Chụp X quang ảnh hưởng thai nhi ra sao?
Những ảnh hưởng thai nhi khi chụp X quang
Những nguy cơ có thể gặp sau một lần chụp X quang là rất hiếm.
Phụ nữ đang mang thai không nên chụp X quang nếu không thực sự cần thiết.
Thường thì trước khi chụp X quang, các bác sĩ sẽ hỏi bạn có thai hay không rồi mới quyết định việc thực hiện kỹ thuật này.
Ảnh hưởng của chụp X quang lên thai nhi
Sự ảnh hưởng của tia X đối với sức khỏe của con người liên quan tới liều tia, thời gian tiếp xúc, số lần nhận tia…
Phương pháp chụp X quang có liều thấp hơn so với bức xạ được dùng để điều trị. Vì thế, mức độ nguy hại khi tiếp xúc với tia X cũng khác nhau.
Khi thực hiện kỹ thuật chụp X quang vào các cơ quan như tim, phổi thì tia X không chiếu vào vùng bào thai. Một số tia thứ cấp có thể chạm tới nhưng với liều rất nhỏ nên không thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh thai nhi.
Mức độ ảnh hưởng của tia X lên thai nhi
Bình thường một phụ nữ trẻ, khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh tật cá nhân hay gia đình liên quan đến sinh đẻ, thai nghén… thì nguy có dị tật bào thai là 3-6% (đa phần trong đó là các dị tật nhỏ) và nguy cơ sảy thai là khoảng 15%.
Với một liều bức xạ như nhau, mức độ nguy hiểm của tia X gây ra với thai nhi còn tùy thuộc vào từng giai đoạn tuổi thai
Đối với mỗi kỹ thuật chụp (chụp X quang, chụp CT) ở các cơ quan khác nhau, tỷ lệ thương tổn thai nhi cũng sẽ có sự khác nhau với liều tia khác nhau
Liều tia X đối với thai nhi trong chụp X quang
Khi chụp X-quang tim phổi
Liều tia X bệnh nhân nhận được từ 1 lần chụp tim phổi là 0,1 millisievert (đơn vị đo liều bức xạ)
Tia X không chiếu vào vùng bào thai ở tiểu khung. Có thể có một số tia thứ cấp chạm tới nhưng liều rất nhỏ và không làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi hoặc xảy thai.
- Thai nhi từ 2 đến 8 tuần: với liều chụp chẩn đoán, tia X không có khả năng gây ra dị tật, sảy thai hoặc khiến thai nhi chậm phát triển, ngoại trừ trường hợp liều trên 200 millisievert tương đương với 2000 lần chụp tim phổi.
- Thai nhi từ 8-15 tuần: lúc này hệ thần kinh trung ương của bào thai có thể nhạy cảm với ảnh hưởng của tia X nhưng liều phải trên 300 millisievert tức là tương đương 3000 lần chụp tim phổi.
- Thai nhi sau tuần 20: lúc này các cơ quan của thai nhi đã phát triển hoàn toàn, vì vậy sức chịu đựng của thai nhi với tia X lúc này cũng sẽ tốt hơn trước.
Khi chụp X quang răng cho thai phụ
Thai nhi nhận một liều bức xạ khoảng 0,001 millisievert tương đương với chụp răng 100.000 lần liên tục thì thai nhi mới nhận liều 1 rad.
Do đó phải chụp răng 500.000 lần mới đạt 50 millisievert, ngưỡng này vẫn chưa thể làm gia tăng nguy cơ nào đối với thai nhi.
Chụp X quang, tại các cơ quan khác
Thai phụ sẽ được che chắn bằng một áo chì để hạn chế sự phơi nhiễm tia X lên thai nhi
- Chụp X quang vùng bụng, chậu, khung chậu, chụp CT bụng, ngực: tỷ lệ thương tổn thai nhi là 1/100 000- 1/10 000 (liều từ 0,1-1)
- Chụp X quang đầu, ngực, chụp CT cổ, đầu: tỷ lệ thương tổn thai nhi là <1/1000 000 (liều 0,001-0,0001)
- Chụp X quang cột sống, thắt lưng, chụp CT xương chậu: tỷ lệ thương tổn thai nhi từ 1/10 000- 1/1000 (liều 1-10)
- Bào thai rất ít bị ảnh hưởng bởi tia X khi ở giai đoạn 2 tuần đầu. Với liều cao hơn nhiều liều 50 millisievert, tia X mới có khả năng gây sảy thai, tức là tương đương 500 lần chụp tim phổi.
Do đó, không có cơ sở nào để lo lắng về việc một lần chụp X-quang tim phổi, X quang răng hoặc ngay cả 1 lần chụp CT bụng-tiểu khung (bằng 100-200 lần chụp phổi) có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi hoặc sảy thai.
Nếu lỡ sau khi chụp X-quang tim phổi mới phát hiện ra mình có thai thì cũng không cần làm gì cả.
Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat