Rặn Sanh Đúng Cách – Vượt Cạn Dễ Dàng

ransanhdungcach-1.jpg

Quá trình đau đẻ sẽ diễn ra theo chu kỳ của cơn gò tử cung. Chu kỳ của cơn gò tử cung sẽ được thể hiện qua 3 thì, cụ thể là thì co, thì kéo dài và thì nghỉ. Thì co là hiện tượng bụng của mẹ bầu có dấu hiệu căng cứng, cơn đau bắt đầu xuất hiện và tăng dần lên. Thì kéo dài là thì mà cơn đau trong lúc này đạt mức cao nhất. Tiếp đến là cảm giác đau đớn giảm dần và hoàn toàn biết mất. Giai đoạn này được gọi là thì nghỉ trong chu kỳ của cơn gò tử cung.

Vì vậy, để cuộc sinh diễn ra thuận lợi, và sản phụ giảm đau, tránh mất sức và ảnh hưởng đến vùng kín thì sản phụ cần biết cách thở và rặn sinh theo thì và các cơn co tử cung.

Khi cảm nhận được cơn co tử cung: bụng gò cứng dầnxuất hiện cơn đau

  • Thai phụ nên hít vào một hơi thở thật sâu.
  • Sau đó nín thở, miệng ngậm chặt.
  • Hai tay nắm chặt vào hai thành của bàn sanh.
  • Hai chân đạp mạnh vào hai ống treo cổ chân của bàn sinh.
  • Dồn hơi rặn mạnh để đẩy hơi xuống vùng bụng dưới giúp tống xuất thai nhi ra ngoài.
  • Khi cảm thấy sắp hết hơi nhưng vẫn còn đau có thể hít vào một hơi khác và rặn tiếp tục cho đến khi hết cảm thấy đau bụng nữa.
  • Chú ý là trong khi rặn, thai phụ phải giữ sao cho lưng thẳng, áp sát vào bề mặt bàn sanh và phần mông phải cong lên phía trước.
  • Đặt biệt là phải giữ để khi rặn thì miệng không được phát ra bất cứ âm thanh nào.
  • Giữa 2 cơn co tử cung, hết đau thì thở sâu điều hòa, dưỡng sức để tập trung vào đợt rặn kế tiếp. 
  • Ở người con so, cuộc rặn sinh như vậy thường kéo dài từ 30 – 40 phút chia thành nhiều đợt rặn. Sau đó mới xổ thai được.
  • Ở người con rạ thì cuộc rặn ngắn hơn từ 20 – 30 phút.
  • Thì xổ đầu thai nhi là quan trọng nhất. “Đầu xuôi đuôi lọt”, thường là như vậy.    
  • Bác sĩ sẽ tiếp tục đỡ sinh, chủ động kéo thân hình, mông và chân tay em bé ra khỏi cửa mình của mẹ, cuộc rặn sinh xem như kết thúc.
  • Tuy nhiên, có một số trường hợp bé quá to, cân nặng bé quá lớn có thể gây khó khăn ở thì xổ vai, kẹt vai.
  • Lúc này các bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ thuật để đỡ em bé.
 
Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat

BS - Phạm Quang Nhật

Bản quyền 2021 © Phòng khám Phạm Nhật