Đau Xương Sườn Ở Mẹ Bầu – Do đâu?
Bị đau xương sườn khi mang thai thường xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ, nhưng đôi khi cũng có thể bắt đầu sớm hơn.
Phụ nữ có bầu bị đau xương sườn có thể chịu nhiều cơn khó chịu, từ đau nhẹ đến cơn đau đột ngột và mạnh hơn.
Thông thường, đây là một tình trạng cho thấy thai kỳ của mẹ đang tiến triển tốt.
Mẹ bầu bị đau xương sườn phải làm sao?
Mẹ bầu bị đau xương sườn được khuyên nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị.
Ngoài ra, không được tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, bị đau xương sườn khi mang thai mẹ bầu hãy thử các cách như: mặc quần áo rộng rãi, sử dụng các thiết bị hỗ trợ, chăm chỉ tập thể dục và vận động cơ thể,…
Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau xương sườn khi mang thai.
1. Thay đổi nội tiết tố
Hormone thai kỳ progesterone tăng có thể dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị đau xương sườn.
Hormone này làm lỏng dây chằng và làm giãn các cơ xung quanh vùng xương chậu để dễ dàng sinh nở.
Nó cũng sẽ có tác dụng tương tự lên cột sống và xương sườn.
Điều này dẫn đến tình trạng đau xương sườn hoặc có thể là đau lưng khi mang thai.
2. Tăng kích thước ngực
Mẹ bầu bị đau xương sườn nguyên nhân do tăng kích thước vùng ngực.
Trong quá trình mang thai, phần ngực của mẹ bầu sẽ to ra.
Khi ngực trở nên to hơn, chúng sẽ dồn trọng lượng lên lồng ngực cũng như lưng của mẹ bầu.
Điều này có thể dẫn đến việc thay đổi tư thế ở mẹ bầu.
Cụ thể, nó sẽ kéo vai xuống, gây áp lực dẫn đến đau nhức dai dẳng ở lưng và xương sườn.
3. Tử cung lớn hơn
Tử cung phát triển là một nguyên nhân khác mẹ bầu bị đau xương sườn khi mang thai.
Các cơ xung quanh lồng xương sườn có thể bị căng vì tử cung đang phát triển (đặc biệt là vào 3 tháng cuối thai kỳ) gây áp lực lên nó.
Tử cung cũng sẽ có xu hướng ấn lên bên dưới xương sườn, gây nên tình trạng đau xương sườn.
Ngoài ra, áp lực lên phần xương sườn cũng là nguy cơ khiến mẹ bầu bị khó thở, thở gấp.
4. Áp lực trong cơ hoành
Hầu hết các cơ quan nội tạng của mẹ bầu sẽ dịch chuyển và nhường chỗ cho em bé đang phát triển.
Điều này sẽ gây thêm áp lực lên các cơ quan nội tạng.
Kết quả là, nhiều áp lực được đặt lên cơ hoành bởi các cơ quan nội tạng, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng đau xương sườn.
5. Thay đổi vị trí của thai nhi
Thông thường, gần cuối tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi thay đổi vị trí và lộn ngược để đầu hướng xuống và bàn chân hướng về phía xương sườn.
Ở vị trí mới này, thai nhi có thể gây áp lực lên xương sườn.
Chuyển động của em bé cũng bắt đầu ảnh hưởng đến cơ thể người phụ nữ.
Chuyển động cánh tay, chân, đặc biệt là đá có thể gây đau nhức ở xương sườn và các nơi khác.
6. Một số nguyên nhân khác
Nhiễm trùng đường tiết niệu: đau xương sườn khi mang thai là tác dụng phụ khi mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Chứng táo bón, khó tiêu: Chứng khó tiêu, ợ nóng hoặc trào ngược axit khi mang thai có thể gây đau ở xương sườn.
Cảm xúc, tâm trạng: Lo lắng và căng thẳng khi mang thai có thể kích hoạt sự hormone căng thẳng và ảnh hưởng đến cơ bắp.
Điều này có thể dẫn đến đau xương sườn cùng với vai, cổ và đầu.
Dấu hiệu, triệu chứng mẹ bầu bị đau xương sườn
Một vài dấu hiệu và triệu chứng khi phụ nữ mang thai bị đau xương sườn thường gặp phải:
- Đau một hoặc cả hai bên vùng sườn
- Khó thở, thở gấp
- Đau lưng
- Đau đầu
- Đau vai
- Đau tức vùng ngực hoặc vùng dưới ngực
- Cảm thấy đau khi ho, thở sâu, cười hoặc hắt hơi
- Đau vùng xương sườn khi ngồi hoặc hướng người về phía trước
Những tình trạng đau xương sườn thường gặp ở mẹ bầu:
- Mang bầu bị đau mạn sườn trái
- Bà bầu bị đau xương sườn phải
- Đau sườn trái khi mang thai 3 tháng đầu
- Bị đau xương sườn khi mang tháng 3 tháng giữa
- Có bầu bị đau xương sườn 3 tháng cuối.
Mẹ bầu bị đau xương sườn có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Với mỗi tác nhân gây đau xương sườn khác nhau, đều sẽ có những ảnh hưởng khác nhau, cụ thể có thể kể đến:
- Ảnh hưởng xấu cho sự phát triển của thai nhi.
- Những cơn đau khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.
- Những rắc rối này là tác nhân khiến mẹ bầu chán ăn, kém ăn dẫn đến không hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi.
- Từ đó làm cho thai nhi không đủ điều kiện để phát triển khỏe mạnh.
- Những cơn đau xương sườn còn khiến tinh thần mẹ bầu mệt mỏi, lo lắng, suy nhược,…
- Những điều này cũng góp phần xấu vào sự phát triển của bé.
- Những cơn đau có thể khiến bà bầu mất thăng bằng, té ngã dẫn đến sẩy thai.
- Một vài trường hợp cơn đau kéo đến bất chợt hoặc kéo dài quá lâu, khiến cơ thể mẹ bầu không kịp thích ứng thì nguy cơ mẹ bầu bị choáng váng, té ngã là khá cao.
- Những trường hợp ngã nhẹ có thể không ảnh hưởng gì, tuy nhiên nếu ngã nặng thì sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé, trường hợp xấu nhất có thể là sẩy thai.