Tía tô từ lâu đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta, nó vừa làm nguyên liệu nấu ăn, vừa dùng làm thuốc, thường sử dụng xông mặt, đắp ngoài da, nấu nước uống có tác dụng giải cảm, trị ho, hạ sốt, trị mụn, nám và nhiều công dụng tuyệt vời khác.
Tía tô là gì?
Tía tô là loại rau ăn bình dân, thường dùng trong ẩm thực Việt Nam, có tên khoa học là Perilla fructescens, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae).
Tía tô vừa làm gia vị nấu nướng, vừa làm thuốc chữa bệnh rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nó còn giúp làm đẹp, cải thiện làn da, giúp da mịn màng, trắng sáng.
Đặc điểm, phân bố và phân loại
Đặc điểm
Là thực vật thân mềm, cao khoảng 0.5m đến 1m, tên khoa học là Perilla frutescens. Loài cây này thường phát triển hầu hết các mùa trong năm, thân cây thẳng, trên thân có nhiều lông nhỏ, mềm.
Lá tía tô có màu xanh và tím nhạt giống như lá mơ lông nhưng mỏng hơn nhiều, thường mọc đối xứng nhau. Hình bầu dục, nhọn ở đầu, 2 bên mép lá có hình răng cưa, có lông mềm ở bề mặt lá. Cuống ngắn, dài từ 2 đến 3cm. Hoa mọc thành từng chùm ở nách cuống, nhỏ, thường có màu trắng và tím.
Tác dụng của tía tô
Tía tô cũng giống như các loại rau khác, thường dùng ăn sống hoặc ăn kèm với các món khác. Ngoài, còn nhiều cách dùng khác rất tốt cho sức khỏe như giã lấy nước uống giải cảm, xông hơi trị mụn, hạ sốt, đắp ngoài da trị mề đay, mẩn ngứa,… Sau đây là một số công dụng nổi bật của lá tía tô:
Tác dụng làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa
Giống như lá neem Ấn Độ, lá tía tô có rất nhiều hợp chất có khả năng ngăn chặn sự tổng hợp tyrosinase hay melatonin, làm da trở nên trắng sáng hơn. Bên cạnh đó, nó còn được dùng để tẩy tế bào chết cho da, giúp loại bỏ các chất bẩn, làm mềm da và giảm vết chai sạn.
Ngoài ra, chúng ta có thể dùng lá tía tô để súc miệng, có thể làm răng chắc khỏe hơn, có hương thơm nhẹ, hoặc dùng gội đầu trong trường hợp tóc bạn bị khô,….
Tốt cho tiêu hóa, chữa các bệnh về dạ dày
Để chữa dạ dày, ngoài nghệ vàng hay gừng gió, tía tô cũng là cái tên không thể bỏ qua. Theo nghiên cứu, lá tía tô có chứa các hoạt chất như tanin, glucoside, có công dụng giúp ngăn ngừa các vấn đề về viêm loét hay viêm nhiễm ở dạ dày.
Đối với người đau dạ dày thường xuyên, có thể sắc thuốc từ lá tía tô để uống có tác dụng tiêu giảm dịch vị xuống mức độ bình thường, giúp chúng ta ăn ngon và ngủ sâu hơn.
Theo đó, những bệnh nhân thường xuyên nôn hay đau bụng đi ngoài do hệ tiêu hóa kém, có thể giã nát lá tía tô, chắt lấy nước uống, dùng thường xuyên có thể giúp cải thiện các vấn đề trên.
Những người thường xuyên bị cảm lạnh, sốt cao kèm theo nhức đầu, ho hen thì lá tía tô là lựa chọn thích hợp. Lá này chứa rất nhiều tinh dầu, có tính ấm, giúp giữ nhiệt cho cơ thể rất tốt.
Người bệnh xông lá tía tô, ngải cứu, kinh giới và hương nhu, trùm kín người xông 20-30 phút cho ra mồ hôi rồi nằm nghỉ sẽ hạ sốt nhanh chóng.
Hỗ trợ điều trị điều mề đay, mẩn ngứa
Tình trạng nổi mề đay hay các vấn đề mẩn ngứa có thể làm cho chúng ta vô cùng khó chịu. Người bệnh có thể sử dụng lá tía tô để làm giảm cảm giác khó chịu, ngứa bởi mề đay.
Nhờ vào khả năng chứa các loại tinh dầu khác nhau, các loại vitamin như A, B1, C, B4,… và nhiều chất khoáng khác như sắt, kẽm,… Nó có khả năng điều trị các vấn đề về da như: tiêu viêm, mề đay, tăng cường hệ miễn dịch, kháng khuẩn rất tốt.
Ngoài ra, vị thuốc còn có tác dụng giúp giảm các vấn đề như: hắt hơi, ngứa, ngứa mắt và các triệu chứng dị ứng theo mùa khác. Các hoạt chất luteolin, acid rosmarinic, quercetin giúp chống quá trình sinh sôi và phát triển của histamine, đồng thời hạn chế cytokine, giúp cải thiện tình trạng dị ứng nhanh chóng.
Bạn có thể nấu nước lá tía tô để uống, lấy xác lá đã nấu đắp lên các nơi bị nổi mẩn ngứa, việc này có thể làm giảm cảm giác khó chịu và giúp tình trạng được cải thiện hơn.
Hoặc kết hợp lá tía tô, đơn đỏ (lá đơn đỏ), mần trầu, cây sài đất nấu nước tắm chữa mề đay, rôm sảy, mẩn ngứa rất hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị bệnh gout
Tía tô chứa rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe, một vài hoạt chất trong đó có thể làm giảm lượng enzyme xanthin oxidase trong cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân tạo nên acid uric gây ra bệnh gout.
Uống nước lá tía tô thường xuyên, hợp lý sẽ rất có lợi đối với những người mắc bệnh gout. Nó cũng có tác dụng làm giảm các vấn đề viêm nhiễm, ngăn chặn nhiễm khuẩn,… sẽ giúp họ dễ chịu hơn.
Cách nấu nước lá tía tô để uống hàng ngày
Sau khi hái, đem lá tía tô ngâm nước muối đã pha loãng, sau đó rửa lại với nước sạch. Đun sôi nước, cho tía tô vào, đậy nắp chờ khoảng 3 phút thì tắt bếp. Lọc nước ra để nguội rồi thêm vào 3 lát chanh, đậy nắp lại rồi bảo quản trong tủ mát để uống mỗi ngày.
Có thể uống trước bữa ăn khoảng 20 hoặc 30 phút để giúp cơ thể không hấp thu chất béo, còn có thể làm giảm thức ăn nạp vào cơ thể.
Uống nước tía tô có tác dụng gì?
Một số tác dụng khi uống nước tía tô như:
Điều trị ho có đờm, ho hen lâu ngày, cảm cúm,…
Hỗ trợ điều trị tiêu chảy, thường xuyên đau bụng đi ngoài,…
Hỗ trợ điều trị vấn đề động thai, băng huyết.
Trị suy nhược thần kinh, sưng vú.
Trị các vấn đề về viêm nhiễm, dị ứng, mề đay.
Làm trắng da, chống lão hóa.
Hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Hỗ trợ giảm cân, ngăn cơ thể hấp thu chất béo.
Điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, đau dạ dày,…
Hỗ trợ điều trị nôn do thai nghén.
Bài thuốc từ tía tô đơn giản, hiệu quả
Chữa cảm lạnh: Chuẩn bị 1 trái quýt, 3 lát gừng, một nắm lá tía tô. Mang nấu chung với lượng nước vừa đủ đến khi sôi thì chắt ra. Nên uống khi còn nóng kết hợp với đắp chăn ấm có thể giúp điều trị cảm lạnh.
Giải cảm: Chuẩn bị khoảng 2 củ hành, nắm lá tía tô, 3 miếng gừng. Mang toàn bộ nguyên liệu đi sơ chế rồi cắt nhỏ ra, để vào bát. Đập thêm một quả trứng vào rồi trộn lên, cho thêm vào một ít cháo hoa, trộn lên rồi ăn lúc nóng, giải cảm rất hiệu quả.
Đau bụng, đầy hơi: Đối với những người bị đầy hơi hoặc đau bụng đi ngoài, có thể lấy lá tía tô mang đi giã nát, chắt lấy nước cốt, hòa chung vào một ít muối rồi uống. Các triệu chứng sẽ giảm rõ rệt.
Những lưu ý khi sử dụng tía tô
Nên sử dụng lá tía tô hết trong ngày, không nên để qua đêm hoặc nếu để quá lâu, các dưỡng chất bên trong sẽ mất đi tác dụng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Nên để nước tía tô vào tủ lạnh khi không dùng đến, nếu dùng để chữa ho, viêm họng,… mỗi khi sử dụng nên hâm cho ấm lại rồi uống.
Đối với người đang nóng sốt, ra mồ hôi nhiều thì không nên dùng nước lá tía tô.
Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc trẻ em khi muốn sử dụng thì nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Uống lá tía tô nhiều có tốt không?
Uống quá nhiều nước tía tô trong thời gian dài có thể gây khó tiêu, đầy bụng hay tăng huyết áp ở bà bầu, trẻ nhỏ. Do đó, chỉ nên dùng hợp lý, khoa học và chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Ngoài ra, do có vị cay, tính ấm, nhiều tinh dầu nên một số người cho rằng, dùng lá tía tô sẽ bị nóng trong người. Tuy nhiên, tía tô có nhiều chất xơ, làm giảm tính ấm nên hoàn toàn không gây nhiệt cơ thể.
Nên uống nước lá tía tô khi nào?
Đối với những người cần giảm cân, có thể sử dụng lá tía tô trước bữa ăn khoảng 20 đến 30 phút. Việc này có thể làm giảm lượng calo nạp vào cơ thể và ngăn ngừa cơ thể hấp thu chất béo.
Nếu bạn không cần giảm cân, có thể dùng nước tía tô sau bữa ăn khoảng 30 phút.
4 công thức mặt nạ lá tía tô
Một số công thức làm đẹp da bằng mặt nạ lá tía tô mà bạn có thể thử qua gồm:
Mặt nạ tía tô trị nám
Nguyên liệu
1 nhúm lá tía tô rửa sạch, ngâm nước muối loãng trong 10 phút
Máy xay.
Cách thực hiện
Rửa sạch lá tía tô rồi ngâm qua nước muối loãng vớt ra, vẩy ráo.
Xay nhuyễn lá tía tô, chắt lấy nước cốt.
Dùng nước ấm rửa sạch da mặt để làm thông thoáng lỗ chân lông và kích thích da hấp thu các dưỡng chất.
Thoa trực tiếp phần nước cốt lá tía tô lên mặt, massage nhẹ nhàng để tinh chất được thẩm thấu.
Giữ nguyên lớp mặt nạ kể trên trong thời gian 10 phút.
Rửa lại mặt với nước sạch.
Duy trì thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần để cải thiện các vết nám trên da.
Mặt nạ tía tô với chanh
Nguyên liệu
1 nhúm lá tía tô đã rửa sạch
2 thìa nước cốt chanh tươi
Cách thực hiện
Xay hoặc giã nhuyễn lá tía tô.
Trộn nước cốt chanh với phần lá tía tô đã xay nhuyễn.
Rửa sạch da mặt với nước ấm.
Đắp hỗn hợp vừa trộn lên da mặt, nhất là vùng da bị nám.
Để nguyên lớp mặt nạ trong 10 phút rồi rửa lại với nước ấm.
Rửa lại với nước lạnh để se khít lỗ chân lông.
Thực hiện lặp lại mỗi tuần 2 – 3 lần.
Mặt nạ tía tô mật ong
Nguyên liệu
1 nhúm lá tía tô đã rửa sạch
2 muỗng mật ong
Cách thực hiện
Rửa sạch da mặt với nước ấm.
Thực hiện đắp mặt nạ lá tía tô tương tự như cách làm trên.
Sau 15 phút, rửa sạch da mặt với nước ấm và dùng khăn mềm để lau khô mặt.
Bôi đều mật ong nguyên chất lên da mặt, nhất là tại vùng da bị nám.
Thư giãn trong 10 phút, sau đó rửa lại da mặt với nước sạch.
Thực hiện đều đặn hàng tuần để có được làn da sáng mịn, trắng hồng.
Mặt nạ tía tô và muối trị mụn ẩn, mụn đầu đen
Nguyên liệu
5-7 lá tía tô
Một chút muối hạt hoặc 50ml nước muối sinh lý
Cách thực hiện
Đem giã lá tía tô và muối thật nát
Rửa mặt sạch bằng nước ấm
Dùng bã và nước cốt bôi lên đầu nhân mụn
Đợi khoảng 5 – 10 phút rồi rửa sạch
Thực hiện 2 – 4 lần để cảm nhận tình trạng trạng mụn ẩn, mụn đầu đen được đẩy lùi.
Xông mặt với tía tô
Không chỉ đắp mặt nạ mà bạn còn có thể dùng tía tô để xông mặt, kích thích lưu thông mạch máu dưới da hoặc thậm chí làm sạch đường thở, hạn chế các bệnh hô hấp.
Nguyên liệu
5 – 6 cây sả tươi
1 nắm lá tía tô
2 lít nước
Nồi, chậu, khăn bông mềm.
Cách thực hiện
Sả tươi, tía tô rửa sạch, để ráo nước.
Trước khi đun, đập giập đầu củ sả rồi cho sả và tía tô vào cùng 2 lít nước
Đun cho đến khi sôi thì đổ ra chậu để tiến hành xông hơi.
Khi xong, kê chậu nước lại gần mặt, dùng một chiếc khăn lớn ủ quanh đầu để xông hơi hiệu quả nhất.
Xông hơi khoảng 10 – 15 phút thì dùng khăn bông mềm thấm khô mặt nhẹ nhàng, sau đó dùng nước mát rửa mặt lại.