rất nguy hiểm, ảnh hưởng rất nhiều đến nội tiết và đến phôi thai.

Sinh hoạt điều độ

Với những cặp vợ chồng hiếm muộn không thể nghỉ ngơi suốt quá trình IVF thì nên cân nhắc sinh hoạt điều độ, ngủ nghỉ đúng giờ, chị em tránh thức khuya. Gần đây, một số nghiên cứu cho thấy trước khi chuyển phôi 24 tiếng, vợ chồng không nên kiêng quan hệ nhẹ nhàng vì quan hệ lúc này có thể mang lợi ích cho kết quả chuyển phôi.

Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat

BS - Phạm Quang Nhật

Bản quyền 2021 © Phòng khám Phạm Nhật