Đau bụng dưới bên trái khi mang thai có nguy hiểm cho bé không?

1. Nguyên nhân của tình trạng đau bụng dưới bên trái khi mang thai

Tình trạng đau bụng dưới ở bên trái khi mang thai xảy ra khá phổ biến ở các mẹ bầu và có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

1.1. Do sự tăng trưởng của bé

Khi em bé trong bụng ngày càng lớn dần và phát triển trong tử cung thì mẹ sẽ có triệu chứng chuột rút ở bên trái hoặc bên phải. Theo bác sĩ của Hiệp hội Thai kỳ thì chuột rút là hiện tượng xuất hiện khi tử cung của mẹ được mở rộng, các dây chằng và cơ co giãn nên khi mẹ hắt hơi, ho hay thay đổi tư thế sẽ gây ra tình trạng đau bụng.

1.2. Do đau dây chằng tròn

Dây chằng tròn có vị trí ở vùng háng và nó giúp tử cung trong thời kỳ mang thai bởi nó có khả năng phát triển. Thông thường đau dây chằng tròn sẽ ảnh hưởng đến vùng bụng bên phải nhưng khả năng rất cao là đau ở cả hai bên bụng và thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ 2.

1.3. Tử cung nghiêng về phía bên phải

Khi tử cung nghiêng về bên phải thì phần dây chằng bên phải sẽ được thư giãn và đồng nghĩa với việc dây chằng bên trái bị kéo căng.

1.4. Dịch vị dạ dày, tá tràng tăng lên, táo bón khi mang thai

Điều này sẽ rất dễ khiến các cơn đau vùng bụng xuất hiện, đặc biệt là bụng trái.

1.5. Các cơn gò sinh lý Braxton hicks

Đau bụng do cơn gò sinh lý còn được gọi là “chuyển dạ giả” và thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ. Khi mẹ ấn nhẹ vào bụng, khi hoạt động hoặc khi cơ thể mất nước sẽ thấy các cơn đau xuất hiện.

1.6. Viêm tuyến tụy

Tuyến tụy nằm ở sau dạ dày và khi bị viêm sẽ dẫn đến đau bụng trái hoặc giữa. Khi mẹ nạp thức ăn chứa nhiều chất béo vào cơ thể thì nguy cơ mắc phải viêm tuyến tụy là rất cao.

1.7. Đau bụng dưới bên trái khi mang thai có nguy hiểm không?

Thông thường, đau bụng dưới ở bên trái khi mang thai sẽ không nguy hiểm với bà bầu, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt nó thực sự nguy hiểm, cụ thể đó là khi mẹ bị:

1.8. Nang buồng trứng

Khi thai đã vào tử cung thì phần còn lại của nang buồng trứng sẽ “tích” lại tạo thành quả trứng và “kết tụ” thành luteum thể vàng, nó sẽ co lại khi kết thúc 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, các thể vàng sẽ vẫn tồn tại để sản xuất hormone cần thiết cho thời gian đầu của thai kỳ. Trường hợp thể vàng kéo dài thời gian hơn bình thường và tạo thành u nang chứa các chất lỏng.

U nang buồng trứng trong thời kỳ mang thai có thể tự mất đi mà không cần điều trị. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, các u nang buồng trứng không mất đi mà lại tiếp tục phát triển to hơn gây ra vỡ nang hoặc xoắn nang, khiến bụng đau dữ dội. Nếu để đến tình trạng này sẽ rất nguy hiểm.

1.9. Bong nhau thai

Vào tam cá nguyệt thứ 3, những cơn đau trong tử cung rất có thể báo hiệu cho vấn đề bong nhau thai. Tình trạng này xảy ra khi nhau thai tách khỏi tử cung quá sớm và gây ra những xáo trộn, mẹ sẽ cảm giác đau dữ dội vùng bụng, co thắt ở tử cung, chảy máu âm đạo…

1.10. Thai ngoài tử cung

Nếu mẹ có cảm giác đau thắt trong thời gian đầu thai kỳ thì nguy cơ cao là bị thai ngoài tử cung. Và tình trạng này sẽ xảy ra ở bụng trái nếu trứng được cấy vào ống dẫn trứng phía bên trái.

1.11. Sảy thai

Các cơn đau bụng trái hoặc đau ở hai bên dạ dày đi kèm chảy máu âm đạo nhiều là dấu hiệu của vấn đề sảy thai. Vấn đề này gây nguy hiểm cho mẹ nên cần được xử lý gấp.

1.12. Tiền sản giật

Tiền sản giật trong thời kỳ mang thai sẽ khiến mẹ đau phía xương sườn trái. Tiền sản giật gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé nên cần hết sức lưu ý.

2. Cách xử trí cho mẹ bị đau bụng dưới bên trái khi mang thai

Nếu cơn đau xảy ra nhẹ nhàng và nhanh chóng biến mất thì không đáng lo ngại nhưng nếu đó là cơn đau dữ dội hoặc kéo dài thì điều đầu tiên mẹ cần làm đó là đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương án xử trí kịp thời đồng thời đi khám thai định kỳ theo đúng lịch trình đã được vạch sẵn.

Ngoài ra, một số biện pháp giảm đau bụng dưới ở bên trái khi mang thai tại nhà có thể kể đến như:

  • Ngồi hoặc nằm thư giãn để cơn đau tự biến mất
  • Chườm ấm, nóng vào vùng bụng bị đau
  • Tắm nước ấm
  • Nằm nghiêng bên phải và kê gối gác chân sao cho thoải mái nhất.

Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat\

BS - Phạm Quang Nhật

Bản quyền 2021 © Phòng khám Phạm Nhật