Niêm mạc tử cung và các yếu tố ảnh hưởng phôi làm tổ

Niêm mạc tử cung có vai trò gì trong quá trình thụ thai?

Niêm mạc tử cung hay nội mạc tử cung chính là lớp mô bao phủ bề mặt bên trong tử cung. Lớp niêm mạc này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quá trình mang thai ở người phụ nữ. Trong mỗi chu kỳ, niêm mạc tử cung sẽ có sự dày mỏng khác nhau tùy thuộc vào sự tác động của các hormone sinh dục nữ như estrogen và progesterone. Niêm mạc tử cung dày lên chính là dấu hiệu chuẩn bị cho hợp tử đi vào làm tổ và phát triển. 

Nếu trứng không được thụ tinh thì lớp niêm mạc này không còn tác dụng gì. Chúng sẽ bị hoại tử do sự thay đổi nội tiết tố và được đào thải ra ngoài trong kỳ hành kinh. Nếu quá trình thụ thai được diễn ra, các hormone sẽ thúc đẩy lớp niêm mạc này dày lên để trứng đã thụ tinh làm tổ và  lấy chất dinh dưỡng.

Niêm mạc tử cung có cấu tạo gồm 2 phần:

  • Lớp đáy (lớp nội mạc căn bản): Bao gồm các tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm, không chịu sự tác động của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Lớp nông (lớp nội mạc tuyến): Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.

Nội mạc tử cung chỉ tiếp nhận phôi làm tổ khi và chỉ khi cửa sổ làm tổ đã mở

Sau khi được chuẩn bị thích hợp với estrogen, nội mạc tử cung sẽ đạt đến trạng thái sẵn sàng để tiếp nhận phôi đến làm tổ Progesterone có vai trò quan trọng để mở “Cửa sổ làm tổ” cho phôi thai được tiếp nhận
“Cửa sổ làm tổ” được mở ra ở ngày thứ 18 và bị đóng lại ở ngày thứ 23 của chu kỳ, “Cửa sổ làm tổ” là khoảng thời gian duy nhất mà nội mạc có thể tiếp nhận phôi làm tổ.
Sự lệch pha giữa thời điểm mở cửa sổ làm tổ và thời điểm phôi thoát màng sẽ dẫn đến việc phôi tiếp cận với nội mạc tử cung ngoài cửa sổ làm tổ, và hệ quả là phôi sẽ không được tiếp nhận.
Cửa sổ làm tổ có thể bị di dời do các tác động nội sinh như hoàng thể hóa sớm gây tăng sớm progesterone nội sinh, hay tác động ngoại sinh do dùng hormone nguồn gốc ngoại lai… Cửa sổ làm tổ bị di dời sẽ làm thay đổi vị trí tương đối của nó so với thời điểm phôi thoát màng.

 

Tại nội mạc tử cung ở thời điểm của “Cửa sổ làm tổ”, có sự hiện diện của các tế bào gọi là pinopode. Thời gian xuất hiện và tồn tại của các pinopode rất ngắn, chỉ khoảng 5 ngày. Tại bề mặt của các pinopode sẽ diễn ra các đối thoại giữa phôi và nội mạc tử cung trước làm tổ.

Phôi là một mảnh bán dị ghép, nên luôn phải đối mặt với hiện tượng thải ghép

Phôi có vốn gene không giống với vốn gene của mẹ. Nó chỉ tiếp nhận 1⁄2 vốn di truyền của mẹ vì vậy Phôi bản chất là “vật thể lạ” với cơ thể người mẹ, phôi thai sẽ phải trải qua sự chọn lọc khắc nghiệt để tồn tại trong môi trường tử cung mẹ.
Hệ quả là, về mặt miễn dịch, phôi là một mảnh bán dị ghép. Mảnh ghép này không tương đồng với hệ miễn dịch mẹ. Do bất tương đồng về mặt miễn dịch, phôi phải đối mặt với hiện tượng thải ghép.
Nói một cách khác, để phôi làm tổ thành công, điều kiện cần và đủ là nó phải khởi phát được một tiến trình đáp ứng và ức chế miễn nhiễm, nhằm ngăn cản việc cơ thể người mẹ loại bỏ mảnh bán dị ghép
Ngày thứ 6 sau thụ tinh, phôi thoát khỏi ZP, chu du trong môi trường buồng tử cung và tiếp cận với nội mạc tử cung.
Thoạt tiên phôi bị nhận diện bởi các tế bào của miễn dịch bẩm sinh.

Nội mạc tử cung ở giai đoạn phân tiết có rất nhiều các tế bào miễn dịch bẩm sinh là các đại thực bào, các tế bào giết tự nhiên (uNK) và tế bào răng (DC).
Khi phôi tiếp cận với nội mạc tử cung, nó sẽ sớm bị nhận diện. Chính các tế bào của đáp ứng miễn dịch bẩm sinh sẽ được kích hoạt trước tiên.
Sau khi hệ thống miễn dịch bẩm sinh được kích hoạt thì đến lượt các cơ chế điều hòa hệ thống miễn dịch tế bào được kích hoạt.
Hệ thống miễn dịch tế bào đóng vai trò quan trọng trong tiếp nhận hay thải trừ mảnh bán dị ghép.
Chỉ đến ngày thứ 9 sau thụ tinh, các hội bào nuôi mới tiếp cận được các mạch máu xoắn ốc của nội mạc tử cung.
Ngày thứ 9, phôi đã chìm hẳn vào nội mạc tử cung. Hội bào nuôi phát triển tạo nên các hốc rỗng, tiền thân của hồ máu sau này. Hội bào nuôi cũng đã tiếp cận với mạch máu nội mạc, nhưng vẫn chưa phá vỡ chúng ở thời điểm này.

Nguyên nhân phôi thất bại làm tổ 

Có 3 nhóm lý do chủ yếu:

  1. Lệch bội ở phôi (thường gặp nhất)
  2. Đáp ứng miễn dịch thiên lệch Th1
  3. Bất thường kiểm soát thượng di truyền (của nội mạc làm thay đổi tiến trình điều hòa gene của nội mạc tử cung, di dời vị trí của cửa sổ làm tổ; hay của phôi ảnh hưởng đến chương trình hóa điều hòa gene, làm phôi thất bại trong phát triển)

Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu là bình thường?

Độ dày niêm mạc tử cung thay đổi theo từng giai đoạn của chu kỳ. Chu kỳ kinh nguyệt được chia thành ba giai đoạn với độ dày niêm mạc tử cung tương ứng như sau:

Giai đoạn vừa hết kỳ kinh nguyệt: Lúc này niêm mạc tử cung đang bắt đầu tái tạo lại nên độ dày chỉ khoảng 3 – 4 mm.

Giai đoạn giữa chu kỳ kinh nguyệt, trước thời điểm rụng trứng: Lớp niêm mạc dày lên đáng kể, độ dày khoảng 8 – 12 mm.

Giai đoạn sau khi rụng trứng và sắp đến kỳ hành kinh: Lớp niêm mạc phát triển dày hơn nửa, khoảng 12 – 16 mm. Nếu không có thai nhi đến làm tổ thì lớp niêm mạc này sẽ bị hoại tử và bong ra tạo thành kinh nguyệt.

Cách cải thiện độ dày của lớp niêm mạc tại tử cung

Phụ nữ có lớp niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng sẽ được điều trị bằng các loại thuốc chuyên biệt để cân bằng hormone nội tiết tố trong cơ thể. Đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Cụ thể như sau:

Nội mạc tử cung dày

  • Thường xuyên tập thể dục thể thao nhằm mục đích giảm bớt hàm lượng hormone estrogen trong cơ thể. 

  • Hạn chế thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc.

  • Hạn chế ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành, thực phẩm chứa nhiều vitamin E, vitamin C và thực phẩm giàu sắt.

  • Thường xuyên tái khám để kiểm tra và theo dõi độ dày của lớp niêm mạc.

Nội mạc tử cung mỏng

  • Không thức quá muộn, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Nên cải thiện sức khỏe bằng việc duy trì các bài thể dục nhẹ kết hợp thư giãn.

  • Trong khẩu phần ăn hàng ngày, nên tăng cường các thực phẩm giàu sắt, kẽm, vitamin C, vitamin E. Có thể bổ sung hàm lượng estrogen bằng thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành.

  • Không gây các tác động đến tử cung như nạo phá thai, lạm dụng thuốc kích trứng,…

Người có nội mạc tử cung mỏng nên bổ sung các loại thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành, các thực phẩm giàu sắt, vitamin E và vitamin C

Những bất thường về độ dày hay sự phát triển của niêm mạc tử cung chỉ có thể được phát hiện qua quá trình siêu âm. Do đó, nữ giới đến độ tuổi sinh sản hay nhận thấy các dấu hiệu bất thường về kỳ nguyệt san của mình nên tiến hành thăm khám phụ khoa để sớm được phát hiện và có hướng điều trị kịp thời nhất có thể.

Cho rằng việc nằm bất động một chỗ trong những ngày sau chuyển phôi sẽ giúp cho phôi dễ dàng bám vào tử cung làm tổ hơn. Cá biệt có những trường hợp các chị em sau khi chuyển phôi nằm bất động và tiêu tiểu tại giường chứ không dám đi lại cho dù là đi vệ sinh cá nhân. Đây là một ngộ nhận hết sức tai hại tác động tiêu cực đến kết quả chuyển phôi, việc nằm bất động một chỗ vô tình làm cho việc cung cấp máu nuôi tử cung ít hơn hoặc thuyên tắc mạch máu làm cho phôi không phát triển được.

Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat

BS - Phạm Quang Nhật

Bản quyền 2021 © Phòng khám Phạm Nhật