Trào ngược, ợ nóng, ợ chua – Mẹ bầu làm sao đỡ
Những triệu chứng điển hình khi bị chứng trào ngược, ợ nóng mẹ bầu có thể gặp phải như sau:
- Đau họng khi nuốt
- Khó nuốt thức ăn
- Khó thở
- Phân có máu
- Đau đột ngột ở lưng sang vai
- Cảm giác chóng mặt
- Đau rát ở ngực
- Chảy mồ hôi
Ngăn ngừa ợ nóng khi mang thai
Thay đổi chế độ dinh dưỡng và một số thói quen hàng ngày là cách đơn giản nhất giúp bầu hạn chế triệu chứng khó chịu này.
Để hạn chế các triệu chứng khó chịu, mẹ bầu cần giữ lối sống lành mạnh như không hút thuốc, uống rượu bia, cà phê, đồ uống có ga, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, trái cây chua, tỏi, hành, sô cô la, tránh nằm xuống ngủ ngay sau khi ăn.
Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp hiệu quả sau để làm giảm triệu chứng ngay tại nhà:
-
Ăn ít nhưng thường xuyên
Cùng với sự phát triển của thai nhi, dạ dày của mẹ bầu cũng bị thu hẹp lại một phần đáng kể. Và việc “nạp” cùng lúc quá nhiều thực phẩm chỉ khiến cho chứng ợ nóng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng thực phẩm vừa phải. Thay vì ăn 3 bữa lớn mỗi ngày, nên chia thành 6 bữa nhỏ.
- Giới hạn thực phẩm
Loại bỏ những loại thực phẩm có thể khiến chứng trào ngược của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn các loại trái cây chứa nhiều axít như cam, chanh, quýt, cà chua… hoặc những thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ, thức uống có ga, caffein.
- Tăng cường thực phẩm dạng lỏng
So với thực phẩm dạng rắn, thực phẩm dạng lỏng sẽ dễ tiêu hóa hơn. Vì vậy, tình trạng ợ nóng cũng được cải thiện hơn rất nhiều. Súp, sinh tố, sữa chua, sữa lắc… là những thực phẩm dạng lỏng nhưng có hàm lượng protein cao, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu.
- Tăng cường chất xơ
Chất xơ giúp tiêu hóa tốt hơn, vì vậy có thể giảm được chứng đầy hơi, ợ nóng ở bà bầu. Do vậy mẹ bầu nên tăng cường rau xanh và trái cây ít tính axit vào chế độ ăn hàng ngày nhé.
- Ngủ “thông minh”
Để tránh ợ nóng, bầu không nên ăn bất cứ thứ gì ít nhất trong 3 giờ trước khi đi ngủ. Nâng cao đầu và nằm nghiêng bên trái sẽ hạn chế lượng axit từ dạ dày trào ngược lên.
- Nhờ trợ giúp của thuốc
Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, bầu có thể đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời. Một số loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa và chống trào ngược có thể giúp bạn trong lúc này. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
- Ngồi thẳng
Bà bầu nên ngồi thẳng trong khi ăn vì tư thế này giúp giảm áp lực đè nặng lên dạ dày, giúp tiêu hóa tốt hơn và ngăn ngừa chứng ợ nóng thai kỳ.
6 loại thực phẩm nên sử dụng ít khi bị trào ngược nhiều
Loại thứ nhất: Cà chua
Ăn quá nhiều cà chua có thể gây ra các triệu chứng như axit pantothenic và ợ nóng. Tương tự với tương cà làm từ cà chua cũng vậy. Hơn nữa bạn không nên ăn cà chua khi bụng đói, nếu không sẽ gây ra nhiều phản ứng khó chịu, bởi tính axit của cà chua rất cao có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn.
Loại thứ 2: Tảo bẹ
Không chỉ giàu chất dinh dưỡng, nhiều người thích ăn tảo bẹ vì nó có thể ngăn ngừa và điều trị một số bệnh như bướu cổ và chống lại bức xạ. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tình trạng khó tiêu hóa sẽ sinh ra axit dạ dày, kích thích dạ dày và gây đau dạ dày. Ngoài ra tảo bẹ có chứa một lượng nhỏ asen, và quá nhiều asen trong cơ thể có thể gây ngộ độc.
Loại thứ 3: Cam
Bản thân cam là thực phẩm có tính axit, nếu những người thường xuyên bị trào ngược axit trong dạ dày ăn nhiều cam sẽ thúc đẩy sản xuất axit dạ dày và axit trào ngược sẽ rõ ràng hơn.
Loại thứ 4: Tỏi
Trong tỏi có chứa nhiều allicin, và đây là lý do tỏi có vị cay và mùi vị rất nồng. Ăn quá nhiều tỏi sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và thành ruột gây kích ứng, khiến dạ dày khó chịu, và gây ra trào ngược axit.
Loại thứ 5: Trà, cà phê
Các loại thức uống như trà, cà phê chứa nhiều caffein hơn.Caffein có thể tạm thời làm giảm cơn buồn ngủ và phục hồi năng lượng, nhưng nếu uống quá nhiều sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Khi thức ăn trào ngược do cơ vòng thực quản dưới bị giãn ra và gây ra hiện tượng “ợ chua”. Đây là một trong những lý do khiến chúng ta khó chịu sau khi uống quá nhiều cà phê hoặc trà trong ngày.
Loại thứ 6: Sôcôla
Đây là thực phẩm chứa nhiều chất béo và một lượng nhỏ cafein, nhưng sôcôla lại không có chất xenlulo có thể kích thích nhu động ruột. Vậy nên chúng ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ của dạ dày. Ngoài ra, chúng thúc đẩy quá trình sản sinh axit trong dạ dày và gây ra hiện tượng “ợ chua”.
5 loại rau quả hữu ích khi trào ngược và giúp ngủ ngon
+ Chuối: Đây là thực phẩm rất thân thiện đối với dạ dày. Điều này là nhờ nó có khả năng trung hòa acid dưa thừa trong dạ dày. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng chống sưng, giảm viêm đau, giúp bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu.
+ Táo: Lớp ngoài của vỏ táo có chứa chất pectin. Đây là một loại sợi tự nhiên có khả năng hòa tan, giãn nở khi gặp nước nên có thể kích thích sự hoạt động của dạ dày, giúp quá trình bài tiết được diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra, ăn táo còn giúp cung cấp các chất dinh dưỡng ka, cal cho cơ thể.
+ Rau mồng tơi: Trong loại rau này chứa ít calo và chất béo, nhưng lại chứa một lượng lớn các vitamin A, C, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa giúp làm giảm các cơn đau dạ dày. Ngoài ra, chất nhầy trong rau mồng tơi còn giúp kích thích nhu động ruột, nhuận trường tốt, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, trơn tru hơn và giảm triệu chứng trào ngược dạ dày.
+ Lá mơ: Hàm lượng vitamin C, carotene, tinh dầu, protein trong lá mơ có thể giúp làm giảm triệu chứng sưng viêm tại niêm mạc dạ dày và những tổn thương do trào ngược dạ dày gây ra.
+ Dưa chuột: Trong dưa chuột chứa rất nhiều chất xơ, các chất dinh dưỡng và khoáng chất như Folate, canxi, vitamin C và chất béo. Trong đó, chất Erepsin là một loại protein dễ tiêu hóa. Do vậy, ăn dưa chuột sẽ giúp làm giảm các triệu chứng ợ nóng do bệnh trào ngược dạ dày gây ra.
Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat