Cổ tử cung ngắn mẹ bầu cần làm gì?
Chẩn đoán cổ tử cung (CTC) ngắn khi chiều dài CTC ngắn dưới 25mm (chiều dài bình thường từ 30 – 50mm), và/hoặc có thay đổi hình dạng cổ tử cung (chữ U, chữ Y)
Siêu âm qua đầu dò âm đạo tuổi thai 14-23 tuần giúp xác định chiều dài cổ tử cung cũng như tình trạng cổ tử cung ngắn dự đoán nguy cơ sẩy thai, sinh non.
Siêu âm đo chiều dài cổ tử cung tuổi thai 14-23 tuần
Nguyên nhân gây ra tình trạng cổ tử cung ngắn
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng cổ tử cung ngắn, ở một số phụ nữ có thể không xác định được chính xác nguyên nhân. Vì thế kiểm tra chiều dài cổ tử cung là cần thiết với mỗi phụ nữ mang thai. Những nguyên nhân có thể dẫn đến cổ tử cung ngắn bao gồm:
Nguyên nhân bẩm sinh
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cổ tử cung ngắn, phát triển chưa hoàn thiện hoặc bất thường trong quá trình phát triển cơ quan sinh sản khiến cho cổ tử cung bị dị dạng hoặc nhi hóa.
Biến chứng gây CTC ngắn:
- Sảy thai ở 3 tháng giữa thai kì mà không tìm được nguyên nhân.
- Tiền sử sản khoa: sảy thai to hoặc đẻ non trước 28 tuần ít nhất 2 lần với đặc điểm chuyển dạ nhanh không đau.
- Tiền sử sảy thai hoặc sinh non từ 14-36 tuần với đặc điểm chuyển dạ nhanh không đau kèm theo yếu tố nguy cơ của hở eo tử cung.
- Can thiệp vào buồng tử cung qua đường dưới: nong cổ tử cung để phá thai, rách cổ tử cung, khoét chóp…
- Bất thường ở tử cung như tử cung 2 sừng, tử cung đôi.
- Áp dụng các biện pháp phá thai không an toàn, phá thai ngoài ý muốn phải nạo phá thai.
- Phá thai không an toàn nong cổ tử cung.
- Cổ tử cung bị tổn thương sau thủ thuật nong cổ tử cung để phá thai lần trước, rách cổ tử cung khi sinh ở lần sinh trước, sau phẫu thuật khoét chóp hay cắt đoạn cổ tử cung vì một nguyên nhân nào đó,…
Biến chứng bệnh lý
Các bệnh phụ khoa gặp phải trong thai kỳ có thể là nguyên nhân gây cổ tử cung ngắn như: viêm niêm mạc tử cung, nhiễm trùng âm đạo, tử cung yếu,…
Nguyên nhân khác
Một số trường hợp cổ tử cung ngắn được chẩn đoán nguyên nhân do yếu tố cơ địa hoặc không xác nhận được nguyên nhân
Dấu hiệu của sảy thai do CTC ngắn khá đặc trưng
- Xuất hiện đột ngột.
- Không có triệu chứng đau bụng hoặc đau bụng rất ít.
- Sau vài cơn gò và vỡ ối thai thoát ra ngoài rất nhanh.
Có thể không có triệu chứng gì hoặc triệu chứng rất mờ nhạt có thể gặp bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 14:
- Cảm thấy áp lực vùng chậu.
- Đau lưng.
- Dịch âm đạo ra nhiều hơn.
- Có màu hồng nhạt hoặc nâu.
- Rỉ máu âm đạo.
Chẩn đoán hở CTC ngắn bằng cách:
- Khám.
- Đo chiều dài cổ tử cung qua siêu âm phát hiện sớm hở eo tử cung.
- Siêu âm đo chiều dài cổ tử cung có thể được tiến hành bằng cách đo trên siêu âm bụng, siêu âm qua môi lớn, siêu âm qua âm đạo. Trong đó siêu âm qua đường âm đạo là phương pháp chính xác và có độ tin cậy cao nhất.
- Chiều dài kênh tử cung bị rút ngắn có ý nghĩa dự báo dương sanh non.
- Chiều dài (kênh) cổ tử cung đo qua siêu âm cũng được dùng làm yếu tố chẩn đoán. Trong giai đoạn giữa của thai kỳ, cổ tử cung bình thường dài khoảng 30-40 mm.
- Nếu mang thai chưa được 22 tuần mà siêu âm đo chiều dài cổ tử cung qua đường âm đạo dưới 25mm và xuất hiện dấu hiệu hở eo tử cung thì cần được khâu eo cổ tử cung dự phòng sảy thai và sinh non.
- Khuyến cáo thực hiện việc khảo sát chiều dài kênh cổ tử cung thường qui ở tuổi thai 14-23 tuần + 6/7 để tầm soát sanh non.
- Ngoài việc đo chiều dài kênh tử cung, người ta còn khảo sát hình dạng của lỗ trong và lỗ ngoài cổ tử cung.Cổ tử cung có thể có dạng U, dạng Y là những dạng có nguy cơ cao. Dạng chữ I thường có tiên lượng tốt hơn.
Các biện pháp điều trị cổ tử cung ngắn
- Điều trị CTC ngắn bằng phương pháp khâu vòng cổ tử cung mang lại hiệu quả cao nếu đúng chỉ định, giảm nguy cơ sảy thai, sinh non.
- Khâu vòng cổ tử cung có thể thực hiện qua ngã âm đạo hoặc ngã bụng (nội soi hoặc mổ hở).
Khâu vòng cổ tử cung qua đường âm đạo:
- Là biện pháp giúp cổ tử cung đóng kín lại bằng 1 sợi chỉ qua đường âm đạo, để giảm nguy cơ sinh non, đem lại hiệu quả cho những người có tiền sử sảy thai hoặc sinh non đặc biệt trong 3 tháng giữa, là kỹ thuật phổ biến dễ thực hiện.
- Chế độ ăn uống hợp lý đảm bảo dinh dưỡng, hạn chế vận động trong tuần đầu tiên.
Khâu vòng cổ tử cung qua thành bụng:
- Có thể thực hiện được ở giữa các lần mang thai, có thể thực hiện được trong 3 tháng đầu thai kì, không cần khâu lại ở lần mang thai tiếp theo vì vết khâu vòng tử cung vẫn có khả năng tiếp tục giữ cho những lần mang thai sau.
- Tuy nhiên kỹ thuật này khó thực hiện, để lại vết sẹo trên thành bụng, phải mổ lấy thai.
Trường hợp nào không được khâu dù CTC ngắn:
- Tử cung đang có cơn gò.
- Đau bụng.
- Có ra huyết âm đạo nhiều.
- Nhau tiền đạo trung tâm.
- Viêm màng ối, cổ tử cung mở trên 4mm, ối vỡ non.
- Thai nghi có dị tật bất thường.
- Viêm sinh dục cấp.
- Từng khâu eo thất bại.
- Đặc biệt những trường hợp song thai việc khâu dự phòng sẽ làm tăng nguy cơ sanh non.
Những tai biến khi khâu eo tử cung:
- Chuyển dạ sanh non.
- Ối vỡ non.
- Rách cổ tử cung.
- May vào bàng quang, chảy máu âm đạo.
- Sanh khó do cổ tử cung bị xơ chai không mở.
- Vỡ tử cung do không cắt chỉ.
Những chú ý sau khâu:
- Nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh 3-5 ngày sau khâu.
- Không quan hệ tình dục, không đi lại nhiều và tránh mang vác nặng.
- Ăn uống tránh bị tiêu chảy.
- Khám ở phòng khám chuyên khoa, kiểm tra cổ tử cung qua siêu âm ở mỗi lần khám.
- Dùng thuốc giảm gò Progesteron.
- Cắt chỉ khâu từ tuần 38 hay khi có cơn gò, đau bụng.
- Sau khâu dùng kháng sinh theo toa bác sĩ.
Vòng nâng cổ tử cung – vòng Hodge trong sanh non:
- Vòng nâng cổ tử cung là phương pháp hỗ trợ ít xâm lấn, giúp hạn chế sanh non.
Nếu khâu eo có khả năng gây ra bất lợi cho thai nhi thì Bs sẽ cân nhắc đặt vòng nâng (Hodge) như là một biện pháp thay thế không xâm lấn, được đặt qua đường âm đạo
Vòng nâng ( Pessary) được dùng trong các trường hợp sau:
- CTC ngắn phát hiện trễ sau tuần lễ 19.
- Dự phòng trong song thai.
- Dùng cho cổ tử cung ngắn.
- Đa thai.
- Tử cung nhiều nhân xơ.
- Nhau tiền đạo.
- Vòng nâng có nhiều kích cỡ bác sĩ sẽ chọn cho bạn loại phù hợp.
- Vòng nâng sẽ gây tiết dịch nhiều khi đặt, tuy nhiên ít gây hậu quả nghiêm trọng.
Chú ý chăm sóc sau thủ thuật:
- Nghỉ ngơi tại giường ít nhất 12h.
- Tránh giao hợp, lao động gắng sức, đứng quá lâu.
- Cắt chỉ khâu khi thai = 38 tuần hoặc khi có chuyển dạ.
- Dùng kháng sinh dự phòng, có thể dùng thêm thuốc giảm co.
- Khám định kỳ: siêu âm đo chiều dài cổ tử cung.
- Khám ngay khi có bất thường: đau bụng, ra huyết, ra nước âm đạo.
- Theo dõi cẩn thận cơn gò, tình trạng đau bụng, ra huyết , ra nước âm đạo.
- Xuất viện khi không có cơn co tử cung sau khi khâu 48 giờ, không ra huyết, ra nước âm đạo.
Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat