Mẹ bầu ăn nha đam được không?
Mẹ bầu ăn nha đam được không?
Mặc dù nha đam là một thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên đối tượng phụ nữ mang thai không nên sử dụng nha đam.
Nếu sử dụng thường xuyên, nha đam có thể gây ra các cơn co thắt tử cung và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai kỳ.
Ngoài ra nha đam còn làm giảm lượng đường trong máu, điều này có thể dẫn đến nhiều nguy cơ đáng tiếc cho người mẹ và thai nhi.
Thành phần anthraquinon có trong nha đam là một chất xổ mạnh.
Trong đó các loại thuốc nhuận tràng có chứa nha đam sẽ làm giảm lượng điện phân trong cơ thể.
Điều này có thể khiến cơ thể mẹ bầu mất nước, nguy hiểm nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Tuy nhiên một số nghiên cứu cũng khẳng định nếu mẹ bầu chỉ sử dụng lượng nha đam tương đối sẽ đảm bảo an toàn trong thai kỳ.
Tốt nhất mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Tác hại của nha đam đối với sức khỏe thai kỳ
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai phụ nên kiêng tuyệt đối những món ăn từ nha đam như sữa chua, nước nha đam, chè nha đam…
Các món ăn này có thể gây ra một số phiền toái ảnh hưởng đến thai kỳ của mẹ bầu.
Cụ thể những ảnh hưởng mẹ bầu sẽ phải đối mặt gồm có:
- Kích thích tử cung co thắt: Một số thông tin cho rằng việc mẹ bầu ăn nha đam sẽ khiến cho tử cung co thắt. Đặc biệt là ở 3 tháng đầu, cơn co thắt tử cung có thể dẫn đến nguy cơ động thai hoặc sẩy thai tự nhiên. Mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn sữa chua nha đam hay uống nước nha đam trong giai đoạn này để phòng tránh nguy hiểm dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
- Tụt huyết áp: Tình trạng tụt huyết áp trong thai kỳ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Nha đam là một trong những nguyên nhân gây hạ huyết áp, mẹ bầu có thể xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, đổ mồ hôi, hoa mắt… Tình trạng huyết áp thấp cũng sẽ cản trở việc đưa các chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi.
- Giảm lượng Kali trong máu: Nha đam có thể gây tụt giảm nồng độ kali trong máu nhanh chóng. Việc đi tiểu nhiều hoặc tiêu chảy do mẹ bầu sử dụng quá nhiều nha đam có thể gây mất nước, từ đó dẫn đến tình trạng hạ Kali trong máu. Dấu hiệu nhận biết hạ Kali là tình trạng mệt mỏi đột ngột, yếu cơ, chuột rút… Trong thai kỳ, hạ kali máu thường xuyên dễ gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm như liệt cơ hoặc mất phản xạ gân xương.
- Rối loạn tiêu hóa: Ăn nhiều nha đam có thể kích thích nhu động của ruột già và gây tiêu chảy liên tục, nguyên nhân đến từ thành phần chất anthraquinone tương đối lớn từ gel nha đam. Trong y học, chất này chỉ được khuyến khích dùng với số lượng nhỏ khi bổ sung vào cơ thể, dùng nhiều hơn sẽ khiến mẹ bầu đau bụng và đi ngoài nhiều lần.
- Biến chứng tiểu đường thai kỳ: Người bị tiểu đường thường có hệ tiêu hóa nhạy cảm, do đó để tránh xảy ra tình trạng nhu động ruột tăng, hoặc rối loạn tiêu hóa xảy ra, thai phụ cần hạn chế dùng nha đam nếu cảm thấy mệt mỏi, đau đầu. Một số hoạt chất có trong gel nha đam có thể gây ra sự sụt giảm chỉ số đường huyết nghiêm trọng.
- Ảnh hưởng đến sữa mẹ: Đối với phụ nữ đang cho con bú, hạn chế sử dụng nha đam vì những hoạt chất từ thực phẩm này có thể đi vào sữa mẹ. Bởi vì nha đam có chức năng nhuận tràng cao và có thể gây hại hệ tiêu hóa của bé, thông qua sữa mẹ sẽ khiến trẻ bị tiêu chảy và nôn.
Sử dụng nha đam thế nào hợp lý?
Nha đam có chứa một số chất không phù hợp với người đang mang thai và cho con bú.
Tuy nhiên không vì vậy mà mẹ bầu có thể gặp nguy hiểm khi “lỡ miệng” dùng nha đam.
Nếu dùng với lượng vừa đủ thì thực phẩm này không gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Nếu muốn sử dụng nha đam, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú có thể sử dụng nha đam với liều lượng được khuyên dùng.
Nếu dùng làm thuốc thì mẹ bầu không dùng hơn 1/2 kg nha đam khô.
Nếu sử dụng để chế biến món ăn thì liều lượng cho phép không quá 100g gel nha đam mỗi ngày.
Ngoài ra khi dùng nha đam nấu chè, mẹ bầu cần phải lau rửa lá nha đam thật kỹ.
Nên chế biến phần thịt nha đam chín hẳn. Bằng cách này có thể hạn chế tối đa các độc tính có trong nha đam.
Thai phụ không dùng nha đam hoặc các món có nha đam khi bụng đói, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
Nha đam không được khuyến khích dùng nhiều khi mang thai nhưng đây lại là nguyên liệu cung cấp các chất dưỡng da hiệu quả.
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, gel nha đam có hiệu quả chữa rạn da rất nổi bật.
Mẹ bầu chỉ cần bóp nhẹ lá nha đam tươi để lấy phần gel của lá, sau đó dùng phần gel này nhẹ nhàng thoa lên vùng da bạn muốn cải thiện.
Sau đó để phần gel thấm vào da từ 15 – 20 phút và rửa sạch bằng nước ấm.
Ngoài ra mẹ bầu cũng có thể kết hợp nha đam với các loại dầu như dầu olive, dầu dừa để tạo thành một hỗn hợp dưỡng da, giúp làn da săn chắc hơn trong thai kỳ.
Đây là công thức dưỡng da tự nhiên có thể thay thế cho các loại mỹ phẩm.
Mỗi ngày mẹ bầu dùng hỗn hợp bôi trực tiếp lên vết rạn da.
Áp dụng công thức này thường xuyên sẽ giúp phòng tránh và giảm thiểu tình trạng rạn da trong thai kỳ.
Những loại nước uống có thể thay thế cho nước nha đam?
Nước nha đam được nhiều mẹ bầu yêu thích vì tính mát, dễ uống và giúp khắc phục chứng táo bón thai kỳ khá hiệu quả.
Nếu như không thể dùng nước nha đam thường xuyên, mẹ bầu có thể thay thế bằng những loại thức uống giải nhiệt khác.
Một số loại nước uống ngon miệng trong mùa nóng phù hợp với mẹ bầu sau:
- Nước cam, chanh, quýt hoặc bưởi: Đây là những loại nước uống giúp mẹ bầu giải khát nhanh chóng. Những loại nước này cung cấp 1 lượng lớn vitamin C và chất sắt tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Ngoài ra thành phần axit folic trong nước trái cây còn giúp sức khỏe của mẹ ổn định và thai nhi phát triển tốt hơn.
- Sinh tố sữa chua: Một cách bổ sung dinh dưỡng đơn giản cho mẹ bầu trong bữa sáng là các loại sinh tố trái cây. Trong trường hợp thai phụ bị ốm nghén 3 tháng đầu có thể uống sinh tố hoa quả để bù đắp dinh dưỡng. Nó vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, vừa đảm bảo ổn định được hoạt động của hệ thống tiêu hóa.
- Nước dừa: Nước dừa là một loại thức uống rất tốt cho sức khỏe thai kỳ. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khẳng định uống nước dừa giúp mẹ bầu cân bằng lại lượng nước ối và cung cấp thêm nhiều dưỡng chất cho thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu chỉ nên uống nước dừa khi bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ.
Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat