gian-tinh-mach-thung-tinh.jpg

1. Giãn tĩnh mạch tinh là gì?

Giãn tĩnh mạch tinh (GTMT) là tình trạng giãn đám rối tĩnh mạch dây leo trong bìu, bệnh gặp khoảng 15% nam giới. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh nam, chiếm 35% vô sinh nguyên phát và 75 – 81% vô sinh thứ phát

Định nghĩa: Giãn tĩnh mạch tinh (TMT) là hiện tượng bất thường của tĩnh mạch tinh và đám rối tĩnh mạch tinh. 90% giãn TMT xảy ra ở một bên và thường là ở bên trái.
Lý do chủ yếu để đi khám là đau tức vùng bẹn bìu hoặc hiếm muộn con cái.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh làm tăng nồng độ các gốc phản ứng oxy hóa (ROS – reaction oxygen species), là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ phân mảnh DNA tinh trùng.(DFI) cao, ảnh hưởng đến hình dạng bất thường của tinh trùng đã được chứng minh ảnh hưởng đến khả năng có thai, sự phát triển của phôi và sẩy thai, sẩy thai liên tiếp.

Với các trường hợp bệnh nhẹ, cấp độ 0 – 1 thường chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh sản và sức khỏe của người bệnh thì điều trị bằng nội khoa đơn giản là phù hợp.

Daflon là loại thuốc phổ biến nhất dùng trong điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh cấp độ nhẹ. 

2. Biểu hiện của giãn tĩnh mạch tinh?

  • Triệu chứng
    Khám bệnh nhân ở tư thế đứng, trong một phòng ấm để tạo điều kiện thư giãn cơ dartos của bìu và giúp cho đánh giá chính xác hơn các tĩnh mạch tinh. Thăm khám cẩn thận vùng bìu. Sờ thừng tinh giữa hai ngón tay trỏ và ngón tay giữa. Trong những trường hợp điển hình, có thể dễ dàng nhìn thấy búi giãn tĩnh mạch ở phía trên và sau tinh hoàn. Mức độ giãn có thể gia tăng hơn khi làm nghiệm pháp Valsalva.
  • Chẩn đoán
    Siêu âm Doppler màu
    Siêu âm Doppler màu mạch tinh hoàn để đánh giá chính xác mức độ giãn TMT. Bình thường khẩu kính tĩnh mạch tinh dưới 2mm.
    Gọi là giãn TMT khi có ít nhất một tĩnh mạch trong đám rối tĩnh mạch có đường kính lớn hơn 2mm, có hồi lưu khiến phình to hơn sau khi bệnh nhân đứng dậy hoặc cho làm nghiệm pháp Valsalva.
  • Cảm giác khó chịu, nặng tức hoặc đau ở tinh hoàn. Đôi khi chỉ tình cờ phát hiện qua siêu âm 
  • Teo tinh hoànvô sinh. Sau quá trình khám, bác sĩ phát hiện nguyên nhân là do giãn tĩnh mạch tinh.

Giãn tĩnh mạch tinh được chia làm 3 độ dựa trên khám lâm sàng:

  • Độ 0: Độ 0: Giãn TMT chưa có biểu hiện lâm sàng, chỉ phát hiện được khi làm các thăm dò cận lâm sàng nhờ siêu âm (TMT > 3mm, có trào ngược khi làm nghiệm pháp Valsalva trên siêu âm Doppler).
  • Độ I: Tĩnh mạch tinh giãn nhẹ, chỉ sờ giãn khi làm nghiệm pháp Valsalva nhưng không nhìn thấy.
  • Độ II: Tĩnh mạch tinh giãn to, sờ giãn không cần làm nghiệm pháp valsalva.
  • Độ III: Tĩnh mạch tinh giãn to, nhìn rõ qua da bìu.

3. Giãn tĩnh mạch tinh cần làm những xét nghiệm gì?

  • Siêu âm Doppler bìu: giúp phát hiện giãn tĩnh mạch tinh.
  • Tinh dịch đồ: giãn tĩnh mạch tinh có hơn 90% giảm số lượng, chất lượng tinh trùng, thậm chí không còn tinh trùng, tỉ lệ phân mảnh tinh trùng DFI tăng
  • Xét nghiệm hormon sinh dục: Testosteron, FSH, LH giúp đánh giá chức năng của tinh hoàn.

4. Giãn tĩnh mạch tinh cần mổ khi nào?

Mổ trong những trường hợp:

  • GTMT có thể dẫn đến rối loạn cương
  • GTMT gây triệu chứng khó chịu, đau tức bìu kéo dài mà điều trị nội không cải thiện.
  • GTMT có bất thường về tinh dịch đồ, tăng tỉ lệ phân mảnh tinh trùng (DFI) ở cặp vợ chồng vô sinh (sau khi các yếu tố vô sinh từ nữ được loại trừ).

5. Phương pháp mổ giãn tĩnh mạch tinh.

Các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch tinh:

  • Phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh ngả bìu;
  • Nội soi ổ bụng;
  • Thuyên tắc mạch và vi phẫu.

  • Hiện nay vi phẫu cột tĩnh mạch tinh giãn ngả bẹn bìu được xem là tiêu chuẩn vàng vì tỉ lệ thành công cao, tái phát thấp và ít biến chứng.
? Mổ vi phẫu cột tĩnh mạch thừng tinh giãn trên bệnh nhân mong con được xem xét thực hiện ở những bệnh nhân có các yếu tố sau: được chẩn đoán vô sinh, giãn tĩnh mạch thừng tinh, có bất thường các chỉ số tinh dịch đồ, tỉ lệ phân mảnh tinh trùng DFI tăng, khả năng sinh sản của người vợ trong giới hạn bình thường
  • Kỹ thuật này dùng kính hiển vi phóng đại hình ảnh nên phân định rõ động mạch tinh, tĩnh mạch tinh giãn, các tĩnh mạch tinh nhỏ, bạch mạch, thần kinh,… nên tỉ lệ thành công cao, cải thiện rõ rệt tinh dịch đồ sau mổ và tăng tỉ lệ có thai tự nhiên sau 6 – 12 tháng.

6. Những việc nên làm ngay sau phẫu thuật

  • Nên ăn thức ăn nhẹ như cháo, sữa, hoa quả,… để tránh bị đầy bụng, khó tiêu như khi ăn thực phẩm rắn.
  • Nếu bị căng tức, thâm tím hoặc đỏ bìu sau khi mổ, người bệnh nên nằm im trên giường trong vòng 24 giờ đầu và dùng khăn lạnh chườm mát vùng bìu trong 1 – 2 ngày đầu.
  • Sau khi mổ 24 giờ người bệnh có thể tắm rửa.
  • Sau mổ 48 giờ người bệnh có thể trở lại công việc học tập, lao động như trước.
  • Nên dùng bông băng hoặc gạc đắp lên vết mổ nếu bị đau nhẹ, sưng bìu ít và có dịch rỉ ra từ vết mổ để giữ vệ sinh.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu các nhóm dưỡng chất sau mổ để bồi bổ cơ thể.
  • Dùng thuốc giảm đau theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

7. Sau khi thực hiện vi phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh thì cần lưu ý một số vấn đề như sau

  • Không hoạt động quá mạnh, nhất là những động tác liên quan đến cơ bụng như chạy, đá bóng…
  • Không mang quần áo quá chật và có chất liệu vải không khô thoáng.
  • Không tắm, vệ sinh cơ thể bằng nước nóng vì có thể gây giãn tĩnh mạch thừng tinh, nhất là thói quen ngâm mình trong bồn nước nóng.
  • Không rặn khi đi vệ sinh.
  • Không dùng những chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…

8. Kết hợp thực hiện những kỹ thuật khác trong điều trị vô sinh nam 

  • Trích tinh trùng từ mào tinh, tinh hoàn (PESA, TESE, Micro- TESE) để hỗ trợ sinh sản, sinh thiết tinh hoàn, định giai đoạn tinh trùng,…
  • Vi phẫu nối ống dẫn tinh – ống dẫn tinh (những bệnh nhân đã triệt sản trước đó).
  • Vi phẫu nối ống dẫn tinh – mào tinh (trong tắc mào tinh).

Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: : https://m.me/bsphamquangnhat

BS - Phạm Quang Nhật

Bản quyền 2021 © Phòng khám Phạm Nhật