Hít Thở Đúng Khi Rặn Sanh – Sanh Không Đau

hit2Btho2Bdung2Bcach2Bkhi2Bsanh.jpg

Mỗi một cơn gò tử cung thường có 3 thì:

  • Thì co
  • Thì kéo dài 
  • Thì nghỉ.

Ở thì co, thai phụ thường cảm giác bụng cứng lên, cảm giác đau đớn tăng dần, đau đạt đỉnh điểm ở thì kéo dài, sau đó cảm giác đau sẻ giảm dần và không cảm thấy đau nữa ở thì nghỉ.

Khoảng cách giữa các cơn gò tử cung là thì nghỉ, đó là những thời điểm để thai phụ phục hồi sức lực, chuẩn bị tập trung vào thì co và thì kéo dài để chịu đau và rặn có hiệu quả.

CÁCH THỞ:

Dựa theo tính chất chu kỳ của cơn gò tử cung, sản phụ sẽ chú ý, tập trung vào hơi thở:
  • Khi bắt đầu cảm nhận đau, nghĩa là khi bắt đầu thì co, có cơn co xuất hiện thai phụ nên tập trung vào hơi thở để tập thở nhanh dần.
  • Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.
  • Cơn đau càng tăng thì thở càng nhanh hơn và nông hơn, tần suất nhịp thở tăng dần ở thì kéo dài.
  • Cảm nhận đau càng nhiều thì thở càng nhanh hơn.
  • Ở thì thở ra làm sao tạo được tiếng rít gần như tiếng rít, tiếng huýt sáo nhỏ.
  • Đến khi cảm nhận bớt đau thì thở chậm lại và thở sâu hơn, tần suất nhịp thở giảm dần.
  • Ở thì nghỉ giữa các cơn co tử cung, thai phụ nên thở sâu và nhẹ nhàng bình thường để lấy lại năng lượng đã bị mất đi khi thở nhanh, nông ở thì co và tích trữ năng lượng cho lần thở của cơn đau kế tiếp…
  • Nên thư giãn tòan thân là tốt nhất.
  • Khi bác sĩ cho phép đươc rặn, thai phụ nên tập rặn đúng cách thì mới có hiệu quả đẩy thai ra khỏi bụng mẹ và ống sinh dục được.

 

BS - Phạm Quang Nhật

Bản quyền 2021 © Phòng khám Phạm Nhật