Sốt xuất huyết khi mang thai
Biểu hiện đang mang thai bị sốt xuất huyết
Biểu hiện bệnh sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai tương tự như ở những đối tượng khác như:
- Sốt cao đột ngột kèm theo run rẩy.
- Đau đầu dữ dội, đau mỏi người, nhức hốc mắt.
- Ăn uống kém, không ngon miệng, buồn nôn hay nôn thường xuyên.
- Cơ thể mất nước, khát nước, tiểu ít.
- Khó thở
- Chảy máu chân răng.
- Xuất hiện các nốt đỏ trên da, căng da không mất.
- Mất nước gây hạ huyết áp người bệnh biểu hiện: Choáng, nhịp tim nhanh….
- Xét nghiệm thấy tiểu cầu hạ nhiều nguy cơ xuất huyết nặng ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.
Sốt xuất huyết khi mang thai có nguy hiểm không?
Sốt xuất huyết khi mang thai là tình trạng nguy hiểm cần được theo dõi và xử lý kịp thời đúng cách do:
- Cơ thể phụ nữ mang thai sức đề kháng suy yếu dễ mắc bệnh hơn, tình trạng bệnh có thể nguy hiểm hơn so với người khác
- Tăng nguy cơ mắc tiền sản giật
- Làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu ở những tháng đầu thai kỳ
- Tăng nguy cơ sinh non
- Nếu vào thời điểm cuối thai kỳ và trong khi chuyển dạ có thể gây xuất huyết nhiều, băng huyết sau sinh có nguy cơ tử vong cả mẹ và con.
Làm gì nếu bị sốt xuất huyết khi mang thai?
Khi đang mang thai bị sốt xuất huyết hay có những dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết, bà bầu cần:
- Đến các cơ sở y tế uy tín ngay để được chẩn đoán sớm bệnh, đưa ra phương hướng điều trị bệnh.
- Điều trị bệnh còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi thai phụ nên không được tự ý mua thuốc sử dụng thuốc trong thời gian mang thai.
- Chú ý đến tình trạng sốt vì sốt có thể gây nguy hiểm cho thai nhi nên khi sốt trên 38 độ C cần hạ sốt bằng paracetamol 10-15mg/kg cân nặng, chườm ấm, uống nhiều nước, mặc quần áo thoáng mát.
- Khi sốt dưới 38 độ C chưa cần dùng thuốc, chỉ cần chườm ấm, uống nhiều nước, mặc thoáng mát.
- Nghỉ ngơi tại giường, hạn chế đi lại ở mức tối đa.
- Uống nhiều nước, sử dụng nước hoa quả như nước cam ép…
- Ăn lỏng dễ tiêu, ăn cháo hay súp giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng, giảm cảm giác chán ăn.
- Giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé, tuân thủ phác đồ điều trị và những hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Nếu bị sốt xuất huyết vào cuối thai kỳ gần thời điểm dự sinh thai phụ nên chọn những bệnh viện lớn, uy tín để tiến hành sinh đẻ. Để xử lý kịp thời những trường hợp xấu xảy ra trong và sau khi sinh.
- Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1
- Xét nghiệm này được chỉ định thực hiện từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 5 của bệnh. Nếu bệnh nhân mắc bệnh đã hơn 3 ngày (từ cuối ngày thứ 3 trở đi), mặc dù thật sự bị sốt xuất huyết, nhưng kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết NS1 có thể âm tính. Nguyên nhân là vì xét nghiệm này dựa trên cơ chế xác định kháng nguyên của virus. Giai đoạn bệnh từ ngày thứ 4, nồng độ kháng nguyên virus trong máu đã giảm xuống thấp nên đôi khi chỉ số xét nghiệm sẽ âm tính.
- Xét nghiệm kháng thể IgM:
IgM xuất hiện từ ngày thứ 4-5 sau sốt. Xét nghiệm IgM giúp xác định sự có mặt của kháng thể chống lại virus Dengue trong giai đoạn cấp tính của bệnh. Tuy nhiên, tùy thuộc mức độ sinh kháng thể của từng bệnh nhân mà kết quả xét nghiệm này có dương tính hay không.
- Xét nghiệm kháng thể IgG:
Thay bằng: Ở thể tiên phát ( lần đầu bị nhiễm Dengue), IgG xuất hiện vào ngày thứ 10-14 và có thể tồn tại nhiều năm sau đó. Ở thể thứ phát (đã từng bị Dengue trước đó), IgG đã sẵn có trong máu và tăng lên trong 1-2 ngày
Bên cạnh đó, tùy theo tình hình, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm để bổ sung chẩn đoán như:
-
- Xét nghiệm điện giải đồ (bao gồm Na+, K+, Cl-): để đánh giá tình trạng rối loạn điện giải;
- Xét nghiệm chức năng gan (bao gồm AST, ALT, GGT): nhằm kiểm tra chức năng gan, đánh giá tổn thương và phát hiện biến chứng của sốt xuất huyết;
- Xét nghiệm định lượng Albumin: để đánh giá tình trạng thoát huyết tương có thể xảy ra đối với sốt xuất huyết Dengue, giúp nhận biết sớm và theo dõi khi bệnh nhân nếu có tình trạng tăng tính thấm thành mạch;
- Xét nghiệm chức năng thận (gồm các chỉ số như Ure, Creatinine, Cystatin C, MicroAlbumin niệu): để thăm dò chức năng thận và tình trạng tổn thương thận sớm do các biến chứng của sốt xuất huyết;
- Xét nghiệm CRP: nhằm đánh giá tình trạng viêm nhiễm, giúp chẩn đoán phân biệt nguyên nhân gây ra sốt và đánh giá hiện tượng bội nhiễm do sốt xuất huyết.
Phòng chống sốt xuất huyết khi mang thai
Phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh do sức đề kháng suy kém, nên biện pháp tốt nhất là phòng tránh bệnh. Chủ động phòng tránh bệnh bằng cách diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy và đề phòng bị muỗi đốt bằng cách:
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, thả cá vào các dụng cụ chứa nước, vệ sinh dụng cụ chứa nước, thay nước bình hoa thường xuyên, dọn vệ sinh khu vực sống.
- Sử dụng thuốc đuổi muỗi xung quanh khu vực nhà ở.
- Mặc quần áo dài tay đề phòng muỗi đốt.
- Mắc màn khi ngủ, sử dụng màn có hóa chất đuổi muỗi
- Sử dụng vợt muỗi, hương xua muỗi.
- Muỗi không thích không khi lạnh, nên khi thời tiết nóng có thể bật điều hòa trong phòng ngủ.
Sốt xuất huyết khi mang thai rất nguy hiểm vì có nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi, nếu khi chuyển dạ mất máu nhiều có nguy cơ tử vong mẹ và bé. Chính vì vậy khi có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ bệnh sốt xuất huyết bà bầu nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị và theo dõi bệnh. Chủ động phòng muỗi đốt là biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất, bà bầu nên chủ động phòng tránh.
Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat