Đau lưng sau sinh mổ: Mách bạn giảm đau hiệu quả

Sau sinh mổ, mẹ không chỉ đau đớn với vết khâu bụng dưới mà còn đối mặt với những cơn đau lưng. Mức độ đau lưng sau sinh mổ theo thống kê chiếm đến hơn 70% các trường hợp, có nghĩa là cứ 10 người phụ nữ sinh thì có đến 7 người bị đau lưng sau đó.

Tại sao phụ nữ thường bị sau sinh bị đau lưng?

Nhiều người cho rằng, đau lưng sau sinh phổ biến là do thuốc gây tê vùng cột sống sử dụng trong sinh mổ hoặc để giảm đau đớn, hỗ trợ quá trình sinh thường dễ dàng hơn. Song các chuyên gia cho biết, đau lưng ít khi là biến chứng do gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng, nhất là đau mạn tính. Thay vào đó, các biến chứng thường gặp do gây tê khi sinh, xuất hiện trong hoặc ngay sau đó là bí tiểu, run, hạ huyết áp, tê bì, ngứa,…

Vì vậy, có thể nói rằng, nguyên nhân gây đau lưng sau sinh hầu hết là do những nguyên nhân tiềm tàng, xuất hiện ngay khi mẹ bắt đầu mang thai. Hầu hết phụ nữ bị đau lưng sau sinh là do kết hợp từ nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó góp phần lớn là sự thay đổi về thể chất và sinh lý trong thai kỳ.

Thay đổi hormone

Khi bắt đầu và trong suốt quá trình mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi lớn. Trong đó, cơ thể có tạo ra một loại hormone có tên là relaxin, có tác dụng giúp vùng xương chậu thư giãn, trở nên mở rộng hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

Tuy nhiên, hormone này lại có thể làm mất ổn định trục cột sống, dẫn đến nguy cơ viêm khớp và dây chằng. Hormone relaxin vẫn tồn tại trong cơ thể mẹ sau khi sinh 3 – 4 tháng nên mẹ vẫn bị đau lưng trong thời gian này, sau đó khi hormone về mức bình thường thì tình trạng đau lưng sẽ giảm.

Đau lưng sau sinh do hormone relaxin làm lỏng phần xương chậu

Thay đổi tư thế

Kích thước vùng bụng ngày càng lớn khiến mẹ bầu di chuyển khó khăn hơn, trọng tâm cơ thể vì thế cũng thay đổi. Do đó, theo bản năng, cơ thể mẹ sẽ dần điều chỉnh tư thế và cách di chuyển. Tư thế này vô tình gây ảnh hưởng xấu đến cột sống thắt lưng, làm căng khối cơ lưng dẫn đến đau nhức.

Do tăng cân

Khi mang thai, phụ nữ Việt Nam thường tăng từ 10 – 20 kg tùy theo trọng lượng thai và lượng dịch ối. Nhiều mẹ bầu có thể tăng nhiều hơn do chế độ ăn nhiều dinh dưỡng để chăm sóc con tốt hơn. Vì thế, hệ cột sống thắt lưng phải chịu trọng tải của cơ thể lớn hơn, cùng với hỗ trợ tử cung nuôi dưỡng thai nhi khiến khối cơ lưng dễ bị căng nhiều hơn.

Thai càng lớn thì áp lực lên cột sống thắt lưng càng cao. Nếu mẹ bầu phải làm việc nặng nhọc, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài thì tình trạng đau lưng, tổn thương cột sống càng nghiêm trọng.

Những ảnh hưởng này có thể gây đau lưng kéo dài kể cả sau khi mẹ sinh trong nhiều năm cho đến khi lớn tuổi.

Loãng xương

Mẹ bầu thường gặp phải hiện tượng loãng xương do mất calci trong qua trình mang thai hoặc khi cho con bú. Đặc biệt những mẹ bầu mang thai khi lớn tuổi thì tình trạng loãng xương này càng nghiêm trọng hơn, nguy cơ đau lưng xuất hiện sớm và cũng kéo dài hơn so với những mẹ mang thai khi còn trẻ.

Mẹ bầu dễ bị loãng xương do thiếu hụt dinh dưỡng trong thai kỳ

Vì thế, bổ sung canxi và đầy đủ dưỡng chất để xương chắc khỏe trong và sau khi mang thai rất quan trọng với người phụ nữ. Cùng với đó, hãy hạn chế các tư thế làm tăng gánh nặng cho cột sống, di chuyển và vận động nhẹ nhàng.

Hậu quả của quá trình viêm

Một nguyên nhân khác gây đau lưng sau sinh mà ít người biết đến đó là hiện tượng viêm các khớp và dây chằng liên quan đến cột sống thắt lưng – vùng khung chậu. Thực ra, viêm là phản ứng tự vệ của cơ thể, giúp chống lại tổn thương và cảnh báo nguy cơ đến não bộ.

Hiện tượng lỏng lẻo các khớp vùng chậu và quanh vùng chậu để chuẩn bị cho quá trình sinh nở đôi khi gây ra phản ứng viêm và tình trạng đau từ nhẹ đến nặng, nặng nhất là giai đoạn cuối thai kỳ và ngay sau khi sinh.

Có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau lưng sau sinh, có những nguyên nhân gây đau tạm thời nhưng cũng có nguyên nhân gây đau mạn tính. Hiểu được những nguyên nhân này giúp mẹ bầu, mẹ sau sinh hoặc đang chuẩn bị bước vào thai kỳ có sự chuẩn bị, phòng ngừa, điều trị phù hợp giúp giảm đau lưng tốt nhất.

Tiền sử bệnh lý cột sống thắt lưng

Mẹ có tiền sử bệnh lý thắt lưng, khi mang thai do áp lực của thai nhi sẽ có thể làm bệnh nặng thêm, từ đó tình trạng đau sau sinh sẽ nghiêm trọng hơn.

Có thể chữa đau lưng sau sinh hay không?

Nếu đau lưng sau sinh do các nguyên nhân sinh lý như do thay đổi nội tiết, thì sau sinh người mẹ chỉ cần có phương pháp nghỉ ngơi hợp lý, không vận động hoặc bê vác nặng, không ngồi nhiều,… thì tình trạng đau sẽ dần hết đi.

Thực tế điều trị cho thấy, hầu hết các trường hợp đau lưng sau sinh nghiêm trọng, kéo dài nhiều năm là tổ hợp của nhiều nguyên nhân, tổn thương và bệnh lý phức tạp. Vì thế, không nên tự điều trị hoặc dùng thuốc giảm đau tại nhà để chữa đau lưng sau sinh bởi hầu hết không thể loại bỏ cơn đau lâu dài, đôi khi còn tác dụng ngược gây đau nghiêm trọng hơn.

Các chuyên gia khuyên rằng, muốn chữa đau lưng sau sinh hiệu quả thì các mẹ nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, tư vấn, tìm nguyên nhân và điều trị. Với các chị em chuẩn bị bước vào thai kỳ, bác sĩ cũng sẽ tư vấn kế hoạch cùng biện pháp phòng ngừa để quá trình mang thai nhẹ nhàng, hạn chế đau lưng sau sinh ở mức thấp nhất.

Các biện pháp tự thực hiện tại nhà

  • Nghỉ ngơi đầy đủ

Trước tiên, các mẹ nên đảm bảo đầy đủ thời gian ngủ nghỉ cho bản thân để không gây ảnh hưởng đến vết mổ sau sinh. Tuy nhiên, nếu bạn nghỉ ngơi sai tư thế thì tình trạng đau lưng vẫn sẽ diễn ra, thậm chí kéo dài và có diễn biến nặng hơn nữa.

Tốt nhất, bạn nên lựa chọn cho mình tư thế nghỉ ngơi thoải mái nhất và tránh làm những công việc nặng.

  • Cho con bú đúng tư thế

Tư thế cho con bú sai sẽ gây ảnh hưởng đến phần xương sống vùng cổ và lưng gây nhức mỏi vai gáy, đau lưng. Nhiều mẹ thường có tâm lý để con bú thoải mái, vô tình các tư thế khi cho con bú sai khiến bạn bị đau nhức vùng lưng. Chú ý khi cho con bú, bạn nên chọn một tư thế thoải mái, tránh gập người, cúi người quá lâu. Thường xuyên thay đổi tư thế cho con bú, kết hợp vận động cơ thể như: xoay, lắc cổ, vặn nhẹ phần thắt lưng… giúp bạn giảm đau nhức, mệt mỏi.

Những tư thế cho con bú thoải mái, mẹ nên áp dụng:

  • Tư thế ngồi ngả lưng về phía sau nghiêng góc 45 độ, có thể dựa lên gối. Lúc này, bé nằm trên bụng và tì vào ngực mẹ để ti.
  • Tư thế nằm nghiêng và đặt bé song song với mình, tay mẹ đỡ đầu, hướng dẫn bé quay mặt vào bầu vú.
  • Tư thế ngồi tựa vào ghế, lưng thẳng, một chân để gác lên một chiếc ghế khác với chiều cao vừa đủ, để một chiếc gối mỏng phía sau lưng. Bé sẽ bú thoải mái mà mẹ sẽ không bị quá nhiều áp lực lên lưng cột sống.

  • Tập thể dục, vận động cơ thể nhẹ nhàng

Sau khi sinh em bé, các mẹ thường bận rộn với việc chăm sóc con mà quên đi bản thân mình. Tuy nhiên, mỗi ngày các mẹ nên tranh thủ khoảng 20 – 30 phút để tập các bài tập thể dục, các động tác yoga đơn giản tại nhà không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp giảm các cơn đau lưng một cách hiệu quả. Hơn nữa tập thể dục còn là cách đơn giản để lấy lại vóc dáng sau sinh giúp mẹ tự tin hơn.

Bài tập thể dục nghiêng hông: Đứng thẳng lưng, bước chân trái sang ngang, tay trái chống vào hông, tay phải dơ cao cùng với phần thân trên nghiêng về phía bên trái nhằm kéo giãn các cơ và cột sống nhằm giúp cơ thể được thư giãn. Sau đó bạn có thể chuyển sang bên phải và làm tương tự. Chỉ một vài nhịp mỗi lần, bạn đã cảm thấy cơ thể trở nên thoải mái hơn rồi. Ngoài ra, nếu tập luyện các bài yoga cho mẹ sau sinh, các chị em nên hạn chế những động tác kéo dãn quá mức như duỗi chân.

Cảm thấy động tác không thoải mái thì nên dừng lại chứ đừng gượng ép bản thân quá sức, đặc biệt trong 2 tháng đầu, sẽ càng khiến tình trạng đau lưng sau sinh mổ thêm nghiêm trọng hơn. Việc tập luyện tốt nhất không nên quá 30 phút mỗi ngày.

  • Giảm cân

Khi có thai, các bà bầu thường phải ăn nhiều, ăn đủ loại đồ ăn bổ dưỡng để chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và con. Nhiều người khi mang bầu tăng cân rất nhanh đôi khi không kiểm soát được và sau khi sinh em bé cân nặng đó không giảm được bao nhiêu. Việc lấy lại vóc dáng với nhiều bà mẹ thật khó khăn.

Trọng lượng cơ thể quá nặng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng, đau cột sống mà nhiều người không để ý. Do đó, sau khi sinh em bé, mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống phù hợp, tập thể dục mỗi ngày để nhanh chóng lấy lại vóc dáng không chỉ giúp bạn tự tin hơn mà còn giúp giảm cơn đau lưng.

Tuy nhiên bạn không nên quá nôn nóng về việc giảm cân mà gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé, nên tham khảo các bác sĩ về chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý, tăng cường vận động, tập thể dục nhẹ nhàng để đạt được kết quả tốt.

  • Giữ tâm lý thoải mái

Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi sau khi sinh là chuyện bình thường mà rất nhiều chị em mắc phải. Tuy nhiên, điều này không hề tốt cho sức khỏe cũng như tinh thần của bạn. Các mẹ nên giữ tâm lý ổn định, thoải mái để chăm sóc sức khỏe cho con và bản thân một cách tốt nhất.

  • Cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày

Phụ nữ sau sinh nên có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để kịp thời bù đắp lại các khoáng chất mất đi trong quá trình sinh, đặc biệt là canxi.

Bổ sung thực phẩm giàu kẽm như: nấm, thịt bò, ngũ cốc dinh dưỡng… giúp quá trình hấp thụ canxi diễn ra tốt hơn.Tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất sắt như: lòng đỏ trứng gà, tim cật heo, thịt bồ câu, các loại đậu…Ăn nhiều loại trái cây để bổ sung vitamin C, khoáng chất như: nho, cam, táo, chuối, lê, bơ…Nên ăn thịt nạc (lợn, gà, bò), tránh ăn thịt mỡ.Nên uống 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày, bao gồm sữa, nước trái cây, nước đun sôi để nguội.

Vật lý trị liệu

  • Massage

Sau khi sinh, bạn nên nhờ tới sự hỗ trợ của phương pháp massage, xoa bóp để kích thích tuần hoàn máu, đánh tan các cơn đau nhức hiệu quả. Không chỉ vậy, nó còn có tác dụng đẩy lùi stress, giúp tinh thần thoải mái hơn. Bạn có thể nhờ người thân hỗ trợ thêm hoặc tìm đến những trung tâm chăm sóc mẹ sau sinh tại nhà để thực hiện vật lý trị liệu đối với những trường hợp đau hơn bình thường. Một vài động tác vật lý trị liệu massage vùng thắt lưng, đấm bóp vùng vai gáy là cách đơn giản mà hiệu quả giúp bạn thư giãn tinh thần, đánh tan các cơn đau nhức mỏi, giúp cơ thể khỏe và thoải mái hơn. Với việc áp dụng điều trị bằng vật lý trị liệu như sử dụng châm cứu, xoa bóp hay bấm huyệt thì cần được áp dụng đều đặn và tác động một cách hợp lý. Bên cạnh đó cần kết hợp với những bài tập hỗ trợ điều trị như tập thể dục hay yoga để thúc đẩy hiệu quả và hạn chế tái phát những biểu hiện đau sau khi điều trị.

  • Sử dụng phương thuốc nam

Một số phương thuốc nam bằng các loại lá dân gian sẽ giúp bạn giảm đau lưng sau sinh

  • Lá ngải cứu:

Theo Y học cổ truyền, lá cây ngải cứu chứa nhiều chất kháng khuẩn và tinh dầu giúp giảm đau hiệu quả. Lá ngải cứu rửa sạch, để ráo nước, trộn cùng với muối rồi rang nóng. Cho hỗn hợp này vào chiếc khăn mỏng, chườm lên vùng lưng bị đau, đến khi nguội cho rang lại và làm tương tự.

  • Lá lốt:

Lấy rễ cây lá lốt, rửa sạch, ngâm với rượu trắng trong 1 tháng. Sau đó, dùng khăn dung dịch rượu xoa lên vùng lưng bị đau, đồng thời, thực hiện các động tác mát xa nhẹ nhàng làm giảm cơn đau nhanh chóng.

  • Sử dụng phương pháp Tây y

Những biện pháp tây y như điều trị chứng đau lưng sau sinh bằng sóng cao tần, sóng laser hay phẫu thuật là những biện pháp chỉ nên nghĩ tới khi những hậu quả đã quá nghiêm trọng.

Sau khi sinh, các mẹ nên hạn chế việc sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là thuốc tây để tránh gây ảnh hưởng với bé cũng như nguồn sữa dinh dưỡng cho bé, cách tốt nhất để điều trị đau lưng kéo dài chính là sự thay đổi từ những thói quen của mình.

Quá trình điều trị đau lưng sau sinh mổ cho luôn có sự phối hợp của các chuyên khoa: Điều trị đau, vật lý trị liệu, ngoại khoa, sản khoa, dinh dưỡng để đưa ra chẩn đoán xác định nguyên nhân và nguồn gốc của đau lưng sau sinh. Từ đó, bác sĩ sẽ có kế hoạch cụ thể để điều trị tích cực tùy từng giai đoạn nhằm hạn chế tối đa tình trạng đau lưng dai dẳng hay đau lưng mãn tính về sau cho các bà mẹ.

Đối với đau lưng sau sinh, tại bệnh viện các kỹ thuật điều trị đau bao gồm:

  • Các bài tập vật lý trị liệu chuyên sâu với mục đích hồi phục sức cơ, hồi phục chức năng cột sống và các khớp. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ các bài tập để các mẹ có thể chủ động tự tập tại nhà.
  • Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện một số thủ thuật dưới sự hướng dẫn của máy siêu âm chuyên sâu cho thần kinh, cơ, xương khớp, dây chằng. Máy siêu âm vừa giúp định hướng chẩn đoán vừa hướng dẫn cho kỹ thuật tiêm để đảm bảo chính xác, an toàn. Kỹ thuật điều trị đau như: Phong bế nhánh thần kinh chi phối vùng đau để giảm đau, tiêm các khớp liên mấu, khớp cùng chậu bằng thuốc giảm đau, chống viêm để giảm đau ngay tức thì cho các mẹ.
  • Kỹ thuật tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP) vào các dây chằng bị tổn thương, hay viêm chỗ bám gân – cơ tuỳ loại tổn thương với sự hướng dẫn của máy siêu âm. Kỹ thuật này nhằm phát huy quá trình tự hàn gắn của mô tổn thương, và sự hồi phục cần thời gian

Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat\

BS - Phạm Quang Nhật

Bản quyền 2021 © Phòng khám Phạm Nhật