Thuốc Eumovate được xem là thuốc bôi ngoài da trị chàm hiệu quả và sử dụng rộng rãi trên lâm sàng hiện nay. Ngoài bệnh lý chàm, thuốc còn có nhiều công dụng trong điều trị một số bệnh lý da liễu khác với những liều dùng cụ thể khác nhau trong từng trường hợp. Trong quá trình sử dụng thuốc, người dùng cần lưu ý một số vấn đề để hạn chế tối đa những tác dụng phụ do thuốc gây ra.
Thuốc Eumovate được sản xuất thành 3 loại sản phẩm với thành phần được định lượng như sau:
Đối với thuốc Eumosone – M cream 100g, có thành phần chính là Miconazole Nitrate được xem là một trong những chất có tác dụng kháng lại sự phát triển của nấm và vi khuẩn rất hiệu quả, và có thể phát huy tác dụng với rất nhiều loại vi khuẩn.
Thành phần có trong hầu hết những loại sản phẩm thuốc Eumovate là Clobetasone Butyrate là một loại corticoid điều trị bệnh lý chàm rất hiệu quả và ít gây ảnh hưởng lên những cơ quan khác như vùng hạ đồi, tuyến yên và tuyến thượng thận, tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc trong thời gian dài vì có thể gây suy giảm hệ miễn dịch của người bệnh.
Với loại Eumosone – G cream 100g còn chứa thêm Gentamicin là một trong những nhóm thuốc kháng sinh Aminoglycosid có thể tác dụng lên cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm.
Hiện nay, Eumovate Cream là thuốc bôi ngoài da trị chàm phổ biến, ngoài ra còn có thể kháng lại những bệnh lý do tác nhân là Dermatophyte hay nấm men và những loại vi khuẩn khác. Tác dụng của thuốc là điều trị những triệu chứng ngứa và viêm trong các bệnh lý như sau:
Ngoài ra, với loại thuốc Eumosone – G cream bên cạnh tác dụng điều trị như trên còn có thể được chỉ định trong những trường hợp nghi ngờ hay xác định có nhiễm khuẩn thứ phát xảy ra trên người bệnh. Loại Eumosone – M có thể được sử dụng cho những bệnh nhân có nhiễm trùng thứ phát nguyên nhân do nấm và vi khuẩn.
Thuốc Eumovate cần được chỉ định cụ thể bởi bác sĩ điều trị với những liều dùng thuốc khác nhau với từng đối tượng bệnh nhân nhất định:
Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp phải trong quá trình dùng thuốc Eumovate đó là:
Do những tác dụng kể trên, trong quá trình sử dụng thuốc cần lưu ý thật kỹ những triệu chứng lâm sàng, nhất là trên những bệnh nhân quá mẫn với Corticosteroid và những thành phần của thuốc. Với những trường hợp quá mẫn này, người bệnh có thể gặp phải hội chứng Cushing cường tuyến thượng thận, tức là vùng dưới đồi, tuyến yên cũng như tuyến thượng thận sẽ bị ức chế, vì vậy cần giảm liều thuốc dần cho đến khi ngừng thuốc hoàn toàn. Tuyệt đối không ngừng thuốc đột ngột vì sẽ khiến cơ thể thiếu hụt Glucosteroid ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bệnh nhân.
Trong trường hợp đã dùng thuốc được một thời gian và kiểm soát được những triệu chứng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân ngừng thuốc từ từ bằng thuốc làm mềm da. Với bệnh nhân là trẻ em, người lớn tuổi hoặc những bệnh nhân mắc phải bệnh lý suy gan, suy thận thì nên lưu ý rút ngắn thời gian điều trị tối đa cũng như không nên để vùng da băng kín vì dễ dẫn đến nhiễm trùng cơ hội. Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc trên da mặt thì không nên bôi trong thời gian quá lâu vì da mặt rất mỏng, dễ dẫn đến teo da. Khi bôi thuốc lên vùng mí mắt cũng cần lưu ý không để thuốc dính vào mắt vì sẽ gây ra bệnh lý đục thủy tinh thể.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bs Nhật