Lá đinh lăng – mẹo giúp Mẹ bầu hết tắc sữa, bé hết chàm sữa
Tác dụng của lá đinh lăng
Uống lá đinh lăng có tác dụng gì là thắc mắc chung của không ít người. Theo dân gian, lá cây đinh lăng là vị thuốc quý, có tính mát, vị nhạt, hơi đắng, ít độc, đa công dụng và chữa đa bệnh. Đặc biệt tốt dành cho trẻ nhỏ bị mất ngủ, hay mơ sảng, phụ nữ sau sinh bị đau vú, tắc sữa, những người thường xuyên đau mỏi chân tay, ăn không ngon, tiêu hóa kém,…
Ngoài ra, tương tự như rễ đinh lăng, lá của nó cũng chứa hợp chất saponin có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư. Sau đây là 9 công dụng vượt trội của lá đinh lăng bạn nên biết:
- Bồi bổ sức khỏe cho sản phụ trước và sau sinh.
- Chữa suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém, kiết lỵ.
- Giúp lợi sữa, chữa tắc sữa.
- Lợi tiểu, giải độc cơ thể, mát gan, hạ sốt.
- Chữa ho ra máu, ho dai dẳng lâu ngày.
- Chữa mất ngủ, khó ngủ.
- Giảm các triệu chứng đau mỏi lưng, tê chân tay.
- Tắm lá đinh lăng chữa dị ứng mẩn ngứa, mề đay cho trẻ.
- Gối đinh lăng điều trị chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, giúp bé ngủ ngon hơn, không còn mơ sảng.
Bên cạnh đó, các bạn nữ thích chăm sóc da mặt cũng không thể bỏ qua tác dụng làm đẹp từ lá cây đinh lăng. Các axit amin, methionin, vitamin B trong lá cây có tác dụng hỗ trợ làm trắng da. Bạn có thể dùng 1 nắm lá nấu nước, xông mặt trong khoảng 15 – 20 phút. Cách này sẽ giúp làm sạch sâu các lỗ chân lông và dưỡng trắng da mặt hiệu quả.
Để trị mụn, bạn có thể đắp mặt nạ lá đinh lăng. Hãy giã nhuyễn lá tươi với một ít muối biển sạch, sau đó đắp lên các vùng da mụn. Chờ cho hỗn hợp khô thì rửa lại bằng nước sạch, sau đó thực hiện các bước chăm sóc da cơ bản là được. Bạn lưu ý không đắp lên vết thương hở nhé.
Cách nấu nước lá đinh lăng
Nấu nước lá đinh lăng tươi:
Chuẩn bị: 200g lá tươi (có thể thay đổi liều lượng theo sở thích uống đặc hay nhạt).
Cách nấu nước:
- Ngâm sơ qua với nước muối, sau đó rửa sạch.
- Cho vào nồi nước đang sôi, đậy vung lại.
- Đun trong khoảng 20 – 30 phút.
- Tắt bếp, gắp hết lá ra.
- Đổ nước ra cốc và thưởng thức.
Pha nước lá đinh lăng khô:
Chuẩn bị: 100g lá khô.
Cách nấu: Đun sôi với 1 lít nước, nấu khoảng 20 phút cho các dược chất tiết ra hết là được, lọc lấy nước uống hàng ngày. Bạn cũng có thể lấy lấy lá khô cắt nhỏ, sau đó hãm nước sôi làm trà uống mỗi ngày.
Người ta thường ít lấy lá để ngâm rượu mà thay vào đó đem pha trà hoặc đun nước. Ngược lại, thân và củ (rễ đinh lăng) ngâm rượu cũng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như tăng sức lực, dẻo dai, bồi bổ sức khỏe.
Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không?
Lá đinh lăng có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, bạn có thể uống nước lá đinh lăng hàng ngày. Tuy nhiên không nên dùng thay thế hẳn cho nước lọc, chỉ nên uống thay cho nước trà.
Việc lạm dụng lá đinh lăng với liều lượng cao, đặc biệt là lá tươi chứa nhiều sapnopin có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như hoa mắt, tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa,… Do đó, bạn hãy uống nước đinh lăng với tần suất vừa phải và đừng quên kết hợp uống nước lọc mỗi ngày nhé.
Nên uống lá đinh lăng tươi hay khô?
Bạn có thể sử dụng đinh lăng tươi nấu nước uống hoặc lá khô để pha trà đinh lăng. Dù ở dạng tươi hay khô đều cho công dụng tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, lá tươi khi mới hái còn nhiều nhựa, đặc biệt là lượng sapnopin trong lá tươi rất cao, nếu nạp vào một lượng lớn có thể gây ra tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa ở những người mắc hội chứng ruột kích thích.
Khi phơi khô, chất sapnopin sẽ giảm đi đáng kể, nhờ đó không đem lại một số tác dụng phụ như trên.
Ngoài ra, khi phơi khô để nấu nước, pha trà, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm, hương vị nhẹ nhàng. Vì vậy, uống lá đinh lăng khô sẽ rất phù hợp với ai không thích mùi hăng, nồng của lá tươi.
Uống nước lá đinh lăng có giảm cân không?
Uống nước lá đinh lăng có giảm cân không là thắc mắc của không ít chị em hiện nay. Với rất nhiều những công dụng của nó đã được cả y học cổ truyền và y học hiện đại nghiên cứu, bạn có thể yên tâm sử dụng lá cây đinh lăng giảm béo mà không cần phải đau đầu với các biện pháp giảm cân thông thường như nhịn ăn, uống thuốc giảm béo hay dùng thực phẩm chứng năng.
Bài thuốc lá đinh lăng giảm cân:
Chuẩn bị:
- Lá đinh lăng: 50g.
- Lá sen khô: 50g.
- Nước lọc: 1,5 lít nước lọc.
Nấu nước lá đinh lăng giảm cân:
- Rửa sạch thảo dược, cho vào nồi đun sôi đến khi nước đổi sang màu đậm thì tắt bếp, vớt lá ra.
- Đổ nước đinh lăng đã đun sôi vào ấm để giữ nóng và thưởng thức.
Nếu không có sẵn các loại lá, bạn hãy tìm mua chúng tại các địa chỉ bán thảo dược Đông y uy tín, đáng tin cậy. Trà đinh lăng chắc hẳn là một gợi ý tuyệt vời để bạn duy trì vóc dáng, kiểm soát cân nặng.
Cách bảo quản nước lá đinh lăng chuẩn nhất
- Nếu muốn bảo quản lâu, bạn nên nấu nước lá khô, bởi lá tươi có chứa nhiều men sinh làm biến đổi mùi vị thức uống rất nhanh.
- Nếu nấu nước uống không hết, bạn có thể đóng chai, lưu ý không nên để ở môi trường ngoài mà nên cho vào ngăn mát tủ lạnh.
- Khi bảo quản trong tủ lạnh, có thể để tối đa 3 ngày, do đó bạn hãy tranh thủ sử dụng hết, đừng để quá lâu để tránh hư hỏng.
Lưu ý quan trọng khi uống lá cây đinh lăng
Nhìn chung, lá đinh lăng lành tính, không độc, vị hơi đắng nhưng không khó uống, phù hợp với hầu hết mọi đối tượng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề như sau:
- Chỉ nên uống với liều lượng vừa phải, tránh lạm dụng quá mức cần thiết.
- Chất saponin trong lá tươi có thể gây rối loạn tiêu hóa ở những người mắc hội chứng ruột kích thích. Do đó, lá khô là lựa chọn an toàn và đảm bảo hơn.
- Với trẻ em, chỉ cho trẻ tắm hoặc lót dưới gối nằm, không nên cho trẻ uống nước lá đinh lăng.
- Không nên sử dụng tùy tiện nước sắc cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat