Khi nào nước ối đục cảnh báo nguy hiểm?
Nước ối là gì?
Khi còn nằm trong bụng mẹ thì các em bé sẽ được bao quanh bởi một lớp màng được gọi là túi ối. Bên trong túi ối sẽ có nước ối, đây là môi trường có nhiều chất dinh dưỡng, vô cùng ấm áp và ổn định để thai nhi có thể phát triển và góp phần giúp bảo vệ thai nhi trước những tác nhân có hại.
Nước ối đóng vai trò quan trọng như một dung dịch đặc biệt góp phần tạo nên lớp màng lỏng bảo vệ thai nhi từ những ngày đầu tiên thai nhi được hình thành cho đến khi rời khỏi bụng mẹ.
Nước ối bắt đầu xuất hiện từ ngày thứ 12 sau khi thụ tinh và được tạo thành từ 3 nguồn gốc chính: màng ối, thai nhi và máu của người mẹ. Cụ thể như sau:
Thai nhi: Trong thời gian đầu thai kỳ, nước ối được tạo thành có nguồn gốc từ da thai nhi, sau đó từ tuần thứ 20 trở về sau, nguồn gốc quan trọng tạo nên nước ối vẫn là thông qua nước tiểu ở đường tiết niệu, bé bắt đầu bài tiết vào tuần thứ 16 thai kỳ.
Màng ối: Màng ối có vai trò bao phủ bánh nhau dây rốn cũng góp phần tạo nên nước ối.
Máu mẹ: Khoảng thời gian em bé nằm trong bụng mẹ, quá trình trao đổi chất giữa máu mẹ và nước ối thông qua màng ối luôn diễn ra liên tục, đã tạo nên nước ối.
Thành phần của nước ối
Nước ối là một dung dịch lỏng với hơn 97% là nước, còn lại là muối khoáng và các chất hữu cơ.
Trong đó 3% đó bao gồm: các chất điện giải chính Na+, K+ và một số chất khác; các thành phần hữu cơ protein, glucide, lipide,… Tế bào trong nước ối có nhiều loại, thay đổi theo thời gian. Vào khoảng thời gian thai nhi được 16 tuần, nước ối xuất hiện tế bào da.
Ngoài ra, trong nước ối còn có tế bào niêm mạc tróc ra từ niêm mạc của thai nhi, tế bào nhiều nhân, đại thực bào, tế bào không nhân,…
Thế nào là hiện tượng nước ối đục?
Không phải lúc nào nước ối đục cũng báo hiệu những điều bất thường trong sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Vì vậy, mẹ bầu cần hiểu rõ về hiện tượng này để phân biệt và kịp thời xử lý tránh được nguy cơ đe dọa an toàn của mẹ con.
Nước ối đục là gì?
Nước ối đục là do sự phát triển lớn dần của thai nhi ở trong bụng mẹ khiến cho màu sắc của nước ối có sự thay đổi. Vào khoảng 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, nước ối có màu trắng trong suốt, tuy nhiên khi thai nhi càng lớn đặc biệt từ khi thai nhi được 37 – 38 tuần tuổi trở về sau thì nước đối có màu trắng đục như màu nước vo gạo.
Trong suốt thời gian thai nhi phát triển, nước ối chuyển dần từ màu trắng trong và trắng đục dần, càng về sau thì nước ối đục càng nhiều hơn.
Vì thế, nếu nước ối đục vào khoảng thời gian những tháng cuối thai kỳ thì đây là một hiện tượng bình thường, thể hiện thai nhi đang phát triển khỏe mạnh nên bố mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều.
Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nước ối đục, do càng vào thời điểm nửa cuối và cuối thai kỳ em bé thải ra nhiều chất gây vào nước ối, khiến cho màu sắc nước ối bị thay đổi. Chất gây là một một chất có màu trắng kem, được hình thành vào lúc thai nhi được 18 tuần tuổi.
Đây được xem như một “chất kem” đặc biệt bảo vệ cơ thể của bé để tránh tình trạng mất nước, trong chất gây có nước chiếm 80%, protein, chất béo và một số chất đặc biệt khác. Chính vì chất gây trên da bé tiết ra nhiều khiến nước ối đục.
Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân từ các tế bào chết của da bé, tế bào chết từ hệ tiêu hóa, đường tiết niệu bong tróc vào thải ra môi trường bên ngoài (nước ối) cũng góp phần khiến cho nước ối bị chuyển thành màu trắng đục.
Nếu như nước ối đục do các nguyên nhân kể trên và bắt đầu xuất hiện vào những tháng cuối kỳ thai thì hoàn toàn bình thường và các sản phụ có thể an tâm, không lo lắng vì hiện tượng thay đổi màu này của nước ối.
Khi nào nước ối đục cảnh báo nguy hiểm?
Tuy nhiên, còn có một nguyên nhân khiến cho nước ối bị đục đó là do phân xu của bé tiết ra trong môi trường nước ối. Hiện tượng này, cảnh bảo bố mẹ rằng thai nhi đang bị thiếu oxy.
Một số trường hợp, phân xu có trong nước ối khiến bé hít phải gây nhiều nguy hiểm. Vì thế bố mẹ cần phải tiến hành kiểm tra, tìm ra nguyên nhân chính xác để có thể chữa trị kịp thời.
Một số trường nước ối đục nguy hiểm cần thăm khám gấp đó là: đục do nhiễm trùng ối, do phân su,…
Thai nhi và nước ối có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau, vì thế các bố mẹ trong bất kỳ trường hợp nào cũng không thể chủ quan trước tình trạng nước ối bị đục bất thường.
Một số trường hợp nước ối đục kết hợp tiến hành kiểm tra phát hiện tim thai không bình thường có thể gây nên hiện tượng suy thai, có thể mẹ bầu phải sinh non ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Cách cải thiện nước ối đục
Bên cạnh việc thăm khám định kỳ và thực hiện đúng theo chỉ dẫn của các bác sĩ thì các bà mẹ có thể cải thiện tình trạng nước ối đục bằng một số kinh nghiệm sau đây:
-
Mẹ bầu luôn phải giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ không nên lo lắng, suy nghĩ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
-
Có chế độ nghỉ ngơi phối hợp với dinh dưỡng hợp lý, khoa học.
-
Mẹ nên ăn uống đủ chất, tăng cường các vitamin và khoáng chất tốt cho mẹ và bé.
-
Bên cạnh đó đừng quên bổ sung đủ nước. Mẹ bầu có thể bổ sung thêm nước dừa – loại nước có nhiều khoáng chất (không nên uống vào 3 tháng đầu thai kỳ, nên bổ sung vào các tháng cuối), sữa xay từ các loại hạt.
-
Tạo thói quen tốt trong khi ngủ: Lúc ngủ, thì sản phụ nên nằm theo hướng nghiêng về bên trái, cần hạn chế các hoạt động phải cúi thấp người hoặc cúi gập người.
Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat