Mẹo chăm sóc da cho Mẹ bầu bị da dầu

da-nhon-da-dau-copy.jpg
Dưới mỗi lỗ chân lông có một tuyến bã nhờn sản xuất ra các loại dầu tự nhiên (bã nhờn) sẽ giúp cho da ngậm nước và trở nên khỏe mạnh. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân như di truyền, môi trường và lối sống có thể là yếu tố kích thích làm cho da dầu, loáng bóng, dễ dàng xuất hiện mụn do tế bào chết và bã nhờn được tiết ra bị mắc kẹt trong lỗ chân lông.

Những dấu hiệu nhận biết da dầu 

Một số dấu hiệu để Mẹ bầu nhận biết da thuộc dạng dầu như: 

  • Da thường có độ bóng nhẫy, khi sờ tay vào sẽ cảm thấy nhờn rít cảm giác không thoải mái, đặc biệt khi có mồ hôi trên da.

  • Mẹ bầu thường xuyên rửa mặt để làm sạch lớp dầu nhưng chúng vẫn xuất hiện lớp dầu trên da.

  • Hiện tượng lớp trang điểm bị chảy, trôi tạo thành các mảng không đều màu trên da. Dễ thấy nhất chính là khi Mẹ bầu sử dụng kem chống nắng trên da dầu sẽ khiến lớp chống nắng chảy nhờn rít. 

  • Vùng da có nhiều dầu thường xuất hiện các loại mụn như mụn ẩn, mụn đầu đenmụn viêm do lỗ chân lông bị bít tắc

  • Do thường xuyên tiết bã nhờn khiến cho lỗ chân lông bị to hơn và dễ bám bụi bẩn dễ gây mụn.

  • Dễ nhận biết da dầu chính là chúng ta có thể chú ý ở phần chữ T trên mặt gồm phần trán, phần mũi, cằm nếu là da dầu sẽ dễ thấy bóng nhờn hoặc thường nổi mụn ẩn, mụn đầu đen.

  • Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn sau khi rửa mặt, da đã bị nhờn bóng.

Tại sao da có dầu? 

Tuổi tác

Da dầu thường xuất hiện ở độ tuổi dưới 30 tuổi hơn so với nhóm độ tuổi lớn hơn. Điều này được lý giải do khi lớn tuổi da sẽ bị lão hóagiảm lượng protein, chất collagen cũng không được tiết ra đều đặn nên tuyến bã nhờn sẽ hoạt động kém hơn so với người trẻ tuổi. 

Độ tuổi là yếu tố gây ảnh hưởng đến tình trạng da

Chính vì thế khi càng lớn tuổi thì con người sẽ dễ gặp tình trạng khô da hơn là da dầu. Ngoài ra, gen di truyền cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quy trình sản sinh tuyến bã nhờn. Nếu trong gia đình có người thuộc da dầu thì tỷ lệ cao những thế hệ tiếp theo cũng sẽ có nền da dầu.

Khí hậu, môi trường sống 

Môi trường sống là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng da dầu mụn nhưng lại thường bị bỏ qua. Đối với những người sống ở nơi có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm sẽ khiến tình trạng da dầu thường xuyên hơn. So với những nước ôn đới thì theo thống kê người dân ở vùng nhiệt đối có tỷ lệ người da dầu nhiều hơn. 

Đặc biệt là khi thời tiết vào mùa hè thì sẽ tiết dầu nhiều hơn so với khi mùa thu hoặc mùa đông. Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi cũng là yếu tố gây nên da dầu mụn. Do bụi bẩn bám trên bề mặt lỗ chân lông gây bít tắc khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn và dễ gây mụn

Thói quen chăm sóc da sai cách

Rửa mặt tẩy tế bào chết thường là giải pháp để loại bỏ bã nhờn trên da. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa rằng khi chúng ta thường xuyên tẩy tế bào chết sẽ giúp tuyến bã nhờn hạn chế được việc tiết dầu. Đây là hiểu lầm phổ biến trong quy trình chăm sóc da dầu khi đặt câu hỏi tại sao da có dầu.

Thói quen chăm sóc da chưa đúng cách gây bít tắc lỗ chân lông

Khi làm sạch da quá mức sẽ khiến cho da trở nên khô và lúc này cơ chế tuyến bã nhờn sẽ tiết ra nhiều dầu hơn để có thể bù lại lượng dầu tự nhiên đã bị rửa trôi.

Nên rửa mặt 2 lần/ ngàytẩy tế bào chết định kỳ 2 lần/ tuần sẽ giúp Mẹ bầu làm sạch da vừa đủ và tránh tình trạng tiết bã nhờn nhiều hơn.

Nguyên nhân tình trạng da bóng dầu trong thai kỳ

Khi mang thai, sự gia tăng của các hormone androgen và progesterone sẽ kích thích tuyến bã nhờn trên da Mẹ bầu tiết nhiều dầu hơn. Khiến cho da Mẹ bầu bóng dầu hơn bình thường. Điều này cũng làm cho da Mẹ bầu dễ lên mụn hơn.
Sự tăng cường lưu thông máu trong thai kỳ cũng có thể là nguyên nhân gây bóng dầu trên da các Mẹ bầu. Sự gia tăng lưu thông cũng làm kích hoạt hoạt động của tuyến bã nhờn, dẫn đến tình trạng dầu thừa trên da Mẹ bầu.

Tình trạng da bón dầu này sẽ kéo dài trong bao lâu?

Trong hầu hết các trường hợp thì tình trạng da này có thể sẽ cải thiện dần trong tam cá nguyệt thứ 2. Nhưng có một số trường hợp, tình trạng này có thể kéo dài đến sau sinh. Hiếm nhất, một số Mẹ bầu có thể phải chịu đựng tình trạng da khó chịu này đến khi cho bé bú.

Một số phương pháp cải thiện da dầu

Làm sạch da

  • Hàng phòng thủ đầu tiên Mẹ bầu cần xây dựng để ngăn ngừa tình trạng bóng dầu đó là 1 chu trình làm sạch sâu.
  • Một mình sữa rửa mặt sẽ khó mà chống lại sự tấn công của dầu thừa lên da Mẹ bầu.
  • Các Mẹ bầu phải nhờ cậy đến cả các sản phẩm khác như dầu tẩy trang, toner,…để có thể kiểm soát dầu thừa trên da.
  • Dù dùng nhiều sản phẩm, các mẹ chỉ nên rửa mặt tối đa 2 lần/ ngày.

  • Tránh các sản phẩm chứa chất tẩy rửa mặt (SLS/SLES), cồn khô, mineral oil…để hạn chế kích ứng trên da.
  • Nếu có tập thể dục trong ngày, mà tiết mồ hôi nhiều, mẹ bầu có thể thêm 1 bước làm sạch da nhẹ giữa ngày với toner/ xịt khoáng để tránh bí tắc lỗ chân lông.
  • Sau khi làm sạch da nhẹ, mẹ bầu vẫn phải dưỡng ẩm và chống nắng như bình thường.

Mặt nạ đất sét

  • Một tuần 1 – 2 lần, mẹ bầu có thể dùng thêm mặt nạ đất sét để làm sạch sâu bã nhờn trong lỗ chân lông cũng như lấy đi lớp tế bào da chết trên bề mặt da.
  • Khi dùng mặt nạ đất sét, mẹ bầu lưu ý chỉ nên đắp trong khoảng 10-20 phút. Sau khi đắp, các mẹ nhớ dưỡng ẩm da thật kỹ.
  • Trong những ngày đắp mặt nạ thì các mẹ nên dừng các sản phẩm chứa AHA, hay tẩy da chết để hạn chế khô/ kích ứng da.

Dùng giấy thấm dầu

  • Đây sẽ là trợ thủ đắc lực cho các mẹ bầu làm việc tại văn phòng.
  • Nếu da quá bóng dầu mà không thể làm sạch da, thì các mẹ có thể dùng giấy thấm dầu để lấy đi lượng dầu dư thừa trong ngày, đặc biệt là ở vùng chữ T và 2 cánh mũi.

Không quên dưỡng ẩm cho da dầu 

  • Giữ ẩm cho da trong suốt ngày.
  • Dưỡng ẩm là bước chăm sóc da dầu rất quan trọng, bởi nếu da rơi vào tình trạng thiếu ẩm, tuyến bã nhờn dưới da sẽ hoạt động mạnh mẽ, tiết ra nhiều dầu hơn. 
  • Với làn da dầu bạn nên sử dụng loại kem dưỡng ẩm chuyên dành cho da dầu, không chứa dầu và có thành phần chính là nước. 
  • Sử dụng sản phẩm an toàn để tẩy tế bào chất và điều trị da mụn

  • Ngủ đủ giấc và thường xuyên dọn dẹp chăn ga gối. Nghỉ ngơi hợp lý mỗi đêm rất quan trọng với sức khỏe toàn diện và đặc biệt là vẻ ngoài của làn da. Tăng insulin có thể dẫn đến việc tạo ra IGF-1 – một loại hormone kích thích tăng sản xuất bã nhờn.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn uống lành mạnh không chỉ cải thiện sức khoẻ tổng thể mà còn rất tốt cho làn da. Bởi vì, sử dụng một số loại thực giàu đường, giàu chất béo… sẽ góp phần làm cho da trở nên dầu và nhiều mụn hơn.
  • Tránh bị stress. Nên kiểm soát được trạng thái của cơ thể để tránh tình trạng stress. Vì khi stress xảy ra sẽ kết nối với kháng insulin và làm cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn. Theo nghiên cứu gần đây cho thấy có mối liên quan giữa stress và mụn trứng cá tác động qua lại lẫn nhau. Hơn nữa, mụn trứng cá nghiêm trọng cũng có liên quan đến tăng nguy cơ lo lắng và trầm cảm.

Cấp ẩm cho da dầu, da nhờn để hồi phục da cho Mẹ bầu và Mẹ bỉm sữa da dầu

Trên thực tế, chính vì da bị thiếu nước nên tuyến bã nhờn bị kích thích tiết nhiều dầu hơn để bù vào độ ẩm đã mất đó. Do vậy, khi được cung cấp nước đầy đủ, dầu nhờn của bạn có thể được hạn chế phần nào.
Mặt khác, những Mẹ bầu da nhờn thường có xu hướng cố tẩy sạch lượng dầu trên da để làm sạch lỗ chân lông và thông thoáng gương mặt. Tuy nhiên, càng “chà sát” kỹ, độ ẩm tự nhiên bên trong càng dễ bị thoát hơi và da bị thiếu nước trầm trọng.
Cấp ẩm cho da dầu bằng cách nào?

Việc làm đầu tiên của Mẹ bầu là cần làm sạch da sau khi đi ngoài đường về hoặc trước khi đi ngủ bằng máy rửa mặt. Sau đó làm sạch da, trẻ hóa làn da bằng các phương pháp massage tẩy tế bào chết, và tự chăm sóc da bằng các phương pháp tự nhiên bằng đắp mặt nạ thiên nhiên kiềm dầu thiên thiên phù hợp với da dầu như: 

Mật ong

  • Mật ong là một trong những biện pháp khắc phục da được ưa chuộng nhất. Nhờ khả năng kháng khuẩn và khử trùng, nó có thể có lợi cho da nhờn và da dễ bị mụn trứng cá.
  • Mật ong cũng là một chất ẩm tự nhiên và da dầu là da thiếu ẩm. Do đó, mật ong sẽ giúp giữ ẩm cho da và không gây nhờn dính.
  • Để sử dụng mật ong trong điều trị mụn trứng cá và da nhờn, bạn hãy quét một lớp mỏng mật ong lên mặt, để khô trong khoảng 10 phút và sau đó rửa kỹ bằng nước ấm.

Bột yến mạch
  • Bột yến mạch giúp làm dịu làn da bị viêm và hấp thụ dầu thừa. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giúp tẩy da chết.
  • Khi sử dụng yến mạch làm mặt nạ bôi mặt thì bột yến mạch sẽ được nghiền nhỏ và có thể kết hợp cùng với sữa chua, mật ong hoặc trái cây nghiền (như chuối, táo hoặc đu đủ).
Cách sử dụng bột yến mạch như sau:
  • Kết hợp 1/2 chén yến mạch với nước nóng để tạo thành một hỗn hợp sệt.
  • Khuấy vào hỗn hợp này 1 muỗng mật ong.
  • Quét và massage hỗn hợp bột yến mạch vào mặt của bạn trong khoảng ba phút.
  • Rửa sạch với nước ấm và vỗ cho khô.

Lòng trắng trứng và chanh

  • Kết hợp 1 lòng trắng trứng với 1 muỗng cà phê nước chanh mới vắt và tạo thành một hỗn hợp đồng nhất.
  • Quét và massage hỗn hợp này lên khuôn mặt của bạn, và chờ đến khi mặt nạ khô.
  • Rửa sạch với nước ấm và vỗ cho khô.

Nha đam

  • Bạn có thể thoa một lớp mỏng nha đam lên mặt trước khi đi ngủ và để nó đến sáng.
  • Tuy nhiên, nha đam cũng được biết là chất dễ gây ra các phản ứng dị ứng trên da.
  • Nên nếu bạn chưa sử dụng nha đam từ trước, bạn hãy thử một lượng nhỏ trên da tay.
  • Nếu bạn không thấy có phản ứng dị ứng xuất hiện trong vòng 24 đến 48 giờ thì có thể nó sẽ an toàn với làn da của bạn.

Cà chua

  • Kết hợp một muỗng cà phê đường với phần thịt của quả cà chua tạo thành hỗn hợp mặt nạ.
  • Quét và massage hỗn hợp này cho khuôn mặt của bạn một cách nhẹ nhàng, theo chuyển động tròn.
  • Để mặt nạ trong 5 phút
  • Rửa sạch với nước ấm và vỗ cho khô.

Nước cốt chanh và dưa leo:

  • Xay nhuyễn dưa leo, sau đó lọc lấy nước.
  • Cho 1 muỗng nước dưa leo và 1 muỗng nước chanh vào chén, khuấy đều rồi dùng bông gòn thấm lên da.
  • Rửa sạch lại với nước sau 30 phút. 

Nước trà xanh: 

  • Rửa sạch một nắm lá trà xanh, vò nát rồi bỏ vào ly.
  • Cho nước sôi vào ly, đổ nước đó đi.
  • Đổ nước sôi lần 2 và ngâm lá trà khoảng 15 phút rồi lọc lấy nước.
  • Dùng nước trà này thoa lên mặt và để khô, không cần rửa lại với nước. 

Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat

BS - Phạm Quang Nhật

Bản quyền 2021 © Phòng khám Phạm Nhật