Mẹ Bầu bị Viêm Gan B ảnh hưởng bé ra sao?
Những vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc bà bầu bị viêm gan B
Bà bầu bị viêm gan B nên ăn gi?
Thai phụ bị viêm gan B nên duy trì chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, đa dạng. Ngoài ra nên tăng cường các thực phẩm tốt, giúp cho hệ miễn dịch khỏe như:
- Các loại rau xanh, hoa quả tươi giàu vitamin C, sắt.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Bổ sung canxi và dinh dưỡng thiết yếu.
- Các loại hạt: Cung cấp dinh dưỡng và chất xơ hỗ trợ tiêu hóa. Giảm gánh nặng cho gan.
- Thực phẩm giàu protein không chứa chất béo: thịt ức gà, cá hồi, thịt nạc bò, các loại hạt và đậu, cá thu,…
- Tăng cường các loại rau củ có màu xanh đậm hoặc màu cam, đỏ vì chứa nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho gan.
Bà bầu bị viêm gan B nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên hạn chế các thực phẩm khó tiêu hóa, làm tăng gánh nặng cho gan như: nước ngọt, thực phẩm nhiều dầu mỡ, các món ăn chứa nhiều đường,…
Sử dụng rượu bia, các thức uống có cồn và các chất kích thích cần được hạn chế hoàn toàn khi mang thai. Những chất này sẽ khiến virus viêm gan B phát triển mạnh mẽ hơn. Gây tổn thương đến gan nhiều hơn. Khi chăm sóc bà bầu bị viêm gan B cần tuyệt đối nhớ thông tin này.
Những việc bà bầu bị viêm gan B cần tuyệt đối tránh
Lo lắng là tâm lý không thể tránh khỏi khi mẹ bầu biết mình bị viêm gan B. Song các mẹ không nên quá lo lắng, mệt mỏi gây ra ăn uống kém, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Việc phát hiện bệnh sớm là rất tốt để phòng ngừa lây nhiễm, điều trị và chăm sóc vẫn giúp mẹ sinh trẻ hoàn toàn khỏe mạnh.
Không nên làm việc quá sức trong thời gian dài do viêm gan B thường xuyên khiến cơ thể mẹ mệt mỏi.
Không tự ý sử dụng thuốc điều trị không có chỉ định, thành phần một số thuốc có thể ảnh hưởng đến thai.
Những câu hỏi thường gặp khi bà bầu bị viêm gan B
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất khi thai phụ bị viêm gan B.
Mẹ bị viêm gan B có lây cho con không?
Virus viêm gan B hoàn toàn có thể lây truyền từ mẹ sang con. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều trẻ em nhiễm bệnh. Theo số liệu thống kê, khoảng 40% phụ nữ mang thai nhiễm viêm gan B sinh ra con nhiễm bệnh. Hơn nữa không phải trẻ nào cũng mang mầm bệnh suốt đời.
Thời gian mẹ bầu nhiễm bệnh trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ trẻ nhiễm bệnh. Nếu mẹ bầu nhiễm viêm gan B trong 3 tháng đầu, thai nhi có nguy cơ lây nhiễm thấp nhất, càng ở giai đoạn sau nguy cơ lây nhiễm càng cao.
Mẹ bị viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ?
Nhiều người cho rằng, phụ nữ mang thai bị viêm gan B nên sinh mổ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, việc sinh mổ là không nhất thiết. Bởi cách này không hạn chế được hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm virus cho trẻ.
Con đường lây nhiễm của virus viêm gan B từ mẹ sang bé dựa trên sự có mặt của virus trong hỗn hợp dịch lỏng cơ thể được qua bé khi sinh. Vì thế dù sinh thường hay sinh mổ, trẻ sơ sinh vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Cách phòng ngừa hiệu quả là tiêm phòng và chăm sóc đúng cách cho cả mẹ lẫn bé.
Mẹ bầu bị viêm gan B nên làm gì?
Nhiều mẹ bầu chỉ lo lắng đến nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi, song cần lưu ý đến cả biến chứng do viêm gan B gây ra như: sinh non, sẩy thai, trẻ thiếu cân, suy dinh dưỡng, tổn thương gan ở trẻ,…
Vậy mẹ bầu bị viêm gan B nên làm gì để hạn chế nguy cơ này?
Tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh
Đây là biện pháp bắt buộc mà mẹ phải thực hiện với trẻ sơ sinh khi bản thân mắc viêm gan B, để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ lây nhiễm bệnh. Trẻ được tiêm vắc xin ngay sau khi sinh từ 12 – 24 giờ, với 2 liều tiêm gồm:
- Một liều tiêm 5 mcg vắc xin viêm gan B.
- Một liều tiêm globulin miễn dịch viêm gan B 0,5 ml.
Hai mũi tiêm sẽ được tiêm ở hai chi khác nhau, sau đó trẻ sẽ tiêm nhắc lại vào thời điểm 1 tháng, 2 tháng, 1 tuổi và lớn lên nếu cơ thể chưa đủ miễn dịch.
Điều trị viêm gan B khi mang thai
Bác sĩ cần thực hiện xét nghiệm máu để chẩn đoán chính xác mẹ bầu có bị viêm gan B không. Cũng như kiểm tra nồng độ virus viêm gan B trong máu cao hay thấp. Dựa trên kết quả chẩn đoán này, bác sĩ mới có thể đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.
Hầu hết chăm sóc bà bầu bị viêm gan B hiện nay được khuyến cáo điều trị với Tenofovir vì có hiệu quả khá tốt. Vừa an toàn cho mẹ vừa tốt cho thai nhi trong bụng.
Nếu Tenofovir không đạt hiệu quả tốt, bác sĩ sẽ xem xét điều trị bằng Lamivudine hoặc Telbivudine.
Điều trị sau mang thai
Trẻ sinh ra được tiêm vắc xin phòng bệnh, mẹ bầu vẫn có thể cho con bú và chăm sóc trẻ như bình thường. Tuy nhiên việc điều trị cần được duy trì để kiểm soát lượng virus viêm gan B xuống mức an toàn. Điều trị bằng thuốc vẫn được khuyến cáo. Ngoài ra cần thường xuyên tái khám để xét nghiệm, kiểm tra lại nồng độ virus viêm gan B trong máu.
Những biến chứng có thể xảy ra khi bà bầu bị viêm gan B là gì?
Biến chứng có thể xảy ra ở cả mẹ lẫn thai nhi khi bà bầu bị viêm gan B. Vì thế các mẹ cần điều trị tích cực để phòng ngừa biến chứng.
Biến chứng với bà bầu
Khi nhiễm virus viêm gan B, do sức đề kháng cơ thể mẹ trong thai kỳ giảm đi, cơ thể nhạy cảm hơn nên nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn, gây nhiều ảnh hưởng tới chức năng gan cũng như sức khỏe. Cần cẩn thận viêm gan B ở bà bầu tiến triển thành xơ gan, suy gan hoặc đái tháo đường thai kỳ.
Biến chứng với thai nhi
Virus viêm gan B không lây qua nhau thai mà lây qua dịch tiết khi mẹ sinh. Vì thế sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ không trực tiếp bị ảnh hưởng. Song hấp thu dinh dưỡng kém, ăn uống kém ở mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến trẻ.
Ngoài ra, sự hiện diện của virus này làm tăng nguy cơ: sinh non, sẩy thai, trẻ nhẹ cân, dễ bị tổn thương gan trong giai đoạn thai nhi,… Nếu trẻ sinh ra mắc viêm gan B bẩm sinh, nguy cơ phát triển thành mạn tính rất cao. Gây nên giảm sút sức khỏe cho trẻ.
Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat