Thai giáo là gì?
Thai giáo là gì? Có mấy loại phương pháp thai giáo?
Thai giáo chính là quá trình giáo dục với các biện pháp tổng hợp được bắt đầu từ lúc mang thai nhằm múc đích giúp bé phát triển các tiềm năng về thể lực, trí tuệ ngay khi còn nằm trong bụng mẹ.
Nhìn nhận từ khía cạnh khoa học, người ta phân biệt phương pháp thai giáo trực tiếp và gián tiếp.
Thai giáo trực tiếp: gồm những biện pháp tác động đến thai nhi thông qua các bài tập năm giác quan của cả mẹ và bé để thai nhi tiếp nhận được giáo dục tích cực
Thai giáo gián tiếp: là những hành động gián tiếp giáo dục thai nhi thông qua các biện pháp chăm sóc trực tiếp cơ thể người mẹ,giúp thai nhi tiếp nhận được mọi hành động, suy nghĩ và cảm xúc của mẹ bầu.
Hướng dẫn thai giáo qua từng tháng tuổi của thai nhi
Theo thời gian, thai nhi lớn dần và có những thay đổi nên mẹ cũng cần tham khảo để thực hiện thai giáo phù hợp, mang đến cho con những ý nghĩa giá trị.
Thai giáo tháng thứ 1
Khoảng thời gian này cơ thể mẹ có thể gặp phải một số triệu chứng khác thường như: tâm trạng thay đổi, ngực đau và nhạy cảm, mệt mỏi, buồn nôn, sợ đồ ăn,… Thời điểm này thai nhi cũng chỉ mới là một mầm thai bé xíu, chưa rõ hình người nên thai giáo ở tháng thứ nhất mẹ cần chú trọng vào các yếu tố: dinh dưỡng, cảm xúc,âm nhạc,…
Ở tháng này, mẹ chưa cần quá chú trọng vào các yếu tố vận động hay tương tác vì thai nhi còn quá nhỏ. Mẹ hãy đặc biệt dành nhiều quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. Hãy trao đổi với bác sĩ về chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất. Đồng thời thay đổi các thói quen không tốt như thức khuya, sử dụng các chất kích thích và nhớ là không đến những nơi công cộng có khói thuốc lá.
Cảm xúc là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ nên ghi nhớ để hạn chế tối đa các mối quan hệ căng thẳng. Hãy chia sẻ với bố về thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần để mẹ cảm thấy thoải mái, tự tin bắt đầu hành trình làm mẹ.
Âm nhạc là “liều thuốc” quý giá mẹ nên bắt đầu và duy trì trong suốt 9 tháng thai kỳ. Nghe nhạc không những giúp mẹ thư giãn mà còn giúp con phát triển trí não, cảm xúc. Tuy nhiên không nên cho con nghe nhạc quá to hay thời gian quá lâu.
Thai giáo tháng thứ 2
Bước sang tháng thứ 2, mẹ có thể vẫn sẽ gặp phải hiện tượng “ốm nghén” cùng với những thay đổi khác như: ợ nóng và khó tiêu, chướng bụng, mệt mỏi và buồn ngủ,…Và cũng trong tháng này, các cơ quan quan trọng và các chi của thai nhi bắt đầu được hình thành rõ rệt. Để thai nhi phát triển tốt, bố mẹ nên áp dụng các hình thức thai giáo sau đây:
Hãy trò chuyện với bé mỗi ngày. Việc làm này mang lại nhiều lợi ích, giúp bé sớm được tiếp xúc và cảm nhận giọng nói ấm áp của bố mẹ, tạo nên sợi dây gắn kết tình yêu thương. Hãy gửi gắm những mong muốn, tình cảm của mình với con yêu bằng lời nói. Con hoàn toàn có thể cảm nhận được hết.
Dinh dưỡng vẫn là vấn đề đáng được quan tâm nhiều. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tùy cơ địa mỗi người mà mẹ nên tăng khoảng 1kg đến 5kg.
Mẹ hãy ăn đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn và có thể chia làm nhiều bữa nhỏ. Đặc biệt, mẹ cũng nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh.
Thai giáo tháng thứ 3
Bước sang tháng thứ 3, mẹ có thể sẽ gặp thêm một số thay đổi về cơ thể như: màu da thay đổi, ngực thay đổi,… Và so với tháng thứ 2 thì đến nay thai nhi đã lớn bằng “quả mận” rồi, chiều dài, cân nặng của con cũng tăng dần lên. Thú vị hơn là thai nhi đã có thể chuyện động, lăn lộn trong bụng mẹ rồi.
Các cơ bắp của bé bắt đầu được hình thành, một số xương cũng dần cứng và chắc hơn tuy nhiên xương sống vẫn còn mềm. Mẹ nên tiến hành thai giáo bằng các phương pháp như: thai giáo bằng âm nhạc, dinh dưỡng, vận động.
Thời gian này não bộ của bé yêu đang trong giai đoạn phát triển nên bố mẹ nên thực hành các phương pháp thai giáo được nhắc đến ở trên để giúp kích thích não bộ và tăng cường sự gắn kết giữa bố mẹ với em bé.
Thai giáo tháng thứ 4
Bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi rõ rệt nhất về mặt sinh lý. Đồng thời, lúc này bé cũng đã bắt đầu có khả năng tiếp nhận những âm thanh ở trong bụng mẹ lẫn môi trường bên ngoài.
Chính vì điều này nên các phương pháp thai giáo trong thành thứ 4 của thai kỳ rất quan trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ sau này. Mẹ có thể thực hiện thai giáo bằng âm nhạc, vận động, trò chuyện cùng con mỗi ngày.
Thai giáo tháng thứ 5
Vậy là hành trình của cả mẹ và bé con đã thành công được một nửa rồi. Lúc này các giác quan của thai nhi sẽ phát triển nhanh chóng, phần não bộ của bé đang phân định các vùng riêng biệt: khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác và xúc giác. Thế nên, song song với việc chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, thể dục thì khoảng thời gian này mẹ cũng nên lưu tâm đến việc “giáo dục” khả năng vận động, thính giác trong bài thai cho thai nhi.
Mẹ nên thực hành thai giáo bằng âm nhạc, ngôn ngữ đối thoại, vuốt ve, yêu thương và trò chuyện với thai nhi. Hoặc mẹ cũng có thể vui chơi với con bằng các trò chơi như khi cảm thấy bé đang đạp vào thành bụng mình thì hãy nhẹ nhàng vỗ vào chỗ bé vừa đạp, cứ lặp đi lặp lại như vậy.
Thai giáo tháng thứ 6
Tháng thứ 6 thai nhi đang phát triển rất nhanh, đã có nhịp tim và khả năng nghe cũng phát triển một cách nhất định. Việc thai giáo ở khoảng thời gian này là mẹ nên tập trung vào việc huấn luyện khả năng nghe, mở mang trí tuệ cho thai nhi. Mẹ nên thực hành bằng các phương pháp như: đối thoại, cho thai nhi nghe nhạc, trò chuyện cùng thai nhi.
Thai giáo tháng thứ 7
Hệ thống não bộ, thần kinh và các cơ quan, giác quan của con yêu đến nay đã phát triển đầy đủ và hoàn thiện nhanh chóng từng ngày. Hoạt động thai giáo ở những tháng này sẽ có tác dụng giúp con yêu có khả năng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.
Vì vậy, ngoài việc tiếp tục thực hiện những phương pháp thai giáo giống như những tháng trước những với cuồng độ và tần suất cao hơn, mẹ cũng có thể áp dụng thêm phương pháp thai giáo bằng ánh sáng.
Phương pháp này sẽ giúp cho cơ quan thị giác và não bộ liên quan phát triển, con sẽ học được cách phân biệt ngày và đêm, sáng và tối. Điều đáng nói là bé sẽ dần hình thành được thói quen đi ngủ đúng giờ, ít quấy khóc, mẹ bầu được thư giãn hơn.
Thai giáo tháng thứ 8
Vào tháng thứ 8, gương mặt của thai nhi đã hoàn thiện, các cơ quan nội tạng phát triển dần, bộ não đã phát triển tương đối đầy đủ, hệ miễn dịch cũng đã được hình thành. Bố mẹ đều rất nóng lòng, mong chờ từng ngày để được gặp con yêu.
Tuy nhiên càng về sau cơ thể mẹ sẽ càng nặng nề và mệt mỏi hơn vì thế nên rất cần có được sự quan tâm, chia sẻ từ bố của đứa trẻ. Ở tháng thứ 8, mẹ nên thực hiện thai giáo bằng cảm xúc để duy trì tâm lý ổn định và an toàn cho cả hai mẹ con.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho biết thai nhi trong thời gian này có thể thông qua tiết tấu của âm nhạc cũng như sóng âm để hình thành ký ức. Mẹ nên tích cực nghe nhạc, duy trì cảm xúc vui vẻ đế con có môi trường phát triển tốt.
Đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ có thể xây dựng nên tảng học tiếng anh cho con. Mẹ nên chọn những bài hát tiếng anh vui vẻ cho bé nghe, giúp tối ưu khả năng học ngoại ngữ cho con trong tương lai.
Thai giáo tháng thứ 9
Thai giáo tháng thứ 9 được xem là “con át” chủ bài của hành trình kéo dài 9 tháng. Bước vào giai đoạn này thai nhi đã phát triển đầy đủ và cũng sẵn sàng để cất tiếng khóc chào đời. Mẹ cần có một tinh thần thoải mái, tốt nhất để “vượt cạn” thành công.
Các phương pháp thai giáo tốt nhất cho thời gian này là: âm nhạc, đối thoại, vận động và ánh sáng.
Việc thai giáo ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ cũng đều quan trọng và có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển của đứa trẻ vậy nên mẹ nên kiên trì, tích cực thực hiện thai giáo đúng cách. Bởi nếu như vậy thì khi bé yêu chào đời sẽ có thể mạnh khỏe phát triển, thông minh và nhạy bén hơn với môi trường bên ngoài.
Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat