Công cụ kiểm tra tiểu đường thai kỳ

Công cụ kiểm tra tiểu đường thai kỳ

1. Test nhanh tại nhà

Bạn có tăng cân quá nhanh trong thai kỳ không?


Không

Bạn có cảm giác khát nước nhiều hơn bình thường không?


Không

Bạn có hay bị đói và cần ăn nhiều hơn trước không?


Không

Bạn có thường xuyên bị mệt mỏi không rõ nguyên nhân không?


Không

Tiền sử gia đình có ai bị tiểu đường không?


Không

Bạn đã từng sinh con nặng trên 4kg không?


Không

2. Xét nghiệm 75 gram đường

Nghiệm pháp dung nạp 75 gram đường,

đánh giá khả năng “Tiểu đường thai kỳ” khi thai kỳ bước vào tuần thứ 24 – 28

2-3 ngày trước khi tiến hành nghiệm pháp chẩn đoán, mẹ bầu không ăn chế độ ăn có quá nhiều đường, tinh bột cũng như không ăn kiêng quá mức nhằm tránh ảnh hưởng nghiệm pháp.

Nhịn đói ít nhất 6 – 8 tiếng trước khi làm nghiệm pháp dung nạp đường

Các bước tầm soát “tiểu đường thai kỳ”  Lần khám 1: Khi thai phụ đến khám lần đầu tiên vào 3 tháng đầu thai kỳ ( tốt nhất khi thai < 15 tuần) Xét nghiệm rút máu tĩnh mạch làm glucose huyết tương lúc đói hoặc glucose huyết tương bất kỳ kèm HbA1c
Sử dụng tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ: – ĐH đói > 126 mg/dL (tương đương > 7 mmol/l) – HbA1c > 6.5% (bình thường tốt nhất < 5.9%) – OGTT 75g – 2h: > 200 mg/dL (tương đương > 11.1 mmol/l)
➡️ Chẩn đoán đái tháo đường trong thai kỳ Lần khám sau đó: Khi thai kỳ bước vào tuần thứ 24 – 28 thai phụ tầm soát ĐTĐTK
  • Lấy 2ml máu tĩnh mạch, định lượng glucose trong huyết tương lúc đói trước khi làm nghiệm pháp.
  • Uống ly nước pha 75gr đường đã được chuẩn bị sẵn, uống trong vòng 5 phút.
  • Lấy 2ml máu tĩnh mạch, định lượng glucose trong huyết tương ở 2 thời điểm 1 giờ và 2 giờ sau uống nước đường.
  • Trong thời gian làm nghiệm pháp thai phụ không ăn uống gì thêm, được ngồi nghỉ ngơi trong phòng làm nghiệm pháp hoặc đi lại nhẹ nhàng

Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ

Khi Đói (6 – 8 tiếng)    :    > 5,1 mmol / L tương đương   > 92 mg/dL Sau ăn 1 giờ               :    > 10 mmol / L tương đương    > 180 mg/dL Sau ăn 2 giờ               :    > 8,5 mmol / L tương đương   > 153 mg/dL

Kết luận là rối loạn dung nạp đường DƯƠNG TÍNH trong thai kỳ nếu có một kết quả lớn hơn ngưỡng.

Ăn chế độ hợp lý cho Mẹ bầu tiểu đường 

3 bữa chính & 2-3 bữa phụ Giảm tinh bột trong bữa ăn sáng vì đường thường tăng cao buổi sáng

Khuyến cáo với nhóm thực phẩm cho người bị tiểu đường thai kỳ như sau:
  • Chất đạm: 20% tổng năng lượng ăn vào.
  • Chất bột đường: < 40% tổng năng lượng ăn vào.
  • Chất béo: < 40% tổng năng lượng ăn vào.
  • Chất xơ: 20 – 35g / ngày. Nhu cầu khuyến nghị chất xơ của phụ nữ có thai là 28g / ngày. Thai phụ bị đái tháo đường cần ăn ít nhất 400g rau củ quả một ngày. Nên chọn rau củ quả có nhiều chất xơ như rau muống, rau ngót, rau bắp cải…
  • Vitamin và khoáng chất: Đáp ứng đủ nhu cầu vitamin và chất khoáng theo nhu cầu khuyến nghị cho bà mẹ có thai.

Liệu pháp dinh dưỡng cho thai phụ có nguy cơ bị đái tháo đường:

Sự phân bố tỉ lệ các đại chất lần lượt Mẹ bầu cần nhớ

33-40% carbohydrate (đường, tinh bột)

40% chất béo FAT

20% chất đạm PROTEIN

  • Chế độ ăn đường (carbohydrate – Carb) chiếm khoảng < 40%% năng lượng khẩu phần, nên sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp và trung bình.
  • Nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức, gạo lật nảy mầm thay thế cho gạo trắng có chỉ số đường huyết GI cao.
  • Sử dụng trên 400g rau / ngày, nên ăn rau có nhiều chất xơ làm hạn chế mức độ tăng đường huyết sau ăn.
  • Nên ăn nhiều bữa trong ngày để không làm tăng đường huyết quá nhiều sau ăn và hạ đường huyết quá nhanh lúc xa bữa ăn.
  • Nên ăn nhiều loại thực phẩm (15 – 20 loại / ngày, mỗi bữa có trên 10 loại thực phẩm) để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Nên ăn thịt nạc, cá nạc, đậu phụ, sữa chua, sữa, phô mai (ít béo, không đường).
  • Hạn chế tối đa các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao làm tăng cao đường huyết sau ăn: bánh, kẹo, kem, chè, trái cây sấy… trái cây khô là các loại thức ăn có trên 20% đường.
  • Giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo gây tăng mỡ máu. 
  • Giảm ăn mặn và các thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp.
  • Giảm uống rượu, bia, nước ngọt.
  • Không nên dùng đường trắng.
  • Đối với thai phụ bị thừa cân, béo phì hoặc tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai nên ăn các thực phẩm luộc, bỏ lò hơn là các món rán; không nên ăn thịt mỡ; ăn cá và thịt gia cầm thay cho thịt đỏ; ăn bơ tách chất béo và các thực phẩm khác nhau có hàm lượng chất béo thấp.

Những thực phẩm thai phụ nên giảm bớt:

  • Các loại thực phẩm gây tăng đường huyết như: bánh kẹo, kem, chè, các loại trái cây ngọt,…
  • Khi bị tiểu đường thai kỳ cần giảm ăn mặn và các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp như: thịt nguội, đồ hộp, mì gói, cháo,…
  • Các loại thực phẩm có nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, nội tạng (tim, gan, thận),…
  • Thai phụ cũng cần giảm uống nước ngọt: nước ép trái cây ngọt, chè đặc, rượu bia, cà phê,…

Vận động hợp lý (nếu thai nhi ổn không có chống chỉ định vận động):

  • Khuyến cáo hoạt động thể chất cho thai phụ bị ĐTĐ;
  • Duy trì chế độ luyện tập tối thiểu 30 phút / ngày để phòng chống ĐTĐTK;
  • Đi bộ hoặc tập tay lúc ngồi trong 10 phút sau mỗi bữa ăn;
  • Trước khi mang thai tích cực tập luyện cần duy trì tập luyện trong thai kỳ;
  • Nên đi bộ sáng hoặc sau ăn tối 1h khoảng 10-30 phút  / ngày, hoặc bơi, hoặc yoga theo bài của thai phụ có thầy hướng dẫn.

Phân bố bữa ăn trong ngày của thai phụ bị đái tháo đường:

Chia nhỏ bữa ăn đóng một vai trò rất quan trọng trong điều hòa đường huyết để tránh tăng đường huyết nhiều sau ăn, nên ăn 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ. Một bữa ăn nhẹ buổi tối giúp ngăn chặn tình trạng ceton máu.
Nếu ăn 6 bữa, số lượng mỗi bữa ăn như sau:
  • Bữa sáng: 20%
  • Bữa phụ buổi sáng: 10%
  • Bữa trưa: 30%
  • Bữa phụ buổi chiều: 10%
  • Bữa tối: 20%
  • Bữa phụ vào buổi tối: 10%.
Nếu ăn 5 bữa, số lượng mỗi bữa ăn như sau:
  • Bữa sáng: 25%
  • Bữa phụ buổi sáng: 10%
  • Bữa trưa: 30%
  • Bữa tối: 25%
  • Bữa phụ vào buổi tối: 10%.

(more…)

Bản quyền 2021 © Phòng khám Phạm Nhật