Sẩy thai, thai sinh hoá – nguyên nhân và điều trị
Theo thống kê, cứ 100 phụ nữ thì lại có một người gặp phải tình trạng sẩy thai tái phát, thai sinh hoá. Nguy cơ này sẽ tăng khi khi tuổi tác càng lớn.
Những nguyên nhân phổ biến của sẩy thai – thai sinh hoá
Hầu hết các trường hợp sẩy thai (khoảng 60%) xảy ra ngẫu nhiên, khi phôi thai nhận thông tin di truyền bất thường trong quá trình thụ tinh.
- Vấn đề về gen: Khoảng 50 – 60% các ca sẩy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên liên quan đến nhiễm sắc thể. Nguyên do là hợp tử tạo thành từ quá trình thụ thai giữa tinh trùng và trứng có thể thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể khiến thai nhi không thể phát triển bình thường (rối loạn gen, đột biến đa hình điểm gen MTHFR, phân mảnh ADN tinh trùng – DFI)
- Nhau thai: là cơ quan kết nối cơ thể bé với cơ thể mẹ, vận chuyển chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sang thai nhi để thai nhi phát triển. Nếu nhau thai có vấn đề có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai, gây sự bất tương hợp tử cung và thai.
- Mất cân bằng hormone: Nếu cơ thể của mẹ không đủ progesterone, nhau thai sẽ dễ bong và dẫn đến hiện tượng sảy thai.
- Rối loạn miễn dịch khi hệ miễn dịch hoạt động quá mức hoặc dưới mức, có thể là nguy cơ dẫn đến sẩy thai. Nói một cách đơn giản, cơ thể người mẹ xảy ra hiện tượng không chấp nhận tình trạng mang thai, xem bào thai là vật lạ xâm nhập (như virus, vi khuẩn) và đào thải.
- Mẹ bầu bị bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, lupus, bệnh thận và các vấn đề với tuyến giáp, viêm giáp Hashimoto… có thể làm tăng nguy cơ sảy thai do dòng máu bị hạn chế đưa đến tử cung người mẹ khiến thai nhi không thể phát triển bình thường. Ngoài ra, mẹ bầu bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) cũng có nguy cơ sảy thai cao hơn.
- Mẹ mắc bệnh truyền nhiễm như rubella, lậu, giang mai và sốt rét, viêm âm đạo do vi khuẩn, HIV, nhiễm nấm, chlamydia, nhiễm virus cytomegalo… có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các dấu hiệu sảy thai.
- Ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến sẩy thai. Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn gây bệnh đường ruột hoặc thức ăn bị nhiễm độc. Bạn nên chú ý đến:
- Vi khuẩn như listeria có thể có trong các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng
- Ký sinh trùng toxoplasma có thể có trong thịt heo, thịt cừu sống hoặc chưa được nấu chín kỹ
- Vi khuẩn salmonella có thể được tìm thấy trong trứng sống hoặc nấu chưa chín.
- Cấu trúc tử cung: Các bất thường tử cung như tử cung có vách ngăn, tử cung một sừng, tử cung hai sừng, dính buồng tử cung một phần… có thể gây sẩy thai. Ngoài ra, sự phát triển của u xơ tử cung Figo loại 0 – 1 (không ung thư), poplyp lòng tử cung cũng có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.
- Hở eo cổ tử cung: Tình trạng hở eo cổ tử cung có thể dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, nếu cổ tử cung của người mẹ quá yếu sẽ khó giữ được thai nhi.
Chẩn đoán nguyên nhân
- Khoảng 50-75% trường hợp không tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến sẩy thai liên tiếp, tuy nhiên vẫn có thể chẩn đoán được một số vấn đề bất thường nếu có.
- Thông thường, để giúp tìm ra nguyên nhân sẩy thai nhiều lần, bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh án và các lần mang thai trong quá khứ.
- Khám ngoại tổng quát, bao gồm kiểm tra vùng chậu, cũng có thể được thực hiện.
- Ngoài ra, xét nghiệm máu để giúp phát hiện các vấn đề với hệ thống miễn dịch hay nguyên nhân di truyền của sảy thai nhiều lần cũng nên được tiến hành.
- Cuối cùng, siêu âm để thông qua hình ảnh mà biết được bạn có đang gặp các dị dạng ở tử cung liên quan đến sảy thai hay không.
Điều trị khi đã xác định được nguyên nhân
Nếu đã xác định được nguyên nhân gây ra sẩy thai liên tiếp, bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị chính xác cho từng loại căn bệnh nhằm tăng khả năng mang thai thành công của bạn
Sự bất thường gen, hoặc đột biến đa hình điểm MTHFR: thụ tinh trong ống nghiệm – IVF kết hợp với sinh thiết phôi xét nghiệm di truyền đặc biệt, sẽ giúp cho việc chọn phôi không bị ảnh hưởng.
Các vấn đề với cơ quan sinh sản: Phẫu thuật phục hồi các dị tật tử cung nếu cần thiết, nội soi cắt đốt polyp có thể giúp tăng cơ hội mang thai thành công.
Dùng thuốc nội tiết, thuốc hỗ trợ: giảm nguy cơ thiếu hụt progesteron, tăng khả năng thai xâm nhập làm tổ và phát triển của thai trong buồng tử cung
❇️ Các xét nghiệm có thể thực hiện trước khi mang thai trở lại
Liên hệ Zalo 0838431431 Bs Chi quản lý Phòng khám Phạm Nhật, để thực hiện các xét nghiệm:
|
Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat