Mẹo chữa đau răng cho bà bầu an toàn

ba-bau-bi-dau-rang-1.jpg

Các nguyên nhân khiến bà bầu bị đau răng

  • Ốm nghén: Phụ nữ mang thai thường bị ốm nghén trong 3 tháng đầu. Tình trạng này diễn ra thường xuyên khiến bà bầu bị nôn ói. Axit từ trong dạ dày cũng có thể tràn lên khoang miệng dẫn đến ăn mòn men răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây đau răng, sâu răng.
  • Thay đổi nội tiết tố: Sự rối loạn hormone trong thai kỳ có thể khiến bà bầu phải đối diện với nhiều vấn đề về sức khỏe và làm sức đề kháng suy giảm. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, áp xe quanh răng, sâu răng, từ đó dẫn đến hiện tượng đau răng ở bà bầu.
  • Thiếu canxi: Đây là thành phần chính cấu tạo lên xương và răng. Khi mang thai, phụ nữ dễ bị thiếu hụt canxi do phải cung cấp một lượng lớn đảm bảo cho sự phát triển hoàn thiện của bào thai. Chính vì vậy mà răng bà bầu trở nên yếu hơn, rễ bị đau nhức, ê buốt.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn uống không đầy đủ, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng hoặc ăn nhiều đồ ngọt khi mang thai cũng khiến bà bầu có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề về răng miệng, đau răng chính là một ví dụ điển hình.
  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Không chải răng thường xuyên, đánh răng không đúng cách hoặc dùng bàn chải không phù hợp… Tất cả những thói quen xấu này đều có thể khiến bà bầu bị đau răng.
  • Do ảnh hưởng của các vấn đề về răng miệng: Tình trạng đau răng ở bà bầu có thể là triệu chứng của các bệnh lý ở răng miệng như sâu răng, viêm quanh chân răng,…

Đau răng ảnh hưởng như thế nào đối với bà bầu và thai nhi

Đau răng và các bệnh lý về răng miệng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi như sau:

Tăng nguy cơ sinh non: Kết quả các nghiên cứu chỉ ra rằng các bệnh lý đau răng, viêm lợi, viêm nha chu làm tăng nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân và tiền sản giật lên gấp 2 – 3 lần so với bình thường.

Nguyên nhân được giải thích là vi khuẩn gây bệnh di chuyển từ khoang miệng vào nhau thai làm tăng nồng độ sinh lý trong dịch ối, dẫn đến chuyển dạ sinh non, sinh nhẹ cân. Hậu quả của tình trạng tiền sản giật, sinh non hay sinh nhẹ cân là làm tăng nguy cơ tử vong và mắc các bệnh lý ở trẻ như nhận thức kém, bệnh bại não, khả năng nhìn kém…

Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng trẻ sinh non, sinh nhẹ cân dễ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tăng động/ tự kỷ, khả năng hòa nhập với cộng đồng thấp…

Tăng nguy cơ sâu răng cho trẻ từ khi còn nhỏ: Mẹ bị sâu răng có thể truyền vi khuẩn sâu răng cho trẻ qua đường hôn miệng hay bón thức ăn. Vi khuẩn gây sâu răng sẽ phát triển và gây bệnh cho trẻ ngay khi răng mới mọc.

Mẹo chữa đau răng cho bà bầu an toàn

Để giảm đau răng, bà bầu có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên hoặc sử dụng thuốc giảm đau. Dưới đây là 7 cách điều trị đau răng cho phụ nữ mang thai đang được áp dụng.

Chườm đá lạnh

Chườm lạnh là một trong những mẹo giảm đau răng tự nhiên đang được nhiều phụ nữ mang thai áp dụng.

Nó vừa đơn giản lại không gây bất kỳ tác hại nào đối với sức khỏe.

Phương pháp này áp dụng tốt đối với các trường hợp bị đau răng có liên quan đến tình trạng chấn thương ở lợi hoặc sưng nướu.

Phương pháp chườm lạnh giúp giảm đau, chống sưng nướu răng bằng cách làm giảm máu lưu thông đến khu vực răng bị tổn thương dưới tác động của nhiệt độ thấp.

Nói cách khác, đá lạnh hoạt động như một chất gây tê, tạm thời đóng băng các mô bị tổn thương xung quanh chân răng, qua đó ức chế phản ứng sưng viêm và ngăn chặn quá trình dẫn truyền cảm giác đau về hệ thần kinh trung ương.

Với cách trị đau răng cho bà bầu bằng đá lạnh, bạn có thể áp dụng theo hướng dẫn dưới đây:

  • Lấy vài viên đá nhỏ bỏ vào một miếng vải sạch
  • Gói lại rồi chườm vào bên má ngay tại vị trí có răng đau
  • Trong quá trình thực hiện, nếu bạn thấy lạnh quá mức thì có thể bỏ bọc đá ra rồi chườm trở lại khi đã hết lạnh
  • Thực hiện mỗi ngày 3 – 4 lần, mỗi lần khoảng 10 – 15 phút

Cách chữa đau răng cho bà bầu tại nhà bằng tỏi

Tỏi là loại củ gia vị có sẵn trong gian bếp của mọi nhà. Đây cũng là phương thuốc kháng sinh được dân gian sử dụng làm thuốc trị đau răng và nhiều vấn đề răng miệng khác như sâu răng, viêm lợi, áp xe nướu…Sở hữu một lượng lớn allicin, tỏi có khả năng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng, giảm hiện tượng sưng viêm, đau nhức chân răng.

Cách 1: Dùng tỏi với muối

  • Lấy 2 – 3 tép tỏi tươi, lột vỏ, rửa sạch
  • Giã nát tỏi chung với một ít muối
  • Đắp hỗn hợp này vào răng bị đau và để ít nhất 10 phút
  • Dùng nước ấm súc miệng lại cho sạch mùi tỏi

Cách 2: Bôi rượu tỏi

  • Tỏi tươi giã nát, bỏ vào hũ thủy tinh ngâm chung với rượu trắng
  • Để khoảng 1 tuần có thể lấy ra dùng
  • Khi bị đau răng, bà bầu hãy lấy 1 miếng bông gòn thấm chút rượu rỏi rồi đắp vào răng bị đau , giữ khoảng 10 – 15 phút rồi nhổ ra. Hoặc có thể pha loãng rượu với nước dùng súc miệng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.

**Lưu ý: Bà bầu bị đau răng chỉ nên dùng rượu tỏi để điều trị tại chỗ. Tránh uống hoặc nuốt có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Trị đau răng cho bà bầu bằng tinh dầu

Một số loại tinh dầu ngoài tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi còn giúp bà bầu xoa dịu cảm giác đau nhức răng. Phụ nữ mang thai bị đau răng có thể cân nhắc sử dụng các loại tinh dầu sau:

Tinh dầu cỏ xạ hương: Chứa thymol, tinh dầu cỏ xạ hương có khả năng sát trùng, diệt nấm. Nó giúp ức chế các tác nhân gây bệnh trong khoang miệng, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị đau răng, sâu răng, viêm nha chu.

Cách sử dụng:

  • Nhỏ vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào trong ly nước ấm
  • Quậy lên cho đều
  • Dùng hỗn hợp này súc miệng 2 – 3 lần liên tục
  • Lặp lại mẹo chữa đau răng cho bà bầu bằng tinh dầu cỏ xạ hương theo hướng dẫn trên 2 lần trong ngày.

Tinh dầu húng tây: Loại tinh dầu này cũng có đặc tính kháng khuẩn, giảm đau tốt. Cách sử dụng tinh dầu húng tây trị đau răng cho phụ nữ mang thai rất đơn giản như sau:

  • Dùng 1 miếng bông gòn tiệt trùng thấm vài gọt tinh dầu
  • Áp miếng bông lên chiếc răng bị đau và cố gắng giữ trong ít nhất 20 phút
  • Thực hiện 2 – 3 lần trong ngày tùy theo tình trạng đau răng

Tinh dầu đinh hương: Thành phần Eugenol được tìm thấy trong tinh dầu đinh hương là một chất gây tê tự nhiên. Nó giúp tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm đau, chống lại tình trạng nhiễm trùng ở nướu và răng.

Cách thực hiện:

  • Thấm một ít tinh dầu đinh hương lên miếng bông gòn
  • Đắp trực tiếp lên răng bị đau trong 15 – 20 phút

Nếu không có sẵn tinh dầu đinh hương, bà bầu có thể sử dụng dược liệu khô nhai nát và giữ nó tại vị trí răng bị đau trong 30 phút.

Súc miệng bằng nước muối giảm đau răng cho bà bầu

Súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày là thói quen chăm sóc răng miệng tốt cho bà bầu.

Đặc tính sát khuẩn mạnh cùng các chất trong muối có khả năng ức chế vi khuẩn, làm sạch mảng bám cũng như các mảnh thức ăn vụn bám dính trong kẽ răng.

Điều này có thể giúp đẩy lùi tình trạng sâu răng, sưng chân răng hay áp xe răng – những nguyên nhân phổ biến gây đau răng ở bà bầu.

Thay vì sử dụng các loại dung dịch súc miệng bán sẵn trên thị trường, bà bầu có thể tự pha nước muối loãng súc miệng trị đau răng và sát trùng khoang miệng tại nhà.

Cách thực hiện như sau:

  • Lấy 1 thìa cà phê muối bỏ vào cốc nước ấm
  • Dùng thìa quậy tan
  • Ngậm nước muối trong miệng súc khoảng 30 giây rồi nhổ ra
  • Sau đó súc thêm 2 – 3 ngụm nữa
  • Áp dụng mỗi ngày 3 lần, đặc biệt là sau các bữa ăn để tình trạng đau răng nhanh chóng được cải thiện.

Bài thuốc chữa đau răng cho bà bầu bằng nha đam

Nếu trong vườn nhà có sẵn cây nha đam, bà bầu có thể tận dụng để trị đau răng tại nhà.

Loại thực vật mọng nước này chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hoạt chất quý có khả năng xoa dịu cơn đau nhức trong răng, tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời kích thích tái tạo tổn thương ở nướu răng cho bà bầu.

Thảo dược này khá an toàn cho bà bầu khi sử dụng để điều trị tại chỗ. Bộ phận dùng là phần gel được lấy từ ruột bên trong lá nha đam.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 1 khúc lá nha đam tươi, gọt sạch vỏ
  • Lấy ruột lá đem xay nhuyễn thành một loại gel đặc sệt, hơi nhớt
  • Dùng gel nha đam thoa lên răng bị đau nhức mỗi ngày 3 lần
  • Lưu lại 20 phút sau hãy súc miệng lại bằng nước sạch

Nước trà xanh trị sâu răng cho bà bầu

Thêm một cách chữa sâu răng cho bà bầu an toàn chị em có thể áp dụng đó là dùng nước trà xanh.

Được nấu từ lá trà xanh, loại nước này chứa hàm lượng EGCG cao nên có khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn tốt.

Nó giúp diệt khuẩn, bảo vệ nướu răng và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng, đau răng.

Ngoài ra, sử dụng nước trà xanh súc miệng hàng ngày còn có tác dụng ngăn ngừa viêm nướu, viêm nha chu và giúp bà bầu có hơi thở thơm mát hơn.

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch 1 nắm lá trà xanh, vò cho hơi nát
  • Bỏ lá trà vào trong ấm, đổ nước sôi vào tráng qua 1 lượt rồi đổ thêm một lần nữa cho ngập mặt lá trà
  • Ủ trong 15 phút cho các chất trong lá trà xanh tiết hết ra nước
  • Để nước trà nguội còn hơi âm ấm, lấy súc miệng vài lần trong ngày

Dùng thuốc chữa đau răng cho bà bầu

Nếu bị đau răng nghiêm trọng mà không đáp ứng được với các mẹo tự nhiên, bà bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như Paracetamol.

Loại thuốc này được sử dụng trong ngắn hạn để giảm đau răng cho bà bầu. Một số loại thuốc giảm đau có thể được chỉ định để chữa đau răng cho bà bầu.

Ngoài ra, một số loại thuốc khác có thể cần thiết cho bà bầu, chẳng hạn như thuốc kháng sinh hay thuốc chống viêm. Chúng được sử dụng để điều trị nguyên nhân gây đau răng.

Các loại thuốc tây đều có thể tiềm ẩn một số rủi ro nhất định cho thai kỳ. Vì vậy, bà bầu nên thận trọng dùng thuốc chữa đau răng dưới sự chỉ định và giám sát chặt chẽ của bác sĩ.

Cách phòng ngừa đau răng cho bà bầu

Để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa đau răng khi mang thai, trong sinh hoạt hàng ngày bà bầu cần chú ý:

  • Đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần. Sử dụng bàn chải có đầu lông tơ mềm chải răng một cách chậm rãi, nhẹ nhàng để làm sạch mảng bám và mẩu thức ăn thừa mà không gây tổn hại cho chân răng.
  • Dùng bàn chải đánh răng có kích thước phù hợp và thay mới thường xuyên sau mỗi 3 tháng.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi trong bữa ăn giúp răng chắc khỏe hơn, đồng thời đảm bảo cho thai nhi phát triển hoàn thiện về khung xương và răng. Bao gồm phô mai, sữa, ngũ cốc, cá nhỏ, tôm, cua… Kết hợp bổ sung vitamin D và tắm nắng giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn.
  • Lựa chọn kem đánh răng phù hợp, tránh dùng loại chứa chất tẩy trắng mạnh gây hại cho men răng và khiến răng bị ê buốt, đau nhức.
  • Ngoài ra, để chữa đau răng cho bà bầu triệt để thì cần giải quyết được các bệnh lý răng miệng là nguồn gốc của cơn đau. Bà bầu nên đi khám nha khoa định kỳ để sớm phát hiện các vấn đề về răng miệng và được điều trị ngay để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.

Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat

Mẹo chữa đau răng cho bà bầu an toàn
Mẹo chữa đau răng cho bà bầu an toàn

BS - Phạm Quang Nhật

Bản quyền 2021 © Phòng khám Phạm Nhật