Ho trong thai kỳ – cách đơn giản để hết ho

ho-copy.jpg

Các nguyên nhân bà bầu bị ho khi mang thai 

Ho là triệu chứng liên quan đến bệnh lý về đường hô hấp hoặc đôi khi có vấn đề ở vùng hầu họng. Rất nhiều bà bầu bị ho khi mang thai thường bối rối và lo lắng bất an. Do đó, muốn tìm cách chữa trị ho hiệu quả trước tiên mẹ bầu cần biết nguyên nhân là gì?

Do thay đổi thời tiết

Với thời tiết bốn mùa thay đổi nên vào giao mùa giữa thu đông có nhiều người thường bị viêm hô hấp, viêm phế quản, viêm họng dẫn tới bị ho. Trong đó mẹ bầu khi mang thai nếu không có đề kháng tốt cũng dễ bị các bệnh liên quan đến hô hấp gây ho và ho dai. Nhất là vào mùa đông khi trời trở lạnh hoặc rét đột ngột.

 Bà bầu bị ho khi mang thai có thể do thời tiết thay đổi đột ngột

Bị ho khi mang thai do thay đổi nội tiết cơ thể

Mang thai là giai đoạn phụ nữ có nhiều thay đổi về kích thước tử cung. Nội tiết tố cũng khác hơn trước khi mang thai để thích ứng với quá trình nuôi con trong bụng mẹ. Đề kháng yếu hơn nếu không ăn uống nhiều chất dinh dưỡng. Dẫn tới tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp và có biểu hiện từ ho nhẹ đến ho nặng.

Do một số bệnh đường hô hấp

Một trong những nguyên nhân làm cho phụ nữ bị ho khi mang thai chính là mắc bệnh liên quan đến hô hấp. Người có tiền sử hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ bị ho. Bên cạnh đó, nếu bị trào ngược dạ dày hay dị ứng cũng là nguyên nhân gây ho nên mẹ bầu cần lưu ý.

Do hệ miễn dịch yếu

Phụ nữ khi mang thai cơ thể thường yếu hơn và hệ miễn dịch kém nên dễ bị vi khuẩn, virus gây bệnh. Những triệu chứng ho, cảm cúm thường mắc phải ở chị em có chế độ ăn nghèo dưỡng chất. Đặc biệt là thiếu hụt vitamin C trong thực đơn hàng ngày.

Ô nhiễm không khí

Môi trường xung quanh nơi ở ô nhiễm cũng là tác nhân gây nên các bệnh hô hấp. Vậy nên mẹ bầu cần lưu ý đảm bảo nơi ở sạch sẽ, tránh rác thải nước thải ố bẩn gây nhiễm khuẩn ảnh hưởng tới sức khỏe của mình.

Bị ho khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Dưới đây là những lưu ý bị ho khi mang thai mà các mẹ nên biết để chăm sóc tốt hơn:

  • Mẹ bầu nên chọn ngủ sớm. Duy trì lối sống tinh thần tích cực, vui vẻ. Làm việc không được cố quá sức cho xong việc dẫn tới stress, gây nên mệt mỏi, suy nhược làm đề kháng yếu hơn.
  • Hạn chế đến những nơi đông người hay môi trường nhiều khói bụi, những nơi có gió lạnh.
  • Làm sạch cơ thể bằng nước ấm. Có thể tắm nhanh bằng nước ấm. Nhưng không được tắm nhiều khi bị cảm.
  • Khi tắm hãy cho thêm ít giọt dầu tràm khi bị ho, bị cảm khi mang thai.
  • Nên mua chai súc miệng để làm sạch khuẩn vùng họng..
  • Vào thời tiết mùa đông lạnh giá mẹ nên mặc kín gió. Đảm bảo cơ thể ấm áp tránh cảm cảm lạnh.
  • Không tùy tiện mua thuốc uống cho mình.
  • Bổ sung thực phẩm rau củ quả giàu vitamin C như  cam, bưởi, đu đủ chín, nho, kiwi,… và các loại rau cải, súp lơ…
  • Bổ sung thêm hành, tỏi, sả, nghệ trong món ăn.
  • Uống nước ấm, ăn chín uống sôi. 
  • Khi thấy có tình trạng ho kéo dài đặc biệt kèm theo sốt, có đờm, đau ngực,… thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị sớm.

 

 Bị ho khi mang thai có thể phòng ngừa từ sớm

Dấu hiệu bị ho khi mang thai cần đi khám bác sĩ 

Trong một số trường hợp mẹ bầu bị ho có thể chữa trị tại nhà theo nhiều cách. Tuy nhiên nếu ho kèm theo dấu hiệu bất thường cần đến gặp ngay bác sĩ để kịp thời đưa ra hướng giải quyết. Cụ thể như sau:

  • Mẹ bầu bị ho khó thở, nhịp thở khó khăn ảnh hưởng đến sinh hoạt
  • Ho dai dẳng, ho kéo dài, đau rát cổ họng, tức ngực
  • Ho có đờm, ho ra máu
  • Ho kèm theo sốt

Cách chữa theo dân gian cho mẹ bầu bị ho khi mang thai

Nếu chẳng may bị ho khi mang thai mẹ cũng đừng quá lo lắng. Hãy thử một số giải pháp hữu ích điều trị ho cho mẹ bầu dưới đây:

Cách trị ho bằng quất xanh, mật ong 

Thành phần dưỡng chất có trong mật ong, quất xanh có tác dụng giảm ho hiệu quả. Chỉ cần hấp quất xanh đã cắt đôi cùng với chút mật ong, dùng mỗi ngày vài lần tình trạng ho sẽ bớt dần.

Cách trị ho bằng chanh 

Bị ho khi mang thai mẹ nên thái vài lát chanh cùng chút mật ong. Sau đó ngậm trong họng giúp giảm ho và viêm họng tốt hơn.

Thái mỏng vài lát quả chanh trộn 1 chút mật ong giúp giảm ho nhanh hơn

Cách trị ho hiệu quả bằng bột nghệ và quất ngâm 

Đây là công thức trị ho lành tính mà các mẹ không nên bỏ qua. Ngâm quất và bột nghệ uống mỗi ngày sẽ cải thiện cơn ho nhẹ hơn.

Cách trị ho từ quả lê chưng đường phèn và cam nướng 

Chưng lê với đường phèn và cam nướng cũng là cách giảm ho hiệu quả mà mẹ bầu nên áp dụng. Đơn giản, dễ làm lại an toàn nên đừng ngần ngại thực hiện theo cách này:
– Lê rửa sạch, cắt nắp và khoét ruột, đừng khoét sát vỏ quá;
– 2 trái tắc cắt lát bỏ hột  + 1 đốt gừng đập dập cắt sợi + 1 nhúm đường phèn;
– 2 muỗng cafe mật ong + bỏ thêm ruột lê vào;
– Đổ thêm nước chín vào đến miệng trái lê;
– Cho lê vào 1 cái chén đậy nắp lại và chưng cách thuỷ khoảng 40-60 phút;
– Ăn khi còn ấm, uống nước và ăn luôn cái;

Giảm ho nhờ gừng tươi

Nếu mẹ gặp triệu chứng ho khan do dị ứng hay nhiễm virus hãy áp dụng ngay cách làm này. Chỉ cần thái 3-4 lát gừng thật mỏng pha cùng nước sôi và uống từng ngụm nhỏ. Hoặc thái 3 lát gừng mỏng trộn 1 chút mật ong để ngậm trong miệng.

Giải đáp thêm dành cho mẹ bầu bị ho khi mang thai 

Bên cạnh những vấn đề nêu trên, các mẹ còn có nhiều điều cần được giải đáp. Dưới đây là một số vấn đề mẹ bầu đang quan tâm.

Bà bầu bị ho ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Ho gây cảm giác mệt mỏi, đau thắt vùng ngực khiến mẹ bầu ăn không ngon, ngủ không yên. Lâu ngày dẫn đến cơ thể suy nhược và có thể ảnh hưởng đến thai nhi. 

Nếu mẹ bầu ho dai, ho tức ngực có thể làm cho tử cung co thắt. Đặc biệt nguy hiểm hơn là gây động thai hay doạ đẻ non.

Nếu ho là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng của cơ thể mẹ có thể gây ảnh hưởng xấu đến bé. Tim thai có thể mất đột ngột nên mẹ bầu cần đặc biệt cẩn trọng.

Bà bầu bị ho nên ăn gì, nên uống gì? 

Bị ho khi mang thai bà bầu nên ăn gì là những câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm. Những gợi ý sau đây sẽ giúp mẹ nhanh khỏe hơn:

  • Nên ăn thực phẩm giàu vitamin C như cam, kiwi, dâu tây, táo,… Các loại rau cải, súp lơ, cà chua, giá đỗ,…
  • Nên ăn thực phẩm giàu Sắt bao gồm thịt, rau bina, các loại ngũ cốc họ đậu, đậu Hà Lan, mộc nhĩ…
  • Ăn các món cháo dinh dưỡng như cháo gà, hạt sen.
  • Nên uống nước ấm hàng ngày. 
  • Nên uống sữa ấm.
  • Bổ sung vitamin khoáng chất đầy đủ theo lời bác sĩ dặn để tăng cường sức khỏe

Bà bầu bị ho khi mang thai kiêng ăn gì, kiêng uống gì ? 

  • Kiêng ăn đồ tái sống
  • Kiêng ăn đồ tanh, lạnh
  • Kiêng ăn thực phẩm đóng gói sẵn.
  • Không ăn cá, hải sản lạnh.
  • Kiêng uống thức uống lạnh, đồ ngọt có ga, bia.
  • Kiêng uống nước cam, sinh tố có đá lạnh
  • Kiêng ăn đồ muối như dưa chua muối, măng muối, cà muối

Các loại thuốc ho có thể sử dụng hiệu quả cho Mẹ Bầu:

BS - Phạm Quang Nhật

Bản quyền 2021 © Phòng khám Phạm Nhật