BÀI VIẾT

photo1570757303550-1570757303805-crop-15707573572061261275627.webp

Huyệt đạo kích thích ham muốn là gì?

Huyệt đạo kích thích ham muốn là những điểm trọng yếu trên cơ thể có thể giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường ham muốn tình dục, cũng như nâng cao chất lượng đời sống tình dục của các cặp đôi.

Phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả các cặp đôi có thể áp dụng để tăng cường sự gắn kết và hưng phấn. Đặc biệt, phương pháp sử dụng những huyệt đạo kích thích ham muốn này rất hữu ích cho những người đang gặp phải tình trạng suy giảm ham muốn.

Phương pháp bấm huyệt kích thích ham muốn ở nam giới và nữ giới

Sau khi đã xác định được bản đồ phù hợp với cơ thể mình, bạn có thể thử kích thích các điểm huyệt này khi thủ dâm.

Bạn cũng có thể thực hiện bấm huyệt kích thích ham muốn với bạn tình. Thêm các kỹ thuật kích thích điểm huyệt vào màn dạo đầu hoặc biến bấm huyệt tình dục thành hoạt động chính khi gần gũi nhau. Cả hai đối tác đều có thể hưởng lợi từ việc này, hoặc bạn có thể tập trung vào việc kích thích cho một người.

Dưới đây là một số những huyệt đạo kích thích ham muốn mà bạn và đối tác có thể thử:

Massage đầu, tập trung vào huyệt DU20 (xung quanh đỉnh đầu, phía trên tai)

Khu vực được coi là dương (hoạt động) nhiều nhất trên cơ thể. Chúng ta thường căng thẳng quá mức về tâm trí, điều này có thể ảnh hưởng đến màn dạo đầu. Massage huyệt DU20 và đầu giúp xoa dịu tâm trí, cân bằng lưu thông máu trong cơ thể.

Dưới bàn chân, khoảng 1/3 đường đi xuống (KI1), bên trong bàn chân, ở gốc ngón chân (SP4)

Nhẹ nhàng xoa thận 1 (KI1) và lách 4 (SP4), cả hai đều nằm trên bàn chân. Đây là một trong những huyệt đạo kích thích ham muốn, điểm mạnh giúp cân bằng năng lượng trong cơ thể và thúc đẩy lưu thông máu đến cơ quan sinh dục.

Bên trong bắp chân, phía trên mắt cá hai ngón tay

Thận 7 (KI7) được cho là thúc đẩy dương khí, làm ấm năng lượng trong cơ thể. Lách 6 (SP6) có tác dụng thúc đẩy âm dương, làm dịu năng lượng. KI7 đại diện cho năng lượng nam và SP6 đại diện cho năng lượng nữ, cả hai điểm này liên kết chặt chẽ với nhau, giúp lưu thông máu và kích thích tình dục hiệu quả.

Xoa bụng, tập trung vào điểm Ren6 (cách rốn 2 ngón tay)

Các điểm ở bụng rất nhạy cảm vì chúng gần cơ quan sinh sản. Việc xoa bóp những điểm này nên được thực hiện cẩn thận để không gây tổn thương. Nếu bạn đang tìm kiếm những huyệt đạo kích thích ham muốn trong quan hệ tình dục thì cần nắm được huyệt này.

ST30 (điểm huyệt nằm trên háng)

ST30 nằm gần động mạch chính, giúp tăng lưu lượng máu trong cơ thể, thúc đẩy hưng phấn tình dục.

Bằng cách khám phá và kích thích những huyệt đạo kích thích ham muốn này, bạn có thể nâng cao sự thân mật và khoái cảm trong quan hệ tình dục, tạo ra trải nghiệm phong phú và kết nối sâu sắc hơn với đối tác của mình.

Lời khuyên khi thực hiện bấm những huyệt đạo kích thích ham muốn

Mặc dù bấm huyệt kích thích ham muốn tình dục được coi là an toàn nhưng vẫn có những điều bạn cần nhớ khi thử nghiệm phương pháp này. Đầu tiên, hãy nhớ rằng bấm huyệt không được xem là phương pháp điều trị hiệu quả cho mọi tình trạng và không phải lúc nào cũng mang lại kết quả như mong đợi. Mặc dù bấm huyệt kích thích ham muốn có thể là một phương pháp bổ sung hữu ích cho đời sống tình dục của bạn nhưng không nên dùng để điều trị các tình trạng bệnh lý dưới đây:

  • Tránh áp dụng bấm huyệt đối với những người có chấn thương, lở loét, viêm nhiễm hoặc mắc các bệnh như đau ruột thừa, tắc vòi trứng hoặc thủng dạ dày.
  • Không tự tiến hành massage những huyệt đạo kích thích ham muốn nếu bạn không chắc chắn về vị trí chính xác của chúng.
  • Chỉ nên thực hiện massage nhẹ nhàng, mơn trớn trên da để kích thích cảm giác khoái cảm, tránh sử dụng lực quá mạnh khi thực hiện.
  • Tránh lạm dụng bấm những huyệt đạo kích thích ham muốn vì điều này có thể làm giảm chức năng sinh dục tự nhiên của cơ thể.

Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat


roi-loan-tinh-duc-nu-1-1661421611419332136817.png.webp


Omega-3-tac-dung-dem-lai-nhieu-loi-ich-cho-suc-khoe-tim-mach.jpg

Omega là gì? 

Omega là loại axit béo không no với nhiều nối đôi. Có 11 loại axit béo omega, tuy nhiên trong đó lại có 3 loại axit đặc biệt quan trọng và thiết yếu đối với cơ thể con người, đó là omega-3, omega-6omega-9

Các loại omega này mặc dù rất cần thiết cho cơ thể, nhưng bản thân cơ thể của chúng ta lại không thể tự sản xuất ra chúng được. Vì vậy, bạn cần phải bổ sung thêm các loại omega thông qua thức ăn, thuốc, các sản phẩm thực phẩm chức năng. 

Cần phải bổ sung Omega cho cơ thể từ các loại thực phẩm

Omega 3 có tác dụng gì ?

Công dụng Omega 3

Omega 3 là một axit béo chưa nó thường tồn tại ở 3 dạng chính là DHA (docosahexaenoic acid), EPA (eicosapentaenoic acid) và ALA (alpha-linolenic acid). Đây là một thành phần rất quan trọng cho cơ thể nhưng cơ thể lại không có khả năng tự tổng hợp được. 

Theo các nghiên cứu khoa học, Omega 3 tác dụng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa ung thư, chống lại sự suy giảm tinh thần liên quan đến tuổi tác (Ví dụ: căn bệnh Alzheimer thường thấy ở người già), cải thiện xương khớp, chống lại những tác hại nguy hiểm của ánh nắng mặt trời đối với làn da,…

Trong đó: 

  • EPA: có tác dụng rất tốt trong việc chống trầm cảm. Thậm chí theo một vài nghiên cứu còn cho thấy, EPA có tác dụng như một loại thuốc chống trầm cảm thông thường. Ngoài ra còn có khả năng chống lão hóa cho da, giúp làn da mịn màng, tươi trẻ. 
  • DHA: là một thành phần chính trong võng mạc mắt của bạn. Bổ sung đủ DHA sẽ giúp bạn cải thiện thị lực đáng kể. Ngoài ra, việc bổ sung DHA sẽ giúp phát triển não bộ, tăng cường trí thông minh, cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như ngăn ngừa một số loại bệnh. 
  • ALA: chủ yếu được chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể. Một số ít sẽ chuyển hóa thành dạng EPA và DHA. 

Tác dụng Omega 3 6 9  

Ngoài các công dụng vô cùng tuyệt vời của dầu cá omega 3 đã kể trên thì còn lại 2 loại Omega cũng quan trọng không kém cho cơ thể là Omega 6Omega 9

Omega 6: 

Cũng là một axit béo chưa no, tồn tại chủ yếu ở 4 dạng: LA (Linoleic Acid), GLA (Gamma linolenic acid), (DGLA) Dihomo-gamma linolenic acidAA (Arachidonic acid). Và cũng như Omega 3, cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được Omega 6 mà phải nhờ đến sự bổ sung đầy đủ qua thức ăn, thuốc, … 

Omega 6 đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời như: kiểm soát lượng đường trong máu, hạn chế dị ứng, giảm huyết áp cao, giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương,… Bên cạnh đó, omega 6 còn hỗ trợ trong việc làm đẹp bao gồm kích thích sự phát triển của da và tóc, điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nhìn chung, bổ sung đủ omega 6 sẽ giúp đem lại cho bạn một cơ thể vô cùng khỏe mạnh cùng làn da sáng khỏe, căng bóng. 

Omega 9:

Là một axit béo chưa no bao gồm Axit Oleic, Axit Mead,… Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Omega 9 đối với Omega 3Omega 6 chính là cơ thể có khả năng tự tổng hợp được Omega 9

Mặc dù mức độ thiết yếu của Omega 9 đối với cơ thể không bằng Omega 3Omega 6 nhưng nó lại có vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng liều lượng Omega 3Omega 6 trong cơ thể. Bên cạnh đó, Omega 9 cũng có vai trò rất cần thiết trong sự phát triển của trẻ em, hệ miễn dịch và tham gia trong việc chống lại nhiều loại bệnh lý ác tính.

 Nguồn bổ sung Omega

 Các thực phẩm giàu Omega trong bữa ăn hằng ngày 

  • Omega 3: Các loại thực phẩm dồi dào Omega 3 dễ tìm thấy được ở những món ăn hằng ngày, đặc biệt là ở những loại cá béo. Như là: cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ, cá mòi, sữa, nước ép, đậu nành, ngũ cốc, yến mạch, rau củ, trứng, bơ…
  • Omega 6: các loại dầu thực vật giàu Omega 6 như là dầu bắp, dầu hạt bông vải, dầu hạt nho, dầu mè, dầu đậu nành, dầu hoa hướng dương, trong trứng gà, trong mỡ…
  • Omega 9: dù cơ thể có thể tự sản xuất được nhưng chỉ được với một lượng nhỏ. Vì vậy đừng quên bổ sung đầy đủ Omega 9 từ các loại động vật và thực vật như ôliu, dầu canola, đậu phộng và dầu hướng dương.

Thuốc dầu cá Omega 3 hay còn gọi là thực phẩm chức năng Omega 3

Nếu như bạn không có thói quen ăn nhiều thực phẩm giàu Omega 3, vậy thì có thể cân nhắc thực phẩm chức năng Omega 3

Omega 3 được nén ở dạng viên con nhộng, chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và có một liều lượng nhất định.

Điểm khác biệt chính là viên thực phẩm chức năng có thể giúp kiểm soát và tính toán được cụ thể liều lượng Omega 3 nạp vào cơ thể. 

Liều dùng Omega 3 

Có một số quan điểm cho rằng, bổ sung Omega 3 thì càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên nếu như bổ sung Omega quá liều lượng sẽ đem lại một số tác dụng phụ như là hạ huyết áp, rối loạn tiêu hóa,…

Chỉ cần bổ sung một lượng vừa đủ và phù hợp với tỷ trọng cơ thể thì đã có được hiệu quả tốt nhất. 

Theo nghiên cứu, liều lượng EPA DHA được bổ sung trong một ngày phải tối thiểu là 250mg và tối đa là 3000mg. Omega 3 được khuyến cáo bổ sung theo liều lượng như sau:

  • Người khỏe mạnh: vì khẩu phần ăn hằng ngày cũng đã chứa một lượng Omega 3 sẵn, vì thế chỉ cần uống 1 viên/ngày là đủ.
  • Trẻ từ 6 – 8 tuổi: nên bổ sung từ 900mg mỗi ngày. 
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: bé gái nên bổ sung 1000mg/ngày. Còn bé trai cần nhiều hơn bé gái: 1200mg/ngày.
  • Độ tuổi từ 14 trở lên: nữ giới nên bổ sung 1100mg/ngày và nam giới nên bổ sung 1600mg/ngày
  • Ở phụ nữ mang thai cần 1400mg/ngày và phụ nữ đang cho con bú cần 1300mg/ngày.
  • Độ tuổi trung niên trở lên: 1100/ngày.

Vì thế tùy theo độ tuổi mà chúng ta nên uống dầu cá đúng cách để cho chúng phát huy tác dụng của dầu cá một cách tối ưu. Ngoài ra, tác dụng của omega 3 với làn da cực kì hữu dụng.

Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat



Sinh trai hay gái là do lẽ tự nhiên của tạo hóa. Nhưng khi cuộc sống phát triển, nhu cầu sinh trai hay gái cũng xuất hiện. Nhiều gia đình sinh con một bề muốn cho “có nếp có tẻ” đối khi rất muốn sinh con theo giới tính được định sẵn.

Thời điểm quan hệ

  • Người có chu kì kinh nguyệt đều: Ngày rụng trứng = chu kì kinh nguyệt – 14 ngày.

Ví dụ: nếu chu kì kinh nguyệt dài 28 ngày, ngày rụng trứng = 28 -14 = 14, vậy ngày rụng trứng rơi vào ngày thứ 14 tính từ ngày kết thúc kinh nguyệt của chu kì kinh trước.

Nếu chu kì kinh nguyệt dài 30 ngày, ngày trứng rụng = 30 – 14 = 16, vậy ngày rụng trứng rơi vào ngày thứ 16 tính từ ngày kết thúc kinh nguyệt của chu kì kinh trước.

  • Người có chu kì kinh nguyệt không đều thì khá khó để tính, chúng ta có thể dựa vào dấu hiệu thường thấy.

Vào ngày trứng rụng cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi như bình thường sáng sớm thức dậy, thân nhiệt phụ nữ sẽ dưới 37 độ C, vào ngày rụng trứng thân nhiệt sẽ tăng cao trên 37 độ C; vào ngày rụng trứng ở âm đạo sẽ rất ẩm ướt, tiết dịch nhầy trong, dai như lòng trắng trứng.

Căn cứ theo tuổi vợ chồng

Lấy tuổi vợ chồng theo Âm lịch cộng lại. Khi có được số tổng, lấy số này trừ đi 40.

Nếu số dư lớn hơn 40, tiếp tục trừ đi 40. Sau đó, số dư còn lại đầu tiên trừ cho 9. Cứ như thế tiếp tục trừ 8, lại trừ 9, rồi trừ 8… cho đến khi số dư nhỏ hơn hoặc bằng 8, 9 thì ngưng.

Kết quả:

  • Nếu hiệu số cuối cùng là số chẵn thì thụ thai trong năm, sinh trong năm sẽ có con trai. Ngược lại, thụ thai ngoài năm, sinh trong năm sẽ có con gái.
  • Nếu hiệu số cuối cùng là số lẻ thì thụ thai trong năm, sinh trong năm sẽ có con gái. Ngược lại, thụ thai ngoài năm, sinh trong năm sẽ có con trai.

Cách tính sinh con trai sinh con gái theo tháng thụ thai

Ứng dụng bảng tổng kết theo Lịch Vạn sự về “tháng thụ thai sinh trai hay gái” như sau:

Cách tính sinh con trai con gái theo tháng thụ thai

Theo bảng này, chúng ta xem cột tuổi người mẹ phía trên từ 18 đến hết 40.

Cột dọc bên trái ứng với tháng thụ thai. Nếu rơi vào ô có dấu “+” là sinh con trai, dấu “0” là con gái.

Tương truyền đây là bảng tổng kết sinh con theo ý muốn của các quan Thái Giám trong cung đình xưa.

Phương pháp tính sinh con theo ý muốn dựa theo các quẻ Bát Quái

 

Cách tính sinh con trai con gái theo tháng thụ thai 

Bát Quái có 8 quẻ chính là Càn, Khôn, Đoài, Tốn, Khảm, Chấn, Ly, Cấn. Các quẻ này lại chia ra thành các quẻ dương và quẻ âm.

Các quẻ dương là Càn, Khảm, Cấn, Chấn. Còn lại các quẻ âm là: Khôn, Đoài, Tốn, Ly.

Người xưa dựa trên các quẻ âm và quẻ dương vừa nêu để tính một đứa trẻ sắp sinh ra là con trai hay con gái.

Phương pháp tính là lấy tuổi theo âm lịch của cha và mẹ và tháng thụ thai để tính.

Nếu khi có bầu mà người mẹ ở tuổi chẵn: 20, 22, 24, 26… thì vẽ 2 vạch ngắn liền nhau (–).

Nếu ở tuổi lẻ như 21, 23, 25… thì vẽ 1 vạch dài ( _ ). Đối với người bố cũng thế.

Tháng thụ thai.

Nếu tháng thụ thai là tháng lẻ thì 1 vạch dài, tháng chẵn thì 2 vạch ngắn. Lưu ý là tháng thụ thai cũng tính theo âm lịch và tuổi âm lịch thì phải cộng thêm cả tuổi Mụ.

Ví dụ sinh năm 1985 thì sang năm 2014 là 29 theo dương lịch nhưng là 30 theo âm lịch.

Tính được các vạch ngắn dài rồi thì ta sắp xếp lại. Xếp vạch ứng với tuổi bố ở trên, mẹ ở dưới và chèn vào giữa là vạch ứng với tháng thụ thai của đứa bé, rồi tra vào hình Bát Quái nếu thuộc cung Càn, Khảm, Cấn, Chấn thì sinh con trai, ngược lại nếu thuộc Khôn, Đoài, Ky, Tốn thì sinh con gái.

Ví dụ

Tuổi của người chồng theo âm lịch là 31 tuổi, là tuổi lẻ thì vạch một hào dài __ (hào dương) ở trên cùng. Tuổi của người vợ theo âm lịch là 26 tuổi, là tuổi chẵn thì vạch 2 vạch ngắn – – (hào âm), ở dưới vạch đã kể của người chồng.

Tháng thụ thai là tháng 4 (chẵn) thì vạch 2 vạch ngắn – – (hào âm), ở giữa 2 vạch của chồng và vợ. Ta có quẻ Cấn (con trai). Muốn biết tượng của 8 quẻ thì xem hình phía trên.

Đây chỉ là gợi ý mang tính chất tham khảo vui, vì thực tế khoa học đã chứng minh, cấu tạo về hình thái của tinh trùng X và Y là tương đồng nhau, và ngày rụng trứng không liên quan đến vấn đề sinh con theo ý muốn.

Nên áp dụng chế độ ăn cho tinh trùng khỏe mạnh để tăng cơ hội thụ thai

– Không nên mặc những bộ đồ quá chật để tránh ảnh hưởng đến tinh trùng.

– Thay đổi chế độ ăn uống: Nên bổ sung nhiều loại thực phẩm có chứa vitamin B, vitamin C, các loại hạt, Lycopene,… nên ăn nhiều loại rau và trái cây, một số loại động vật có vỏ (ốc, nghêu, sò, trai…). Đồng thời người bệnh nên tránh uống bia rượu và hút thuốc lá, stress, thức khuya, ăn uống sinh hoạt không đều độ…

– Tập thể dục thường xuyên: Tình trạng thừa cân béo phì chính là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến nồng độ testosterone và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản ở nam giới. Do đó, nam giới nên thường xuyên tập luyện để cải thiện sức khỏe, duy trì cân nặng ổn định. 

Cả người cha và người mẹ cần phải đảm bảo một sức khỏe tốt trước khi sinh con, dù họ có mong muốn sinh con trai hay con gái.

Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat


Thuc-pham-giau-axit-folic3.jpg

1. Acid Folic là gì?

Acid folic hay còn gọi là vitamin B9 là một chất thuộc vitamin nhóm B. Đây là một chất rất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào cũng như sự hình thành của tế bào máu.

Acid folic có nhiều trong các thực phẩm như : rau lá xanh, hoa quả, đỗ hạt, lê và các loại hạt, thực phẩm lên men và thịt bò,…

2. Vai trò của acid folic đối với bà bầu

Acid folic là yếu tố không thể thiếu trong việc giúp cơ thể sản sinh ra hồng cầu. Bởi hồng cầu là nhân tố quan trọng giúp mang oxy từ phổi đến khắp các bộ phận của cơ thể. Vai trò của acid folic trước lúc có thai hoặc tuần đầu tiên của thai kỳ còn giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy acid folic cũng có thể ngăn ngừa dị tật tim ở đứa trẻ và các dị tật bẩm sinh về miệng là hở môi và vòm miệng.

3. Nên uống acid folic trước khi mang thai bao lâu?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống viên bổ sung acid folic trước khi có bầu 1 năm sẽ giảm thiểu được nguy cơ sinh non so với những người phụ nữ khác.

Khi acid folic vào cơ thể sẽ kích thích sản xuất những tế bào mới khỏe mạnh. Việc sử dụng các loại vitamin này trước và trong suốt giai đoạn thai kỳ sẽ giúp ngăn ngừa các khiếm khuyết ở ống thần kinh của thai nhi cũng như làm giảm thiểu được các nguy cơ như liệt não, chậm phát triển về trí tuệ, mắc các bệnh phổi mãn tính.

4. Bổ sung acid folic như thế nào?

Bổ sung từ thực phẩm

Các nguồn rau củ quả và những thực phẩm lên men và thịt bò chính là nguồn cung cấp lượng acid folic cần thiết dành cho bà bầu. Những thực phẩm giàu acid folic bao gồm:

  • Rau xanh
  • Măng tây
  • Nước cam hoặc quả cam
  • Trứng luộc chín
  • Gạo lức
  • Bánh mì đen
  • Các loại đậu như đậu lăng, đậu đen, đậu phộng,..

Bổ sung Axit folic bằng thuốc uống

Trong một số trường hợp việc bổ sung acid folic bằng những loại thực phẩm thông thường không đáp ứng được nhu cầu của bà bầu. Do đó việc sử dụng các loại thuốc uống bổ dung acid folic là rất cần thiết.

Theo khuyến cáo trước khi có thai bạn nên uống một viên thuốc bổ sung acid folic có chứa 400 microgam acid folic mỗi ngày.

Trong thời gian thai kỳ, phụ nữ được khuyên sử dụng 600 microgam acid folic mỗi ngày. Bác sĩ có thể kê đơn một loại thuốc chứa acid folic trước sinh cho bạn. Hoặc bạn cũng có thể mua thuốc chứa acid folic trước sinh mà không cần đơn của bác sĩ.Chú ý là acid folic được khuyến cáo sử dụng mỗi ngày từ 400 đến 600 microgram, khi đó lượng acid folic dư sẽ được thải ra nước tiểu và không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Trong trường hợp sử dụng acid folic với liều cao trên 1000 microgam mỗi ngày và trong một thời gian dài có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, có vị lạ trong miệng, phấn kích và nặng nề nữa là động kinh.

Trong thời gian chuẩn bị mang thai, trước khi bổ sung bất kỳ một loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ; đồng thời cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.

Người chồng nên:

  • Kiểm tra sức khỏe sinh sản, phát hiện các bệnh lý teo tinh hoàn, yếu sinh lý, tinh trùng yếu…
  • Các bệnh lây qua đường tình dục nhất là những bệnh không thể chữa khỏi vô cùng nguy hiểm

Người vợ nên:

  • Tiêm chủng trước khi mang thai (đặc biệt là ngừa rubella vì rubella trong thai kỳ cực kỳ nguy hiểm)
  • Xét nghiệm gen để sàng lọc các bệnh lý di truyền trước khi mang thai
  • Kiểm tra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi
  • Đặc biệt là phụ nữ trên 35 tuổi nếu muốn mang thai (nhất là chưa mang thai lần nào) sẽ phải kiểm tra sức khỏe rất chi tiết do mang thai ở tuổi này thường gặp các vấn đề: Suy buồng trứng, sinh non, nguy cơ dị tật thai nhi, rau tiền đạo, tiền sản giật cao hơn.

Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat


Vitamin-d-foods-1-1200x675.webp

Vitamin D là gì?

Vitamin D là một vitamin tan trong chất béo, chủ yếu hỗ trợ hấp thụ canxi, thúc đẩy tăng trưởng và khoáng hóa xương của cơ thể. Nó cũng liên quan đến các chức năng khác nhau của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh của bạn.

Nghiên cứu mới nổi cho thấy vitamin D có thể giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh, chẳng hạn như trầm cảm, tiểu đường, ung thư và bệnh tim.

Vậy bạn cần bao nhiêu vitamin D mỗi ngày?

Chế độ Vitamin D được khuyến nghị (The Reference Daily Intake) là 600 IU dành cho người từ 1 đến 70 tuổi và 800 IU dành cho người trên 70 tuổi. Nếu bạn không nhận đủ ánh sáng mặt trời, lượng khuyến nghị Vitamin D có thể sẽ đạt gần 1.000 IU mỗi ngày.

Trong một số trường hợp, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được lượng vitamin D phù hợp, đặc biệt là nếu bạn không nhận đủ vitamin D hoặc có nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Mặc dù độc tính của vitamin D là rất hiếm, nhưng tránh dùng liều vitamin D dài hạn và vượt quá 4.000 IU mỗi ngày mà không có sự giám sát từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Thiếu vitamin D nên ăn gì?

  • Lòng đỏ trứng

Những người không ăn cá nên biết rằng hải sản không phải là nguồn cung cấp vitamin D duy nhất, trong đó trứng là một nguồn cung cấp vitamin D khác rất bổ dưỡng tuyệt vời.

Trong khi hầu hết protein trong trứng được tìm thấy trong lòng trắng thì chất béo, vitamin và khoáng chất được tìm thấy chủ yếu trong lòng đỏ. Một lòng đỏ trứng điển hình từ gà nuôi có chứa 18 – 39 IU vitamin D. Tuy nhiên, những con gà được nuôi thả trên đồng dưới ánh sáng mặt trời thì sẽ sinh ra trứng với mức độ cao gấp 3 đến 4 lần số lượng vitamin so với gà nuôi. Ngoài ra, trứng từ những con gà được cho ăn thức ăn giàu vitamin D thì lượng vitamin D có trong trứng của những con gà này có thể lên tới 6.000 IU mỗi lòng đỏ. Đó là một con số khổng lồ gấp 10 lần lượng khuyến cáo.

  • Cá hồi

Cá hồi là một loại cá béo (tên tiếng Anh là fatty fish) là nguồn thực phẩm rất giàu vitamin D. Theo Cơ sở dữ liệu thành phần thực phẩm Mỹ (USDA Food Composition) thì một khẩu phần cá hồi 100 gram chứa từ 361 đến 685 IU vitamin D. Tuy nhiên, có sự khác biệt về lượng vitamin D ở cá hồi tự nhiên hay được nuôi. Trung bình, cá hồi đánh bắt tự nhiên có 988 IU vitamin D mỗi 100 gram, tuy nhiên, cá hồi nuôi chỉ cung cấp khoảng 250 IU vitamin D/100 gram.

  • Cá trích và cá mòi

Cá trích là một loài cá được nhiều người dân ở nhiều quốc gia sử dụng. Nó có thể được ăn sống, đóng hộp, hun khói hoặc muối. Loài cá nhỏ này cũng là một trong những nguồn vitamin D tốt. Cá trích Đại Tây Dương tươi cung cấp 1.628 IU mỗi khẩu phần 100 gram. Nếu không có cá tươi thì cá trích ngâm giấm cũng là một nguồn vitamin D tuyệt vời, cung cấp 680 IU cho mỗi khẩu phần 100 gram. Tuy nhiên, cá trích ngâm cũng chứa một lượng muối natri cao dẫn đến một số người tiêu thụ quá nhiều.

Cá mòi cũng là một nguồn vitamin D tốt với mỗi khẩu phần có chứa 272 IU. Có một số loại cá béo khác cũng là nguồn vitamin D tốt như cá bơn lưỡi ngựa (halibut) và cá thu cung cấp lần lượt 600 và 360 IU mỗi khẩu phần.

  • Dầu gan cá tuyết

Dầu gan cá tuyết là thực phẩm chức năng nhằm bổ sung vitamin D rất phổ biến hiện nay. Nếu bạn không thích cá, uống dầu gan cá tuyết có thể là giải pháp rất tốt để đảm bảo lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh. Dầu gan cá tuyết có khoảng 450 IU vitamin D mỗi muỗng cà phê (4,9 ml).

Dầu gan cá tuyết cũng là một nguồn vitamin A tuyệt vời, đủ 90% lượng được khuyến cáo trong một muỗng cà phê (4,9 ml). Tuy nhiên, vitamin A có thể độc với liều cao. Do đó, hãy thận trọng với dầu gan cá tuyết, bạn cần đảm bảo là không dùng quá nhiều.

  • Cá ngừ đóng hộp

Nhiều người thích cá ngừ đóng hộp vì hương vị của nó và có thể bảo quản dễ dàng. Ngoài ra, về mặt giá cả thì cá ngừ đóng hộp cũng thường rẻ hơn so với mua cá tươi. Cá ngừ light tuna đóng hộp chứa tới 236 IU vitamin D trong khẩu phần 100 gram.

Tuy nhiên, người sử dụng cần lưu ý, cá ngừ đóng hộp có chứa methylmercury, đây một chất độc được tìm thấy trong nhiều loại cá. Nếu nó tích tụ trong cơ thể bạn, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

  • Nấm

Ngoài thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng (tên tiếng Anh là fortified foods), thì chỉ có nấm là nguồn thực vật duy nhất có chứa nhiều vitamin D. Giống như con người, nấm chỉ có thể tổng hợp vitamin này khi tiếp xúc với tia UV của ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, nấm sản xuất vitamin D2, trong khi động vật sản xuất vitamin D3. Mặc dù vitamin D2 giúp tăng nồng độ vitamin D trong máu, nhưng nó có thể không hiệu quả như vitamin D3. Lượng vitamin D trong 100 gram nấm có chứa 2.300 IU vitamin D, cao gần gấp 4 lần so với lượng khuyến cáo.

  • Hàu

Hàu là một loại ngao sống trong nước mặn có hướng vị rất ngon, ít calo và đầy đủ chất dinh dưỡng. Một con hàu tự nhiên 100 gram chỉ có 68 calo nhưng chứa 320 IU vitamin D.

  • Tôm

Tôm là một loại động vật giáp xác rất phổ biến ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, không giống như hầu hết các nguồn vitamin D hải sản khác, tôm rất ít chất béo nhưng chúng vẫn chứa một lượng vitamin D tốt với 152 IU mỗi khẩu phần. Ngoài ra, tôm cũng chứa axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe, mặc dù với lượng thấp hơn nhiều loại thực phẩm giàu vitamin D khác.

  • Thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng (fortified foods)

Trong trường hợp nguồn vitamin D tự nhiên bị hạn chế, đặc biệt nếu bạn ăn chay hoặc không thích cá thì một số sản phẩm không chứa vitamin D tự nhiên là nguồn thực phẩm bổ sung vitamin D rất hữu hiệu như:

  • Nước cam

Trong một số trường hợp, người mắc bệnh không dung nạp lactose hoặc dị ứng với sữa thì có thể sử dụng nước cam có bổ sung vitamin D và các chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như canxi. Một cốc (237 ml) nước cam được làm giàu vitamin D có 142 IU vitamin D.

  • Sữa bò

Sữa bò, loại sữa mà hầu hết mọi người uống, đây một nguồn dinh dưỡng rất tốt bao gồm canxi, phốt pho và riboflavin. Ở một số quốc gia, sữa bò được bổ sung vitamin D với hàm lượng khoảng 130 IU mỗi cốc (237 ml).

  • Sữa đậu nành

Do vitamin D được tìm thấy hầu như chỉ có trong các sản phẩm động vật do đó người ăn chay có nguy cơ thiếu vitamin D rất cao. Vì vậy, các thực phẩm thay thế như sữa đậu nành là thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất khác tương tự có trong sữa bò. Một cốc (237 ml) sữa đậu nành thường có từ 99 đến 119 IU vitamin D.

  • Ngũ cốc và bột yến mạch

Một số loại ngũ cốc và bột yến mạch ăn liền cũng được bổ sung vitamin D. Một khẩu phần 1/2 chén của những thực phẩm này có thể cung cấp từ 55 đến 154 IU.

Dành thời gian ra ngoài nắng là cách để có được liều vitamin D. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là rất khó đối với nhiều người. Do đó, các thực phẩm được liệt kê trong bài viết này là một số nguồn thực phẩm giàu vitamin D và rất phổ biến, do đó, bạn dễ dàng sử dụng các thực phẩm này để bổ sung vitamin cho bạn và gia đình mình.

Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat


vitamin-tong-hop-cho-ba-bau-1200x718.jpg

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, trẻ sinh ra có thể trạng và trí thông minh phát triển tốt thì phụ nữ trước khi mang thai cần uống bổ sung thuốc vitamin và khoáng chất. Việc bổ sung các loại vitamin tổng hợp trước khi mang thai cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về cách dùng, liều lượng,… để chăm sóc sức khỏe một cách tốt.

1. Vì sao cần bổ sung vitamin tổng hợp trước khi mang thai?

Nếu bạn đang cố gắng có con, bạn nên ăn một chế độ ăn uống lành mạnh để cơ thể nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết. Bên cạnh đó, việc bổ sung vitamin trước khi mang thai cũng rất quan trọng. Vitamin chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất giống như trong một loại vitamin tổng hợp hàng ngày, nhưng chúng thường chứa hàm lượng axit folic và sắt cao hơn.

Hầu hết các cơ quan quan trọng trong thai nhi đang phát triển được hình thành sau 10 tuần của thai kỳ, vì vậy điều quan trọng là phải có những loại vitamin thiết yếu này trước, vì việc duy trì hàm lượng đầy đủ những chất này trong máu có thể mất nhiều thời gian. Một cách tối ưu, hàm lượng axit folic và các vitamin khác sẽ được tích lũy vài tuần hoặc vài tháng trước khi thụ thai. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về những loại vitamin nào cần bổ sung trước khi mang thai mà bạn cần biết.

1.1. Sự quan trọng của vitamin trước khi sinh

Một chế độ ăn uống lành mạnh là cách để có được các vitamin và khoáng chất cần thiết. Nhưng khi mang thai, bạn có thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng. Nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai, vitamin trước khi sinh là lựa chọn tối ưu nhất dành cho bạn.

Các loại vitamin trước khi sinh chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng quan trọng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao của phụ nữ mang thai. Các chế phẩm vitamin thường chứa nhiều acid folic (loại vitamin quan trọng nhất cho sự phát triển của não bộ và cột sống của thai nhi), sắt, vitamin A, vitamin B6 và cũng có thể chứa vitamin D, vitamin C, vitamin E, các khoáng chất như calci, kẽm, iod và đồng.

1.2. Khi nào cần bổ sung vitamin trước sinh?

Thời điểm lý tưởng là 1 tháng trước khi bạn dự định mang thai. Những tuần đầu tiên là thời điểm thực sự rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Bổ sung axit folic và các vitamin khác trước khi sinh có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh. Theo đó, bạn cần tiếp tục duy trì việc bổ sung vitamin trong suốt thai kỳ của bạn.

1.3. Vitamin trước khi sinh có tác dụng phụ không?

Các loại vitamin trước sinh hầu như được đóng gói dưới dạng viên nén hoặc viên nang để phù hợp nhất cho sự hấp thu. Tuy nhiên, có một số bà bầu có thể gặp phải tình trạng táo bón khi sử dụng. Vậy để tránh táo bón, bạn cần lưu ý:

  • Uống nhiều nước, từ 2 – 3 lít nước/ngày.
  • Ăn các loại rau củ quả nhiều chất xơ
  • Hoạt động thể dục thể thao nhẹ nhàng, nhưng phải đảm bảo rằng bạn được sự đồng ý của bác sĩ
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng.

2. Những những loại vitamin nào cần bổ sung trước khi mang thai

Một số loại vitamin cần thiết mà mẹ cần bổ sung trước khi mang thai gồm những loại sau:

  • Axit folic: Đây là vitamin quan trọng nhất cần bổ sung khi có kế hoạch mang thai. Nó tốt cho cả bà bầu và thai nhi. Loại vitamin này làm tăng lưu thông máu và làm giảm nguy cơ thiếu máu trong thời kỳ mang thai bằng cách tăng sản xuất các tế bào máu ở cơ thể bà bầu. Nó cũng giúp chống lại cảm giác mệt mỏi trong thời kỳ mang thai. Quan trọng nhất nó làm giảm nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh và chậm phát triển của thai nhi.

Acid folic cũng rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ và cột sống. Thời điểm này là chìa khóa quan trọng nhất: Các khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống xảy ra rất sớm trong thai kỳ, trước khi nhiều phụ nữ biết mình đang mang thai. Uống bổ sung hàng ngày với ít nhất 400 microgam axit folic hoặc nhiều hơn theo kê đơn của bác sĩ nếu bạn có nguy cơ cao sinh con bị dị tật ống thần kinh, bắt đầu từ một tháng trước khi bạn thụ thai có thể làm giảm nguy cơ NTDs của con bạn lên đến 70%.

  • Sắt: Sắt giúp cơ thể bạn tạo máu để cung cấp oxy cho thai nhi. Sắt có thể làm giảm nguy cơ thiếu máu và ngăn ngừa tình trạng sinh non, thiếu cân ở trẻ sơ sinh. Bạn cần thêm 27 miligam sắt mỗi ngày trong thời kỳ mang thai để hỗ trợ tăng lượng máu của bạn và cho thai nhi đang phát triển. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng nó. Khi cơ thể bạn dự trữ lượng sắt dư thừa, có khả năng gây nguy hiểm, vì vậy hãy bổ sung không quá 45 miligam mỗi ngày.
  • Vitamin B6: Các loại vitamin trước khi sinh thường chứa vitamin B6, có thể giúp giảm triệu chứng ốm nghén. Thậm chí, có bằng chứng cho thấy uống vitamin trước khi sinh trong những tháng trước khi mang thai có thể giúp bạn tránh ốm nghén. Lượng B6 được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai – 1,9 miligam/ngày.

  • Axit béo omega-3: Chúng là chất béo, không phải vitamin, nhưng axit béo omega-3 đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của não và mắt của bé. Một số loại vitamin trước khi sinh có chứa omega-3. Bạn cũng có thể bổ sung omega-3 từ các nguồn thực phẩm, chẳng hạn như cá hồi .
  • Iốt: Trong thời kỳ mang thai, iốt giúp phát triển não bộ và hệ thần kinh của em bé. Đó là một khoáng chất quan trọng khác không có trong tất cả các loại vitamin trước khi sinh, nó có thể được tìm thấy trong cá, các sản phẩm từ sữa và thực phẩm được tăng cường iốt như muối iốt và một số loại bánh mì và ngũ cốc. Thiếu iốt cũng có liên quan đếnsuy giáp ở mẹ, thai nhi và trẻ sơ sinh. Theo một nghiên cứu, phụ nữ dùng vitamin bổ sung iod trước và trong khi mang thai có thể giúp em bé sinh ra có chỉ số IQ cao hơn và sức khỏe tốt hơn.
  • Canxi: Thai nhi phát triển trong tử cung của bạn cần sử dụng canxi để phát triển hệ răng, xương. Canxi và vitamin D giúp ngăn ngừa nguy cơ suy giảm mật độ xương của bà bầu và giúp thai nhi phát triển tốt hơn. Bổ sung canxi trước khi sinh cũng làm giảm nguy cơ tiền sản giật. Bạn cũng cần khoảng 1.000 mg canxi mỗi ngày cả trước và trong khi mang thai. Vitamin trước khi sinh có chứa canxi, nhưng liều lượng trong hầu hết các chất bổ sung từ 200 đến 300 miligam. Vì vậy bạn nên bổ sung thêm canxi qua các loại thức ăn có chứa nhiều canxi như trứng, sữa, tôm, cua…

Để trẻ có thể phát triển toàn diện, phụ nữ trước khi mang thai cần uống bổ sung thuốc, các dưỡng chất và vitamin cần thiết theo khuyến nghị của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng,…

Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat


20210130_024306_809021_xet-nghiem-adn.max-1800x1800-1.jpg

Khám sàng lọc trước khi mang thai là cách đơn giản, hiệu quả và cần thiết để cha mẹ hiện đại có thể chủ động hiểu tình hình sức khỏe di truyền của mình để từ đó cùng các bác sĩ tìm ra phương pháp sinh an toàn giúp bé khỏe mạnh.


Bản quyền 2021 © Phòng khám Phạm Nhật