Bị nấm khi mang thai gây ngứa mẹ bầu làm sao hết?

ngua-vung-kin.jpg

Mẹ bầu bị nấm khi mang thai còn có thể là do dịch tiết âm đạo tăng khiến vùng kín có độ ẩm quá cao. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển.

Các triệu chứng bị nấm khi mang thai thường gặp 

Khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý một số biểu hiện nấm âm đạo thường gặp để có biện pháp điều trị kịp thời như:

  • Đau nhức vùng âm đạo.
  • Tiểu rát, sưng mô âm đạo và môi âm hộ của mẹ bầu.
  • Rối loạn khí hư, lượng khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường. Kèm theo đó là mùi hôi khó chịu, có màu sắc trắng đục hoặc một số màu sắc khác lạ.
  • Có hiện tượng tiểu buốt, hoặc són tiểu, tiểu rắt. 
  • Cơ thể mệt mỏi khó chịu, lưng đau nhức.
  • Đau rát khi quan hệ tình dục.

Ngoài ra, các chị em khi bị nấm có thể có nhiều triệu chứng khác như cảm giác bất an lo lắng, khó tập trung trong công việc,…

 

Dấu hiệu điển hình của hiện tượng bị nấm khi mang thai là ngứa rát âm đạo

Cách điều trị bị nấm khi mang thai 

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bị nấm khi mang thai hiệu quả. Một trong số đó là thuốc điều trị nấm, bằng cách đặt thuốc tại vị trí bị nấm, được chứng minh an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Một số loại cụ thể như viên đặt âm đạo Miconazol hoặc kem bôi như Clotrimazol 2%.

Các loại thuốc kháng nấm bằng đường uống như fluconazole cũng được sử dụng nhưng không được khuyến cáo dùng ở tam cá nguyệt thứ nhất của mẹ. Có thể sử dụng fluconazole ở tam cá nguyệt thứ hai, thứ ba hoặc trong thời gian cho con bú.

Nếu mẹ mong muốn việc điều trị có hiệu quả nhanh nhất thì nên lưu ý những điều sau đây:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt, đặc biệt là vệ sinh vùng kín. Cách vệ sinh đúng là hãy lau sạch theo chiều từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập.
  • Không dùng giấy vệ sinh rẻ tiền. Hoặc giấy không đảm bảo chất lượng vì chúng sẽ dễ tăng khả năng kích ứng da.
  • Đồ dùng cá nhân, quần áo phải được giặt giũ sạch sẽ và được phơi khô hoặc sấy khô.
  • Nếu đi tiểu tiện có cảm giác đau rát. Mẹ hãy vệ sinh âm hộ, tắm bằng nước nóng để trung hòa axit trong nước tiểu. 
  • Uống nhiều nước hơn để làm loãng nước tiểu. Cũng như giảm cảm giác đau rát khi đi tiểu tiện.
  • Ăn sữa chua, trái cây, các loại rau xanh giúp cơ thể thai phụ khỏe mạnh hơn và hạn chế được các bệnh viêm nhiễm liên quan.

Mẹ bầu có thể điều trị bị nấm khi mang thai bằng thuốc đặt hoặc thuốc bôi

Cách phòng tránh bị nấm khi mang thai 

  • Mẹ nên ăn sữa chua mỗi ngày. Tránh ăn nhiều bánh mì hoặc thực phẩm chứa nhiều tinh bột.
  • Hạn chế đường và thực phẩm chế biến sẵn, sản phẩm ngũ cốc tinh chế.
  • Tắm trực tiếp dưới vòi hoa sen thay vì ngâm mình trong bồn tắm.
  • Giữ âm đạo khô thoáng cho đến khi hết hẳn nấm. Bằng cách luôn mặc quần lót rộng rãi, chất liệu cotton mềm mịn.
  • Giặt đồ lót bằng nước nóng, xả thật kỹ. Sau đó phơi trực tiếp dưới nắng mặt trời thay vì dùng máy sấy.
  • Tắm và thay đồ lót ít nhất 2 lần mỗi ngày. Cách ngày giặt khăn tắm một lần.
  • Tránh dùng xà phòng mạnh, sữa tắm. Hoặc chất tẩy tế bào chết ở khu vực âm đạo, nhất là những chất chứa hương liệu mạnh.
  • Pha carbonate soda hoặc dấm vào nước tắm và ngâm một lúc sẽ giúp bạn dễ chịu.
  • Không thụt rửa âm đạo, không sử dụng thuốc xịt âm đạo và chất khử mùi.
  • Vệ sinh vùng kín thật kỹ. Đặc biệt là sau khi đi vệ sinh (mẹ nên lau khô từ trước ra sau).
  • Nên mặc đồ ngủ thoải mái trước khi đi ngủ.
  • Sau khi tắm hoặc đi bơi, hãy lau khô cơ thể. Đặc biệt là vùng kín trước khi mặc quần áo.
  • Sử dụng các sản phẩm dung dịch phụ nữ dịu nhẹ và không có mùi.
  • Không quan hệ tình dục cho đến khi loại bỏ triệt để nấm âm đạo. Vì có thể sẽ gây kích ứng lên da và tăng nguy cơ lây nhiễm nấm cho chồng bạn.

Giặt tay đồ lót bằng nước nóng, xả thật kỹ, phơi dưới nắng mặt trời

Giải đáp dành cho mẹ bầu khi bị nấm 

Bị nấm khi mang thai 3 tháng đầu nên làm gì?

Đa số bà bầu bị nấm khi mang thai 3 tháng đầu đều bắt nguồn từ nguyên nhân thay đổi nội tiết tố của cơ thể. Dẫn đến mất sự cân bằng pH tại âm đạo. 

– Mặc dù khi mang thai phụ nữ không có kinh nguyệt nhưng thay vào đó dịch nhầy âm đạo lại tiết nhiều hơn bình thường. Việc vệ sinh vùng kín hằng ngày là điều vô cùng cần thiết đối với mẹ bầu. Do đó chị em nên rửa từ 1 – 2 lần với nước sạch là tốt nhất. Mẹ có thể lựa chọn sử dụng thêm dung dịch vệ sinh để giảm bớt mùi hôi khó chịu và ngăn ngừa viêm nhiễm.

– Tuyệt đối không sử dụng các dung dịch rửa không rõ nguồn gốc. Hoặc tự ý dùng thuốc mỡ, nước hoa để bôi, rửa hoặc xịt vào vùng kín.

– Sau khi đại tiểu tiện nên lau vùng kín với loại khăn mềm giặt sạch thường xuyên hoặc giấy không mùi hương.

– Kiêng quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu thai kỳ khi bị nấm

Bị nấm khi mang thai 3 tháng cuối phải làm sao? 

3 tháng cuối là thời điểm vô cùng quan trọng của thai kỳ. Chính vì vậy, sẽ hết sức nguy hiểm nếu các mẹ bầu bị nấm khi mang thai 3 tháng cuối mà không điều trị dứt điểm.

Khi mắc bệnh này, thai phụ sẽ có nguy cơ sinh non hay thai nhi nhẹ cân hơn so với mẹ bầu khác. Nếu thai nhi là con gái thì trẻ có khả năng mắc nấm âm đạo bẩm sinh. 

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ sử dụng những loại thuốc khác nhau và ưu tiên không ảnh hưởng đến thai nhi.

Trong thời gian điều trị nấm, các chị em phụ nữ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Luôn ghi nhớ vệ sinh từ trước ra sau để vi khuẩn không có cơ hội lây lan từ hậu môn sang âm đạo. Thêm vào đó, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh có chứa chất tẩy rửa mạnh. 

Ngoài ra, hãy tăng cường uống nhiều nước. Ăn nhiều rau, trái cây tươi và các thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời giúp vết viêm loét mau lành hơn.

Mẹ bầu bị nấm khi mang thai 3 tháng đầu không nên quan hệ tình dục

Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat

BS - Phạm Quang Nhật

Bản quyền 2021 © Phòng khám Phạm Nhật