pH âm đạo mất cân bằng, loạn khuẩn viêm âm đạo

ph-am-dao-ly-tuong.jpg

pH âm đạo mất cân bằng có nguy hiểm đến sức khỏe không?

pH âm đạo mất cân bằng là hiện tượng khá phổ biến đối với chị em phụ nữ đặc biệt là đối với những vùng có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. 

1. pH âm đạo mất cân bằng là gì?

1.1. pH âm đạo là gì?

Âm đạo là một phần thuộc cơ quan sinh dục của phụ nữ, nằm ở vị trí giữa niệu đạo, phía sau bang quang, phía trước là trực tràng. Âm đạo được cấu tạo dạng ống cơ trơn nối giữa âm hộ và cổ tử cung. Bên trong âm đạo có các niêm mạc là biểu mô có tính chất nhạy cảm với nội tiết tố nữ estrogen. 

pH âm đạo mất cân bằng có nguy hiểm không?

Ở khu vực này có hệ vi sinh vật phong phú gồm nhiều loại vi khuẩn có lợi, có hại sống cộng sinh cùng nhau. Có 1 loại vi khuẩn quan trọng trong âm đạo chính là Lactobacillus sp chiếm khoảng 50 – 80% có chức năng chuyển hóa glycogen thành acid lactic, tạo ra môi trường có tính acid. Mức độ acid trong âm đạo của phụ nữ được biểu hiện qua độ pH âm đạo thường ở mức cân bằng là pH 3,8 đến pH 4,5

1.2. Hiện tượng pH âm đạo mất cân bằng

pH âm đạo mất cân bằng là hiện tượng hệ sinh vật tại âm đạo có những bất thường về mức độ cân bằng khiến ảnh hưởng đến độ pH sinh lý. Đây cũng là lý do khiến cho cơ chế tự bảo vệ của bộ sinh dục nữ bị ảnh hưởng và gây ra một số bệnh viêm nhiễm âm đạo.

pH âm đạo mất cân bằng như thế nào?

pH âm đạo mất cân bằng có thể xảy ra ở đa dạng các lứa tuổi khác nhau và mức độ nghiêm trọng khác nhau do nhiều yếu tố. Theo độ tuổi thì các bé gái chưa dậy thì hay phụ nữ mãn kinh có độ pH>4.5 và đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản sẽ là pH<4.5.

Ở trạng thái bình thường thì âm đạo có môi trường mang tính acid (pH3.8 – pH4.5) và khi pH âm đạo mất cân bằng ở 2 trường hợp:

  • pH càng cao (pH5.5 trở lên): dễ tạo môi trường cho vi khuẩn, nấm phát triển trong âm đạo gây ra các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa.

  • pH càng acid (< 3.8pH): mặc dù điều này giúp hạn chế nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa tuy nhiên chúng có thể trở thành lý do khiến bạn gặp một số trở ngại về khả năng sinh sản.

Mức pH của vùng kín và 1 số thông tin khác

Nhìn chung pH âm đạo có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và tầm soát các loại bệnh viêm nhiễm phụ khoa phổ biến. Vì vậy, hiện tượng pH âm đạo mất cân bằng nên được lưu ý và điều trị kịp thời để giúp phụ nữ bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

2. Tình trạng này có nguy hiểm đến sức khỏe không?

pH âm đạo mất cân bằng dễ dẫn đến các bệnh liên quan đến phụ khoa và nếu không được quan tâm, thăm khám kĩ thì có thể khiến các biến chứng nặng hơn ảnh hưởng sức khỏe. 

 pH âm đạo mất cân bằng ảnh hưởng sức khỏe bạn cần biết:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn (BV) là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật khi xuất hiện lượng lớn vi khuẩn khiến âm đạo có mùi hôi và tiết dịch âm đạo có màu sắc bất thường (vàng, xám, trắng đục). Thường xuyên ngứa âm đạo và nóng rát khi đi vệ sinh. Viêm âm đạo cho BV không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng đây là tiền đề khiến cho phụ nữ dễ mắc phải các bệnh HPV ung thư cổ tử cung, virus herpes simplex và HIV.

  • Trichomonas (trich) xuất phát từ ký sinh trùng Trichomonas vagis không có triệu chứng rõ rệt để nhận biết nhưng sẽ khiến nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa nghiêm trọng hơn.

  • pH âm đạo mất cân bằng trong trường hợp vượt quá giới hạn độ axit an toàn sẽ khiến cho việc thụ thai gặp khó khăn tinh trùng phát triển mạnh trong môi trường pH 7,0 đến 8,5. Tuy nhiên cơ chế tự nhiên của âm đạo khi quan hệ tình dục cũng tiết ra các chất giúp môi trường có tính kiềm hơn.

3. Dấu hiệu nhận biết 

  • Có mùi hôi hoặc tanh.

  • Chất nhầy màu trắng, xám hoặc xanh bất thường.

  • Ngứa âm đạo thường xuyên.

  • Nóng rát khi đi tiểu.

4. Nguyên nhân gây ra tình trạng này

  • Chu kỳ kinh nguyệt: pH âm đạo mất cân bằng (>4.5) do trong thời gian này kinh nguyệt có tính kiềm khi qua âm đạo khiến cho môi trường kiềm hơn. Việc vệ sinh vùng kín đúng cách và thường xuyên trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp kiểm soát và cân bằng tốt độ pH trong giới hạn bình thường.

  • Một số bệnh nhiễm trùng đường sinh dục: Khi mất cân bằng độ pH âm đạo sẽ khiến cho lớp bảo vệ âm đạo bị ảnh hưởng và giảm chức năng ngăn ngừa vi khuẩn, nấm, tác nhân lạ xâm nhập. Điều này khiến cho phụ nữ dễ bị viêm âm đạo. 

  • Sử dụng kháng sinh: Trong thuốc kháng sinh thường có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn có hại để bảo vệ sức khỏe nhưng một số trường hợp chúng tiêu diệt đồng thời cả vi khuẩn có lợi của âm đạo. Vì vậy sẽ khiến pH âm đạo mất cân bằng nên môi trường âm đạo sẽ kiềm hơn hoặc axit hơn.

Nguyên nhân khiến độ pH mất cân bằng

  • Thụt rửa âm đạo: thói quen thụt rửa âm đạo quá sâu hoặc sử dụng các loại dung dịch vệ sinh như giấm, baking soda, nước muối,… khiến cho các loại vi khuẩn có lợi bị rửa sạch. Điều này khiến cho pH âm đạo mất cân bằng cho hệ vi sinh vật bị thay đổi. Trong thời gian các vi sinh vật có lợi khôi phục thì dễ mắc phải các tác nhân viêm nhiễm xâm nhập gây ảnh hưởng sức khỏe

  • Mất cân bằng nội tiết tố nữ: Nồng độ estrogen hay còn gọi là nội tiết tố nữ tập trung ở bộ phận sinh dục nữ khi phụ nữ tiền mãn kinh/ mãn kinh thường khiến pH âm đạo tăng lên. Điều này khiến cho âm đạo dễ bị viêm nhiễm và phụ nữ sau khi mãn kinh nên bổ sung các loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc để tăng cường nội tiết tố nữ.

5. Những cách cải thiện tình trạng mất cân bằng độ pH âm đạo 

  • Hạn chế sử dụng các loại sản phẩm có độ pH cao (tính kiềm) để vệ sinh âm đạo. Tính kiềm trong dung dịch vệ sinh như xà phòng sẽ khiến cho pH âm đạo mất cân bằng. Chỉ nên sử dụng nước ấm cùng với loại dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng để nhẹ nhàng làm sạch mà không cần thụt rửa sâu.

Cách cải thiện tình trạng mất cân bằng độ pH âm đạo:

  • Sử dụng các loại thuốc dạng đặt chứa các loại vi khuẩn có lợi như: Lactobacilli, Probiotic,… giúp phục hồi nhanh các loại vi khuẩn có lợi tự nhiên. 

  • Trong ăn uống hàng ngày cũng có thể bổ sung các loại sữa chua, trà kombucha, súp miso,… để tạo lợi khuẩn tự nhiên.

Thường xuyên giữ vệ sinh vùng kín để bảo vệ khỏi vi khuẩn có hại:

  • Thay băng vệ sinh mỗi 2 – 3 tiếng/ lần để giúp giữ cho môi trường âm đạo tránh nhiễm khuẩn và cân bằng độ pH trong âm đạo. Trong thời kỳ hành kinh dễ bị vi khuẩn xâm nhập vì vậy nên vệ sinh vùng kín trước khi thay băng vệ sinh để đảm bảo an toàn.

  • Sử dụng bao cao su trong quá trình quan hệ tình dục không chỉ giúp tránh thai mà còn tránh các bệnh truyền nhiễm lây theo hình thức này. Cùng với đó, tinh dịch hoặc các loại chất lỏng từ bên ngoài cũng là lý do khiến pH âm đạo mất cân bằng. 

  • Nên sử dụng nguồn nước sạch (nước đã lọc, nước suối,…) để vệ sinh vùng kín.

  • Khi có dấu hiệu bất thường ở vùng kín như ngứa, có mùi hôi bất thường, màu sắc thay đổi,… nên đến ngay bác sĩ phụ khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat

BS - Phạm Quang Nhật

Bản quyền 2021 © Phòng khám Phạm Nhật