Thai nhẹ cân – Thai chậm tăng cân – Thai giới hạn tăng trưởng – Mẹ bầu cần bổ sung gì?
Thai giới hạn tăng trưởng hay thai nhẹ cân là gì?
Thai bị giới hạn tăng trưởng (nhẹ cân) – Intrauterine Growth Restriction (IUGR) là tình trạng suy dinh dưỡng bào thai ngay khi còn trong bụng mẹ được xác định thông qua kích thước và trọng lượng thai dưới đường Bách phân vị (BPV) thứ 10 (xác định) hoặc BPV thứ 5 (nguy cơ cho thai), BPV thứ 3 (nguy cơ cao cho thai).
Đồng thuận theo quy trình Delphi, chẩn đoán FGR
- Chỉ số não-nhau CPR dưới BPV 5
- Trở kháng động mạch rốn UA-PI trên BVP 95
–> là tiêu chuẩn chẩn đoán FGR –> cân nhắc chấm dứt thai kỳ khi thai hơn 36 0/7 tuần và không muộn hơn 37 6/7 tuần
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thai chậm tăng trưởng
Có 4 nhóm tác nhân dẫn đến hiện tượng thai chậm tăng trưởng/phát triển trong tử cung:
Nhóm tác nhân từ thai thi:
- Thai nhi bị bất thường về nhiễm sắc thể: hội chứng Turner, Down …. hay do di truyền.
- Thai dị tật.
- Đa thai: việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho nhiều bào thai sẽ khó khăn hơn chỉ một bào thai và nguy cơ tiền sản giật khi mang đa thai cũng cao hơn. Có đến 25-30% thai chậm phát triển khi mang thai song sinh.
Nhóm tác nhân từ bánh nhau:
- Suy chức năng bánh nhau;
- Bất thường tử cung;
- Nhau bám màng;
Nhóm tác nhân từ người mẹ:
- Thai phụ bị cao huyết áp;
- Thai phụ có vóc dáng nhỏ hoặc thiếu chất dinh dưỡng;
- Thai phụ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến tim, thận…
- Thai phụ bị chảy máu hoặc mắc các bệnh lý như: đái tháo đường thai kỳ, hồng cầu liềm…
- Rối loạn dung nạp đường cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thai nhi;
Nhóm tác nhân từ bên ngoài: như thuốc lá, rượu, nhiễm trùng… Bất kỳ bệnh lý nhiễm trùng nào ở mẹ trong thời kỳ mang thai (giang mai, sởi, nhiễm toxoplasma, cytomegalovirus) đều có thể dẫn đến tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung.
Những nhóm thai phụ có nguy cơ có thai chậm tăng trưởng
Những thai phụ có nguy cơ cao thai bị chậm tăng trưởng trong tử cung thường có:
- Tiền sử đẻ con chậm phát triển trong tử cung;
- Tiền sử lưu sẩy thai nhiều lần
- Tiền sử điều trị vô sinh hiếm muộn
- Tăng cân ít hơn bình thường trong thai kỳ;
- Chiều cao tử cung nhỏ hơn tuổi thai;
- Mắc các bệnh lý như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý hồng cầu;
- Rối loạn dung nạp đường; tiểu đường thai kỳ;
- Tiền sử hút thuốc lá, nghiện rượu bia, sử dụng chất kích thích;
- Mang song thai hoặc đa thai;
- Mắc các bệnh lý nhiễm trùng hoặc rối loạn di truyền;
- Tiền sử tiếp xúc với các hóa chất độc hại;
Cách phòng ngừa thai chậm phát triển
- Các cặp vợ chồng khi có kế hoạch mang thai cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn về di truyền;
- Thai phụ cần tránh sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá trước và trong thời kỳ mang thai;
- Hạn chế các thực phẩm, các chất chứa caffeine;
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ;
- Tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày;
- Khi sử dụng thuốc cần phải hỏi ý kiến bác sĩ để tránh thuốc có tác dụng phụ làm thai chậm phát triển;
Mẹ bầu cần ăn gì cho con tăng cân?
Ba tháng đầu thai kỳ:
Mẹ bầu cần ưu tiên thực phẩm chứa nhiều tinh bột để đáp ứng được nhu cầu năng lượng trong giai đoạn mang thai. Đồng thời, Mẹ bầu cũng cần đảm bảo đầy đủ nguồn đạm, cùng vitamin và các nguyên tố vi lượng thiết yếu như là Acid Folic, Sắt, Kẽm… Đặc biệt, Acid Folic có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi, và cần được bổ sung ngay từ giai đoạn dự định có con và suốt trong giai đoạn mang thai.
Trong giai đoạn này, những thực phẩm Mẹ bầu nên bổ sung gồm có:
- Trứng.
- Sữa tươi có thể cung cấp đủ dưỡng chất (tối thiểu 3 -5 hộp mỗi ngày)
- Cá hồi.
- Thịt nạc.
- Ngũ cốc nguyên cám.
- Các loại rau xanh đậm như: bina, rau muống, súp lơ xanh,…
Ba tháng giữa thai kỳ:
Ở giai đoạn này, lời khuyên dành cho Mẹ bầu là ăn nhiều thức ăn có chứa Canxi và Sắt. Ngoài ra, Mẹ bầu cũng có thể uống thuốc bổ hoặc Vitamin tổng hợp để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, cần hạn chế tiêu thụ tinh bột và đồ ngọt.
Trong thời gian này, nếu Mẹ bầu ăn nhiều loại bánh kẹo ngọt thì sẽ dễ tăng cân quá mức mà Bé thì vẫn không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Để thai nhi tăng cân đều và đạt chuẩn trong 3 tháng giữa, ưu tiên các loại thực phẩm sau:
- Sữa tươi có thể cung cấp đủ dưỡng chất (tối thiểu 3 -5 hộp mỗi ngày)
- Trứng gà.
- Sữa chua.
- Ngũ cốc.
- Các loại rau củ đa màu sắc.
- Trái cây cung cấp chất xơ.
Ba tháng cuối thai kỳ:
Đây là giai đoạn thai nhi tăng cân nhiều nhất. Mẹ bầu cần tăng cường tiêu thụ tinh bột và có thể uống thêm sữa để giúp bé phát triển tốt nhất.
Trung bình mỗi ngày mẹ bầu nên ăn 2 chén cơm và uống 2-3 ly sữa. Để các dưỡng chất vào con mà không vào Mẹ, Mẹ bầu cần phải uống nhiều nước, bổ sung hoa quả để hạn chế nguy cơ bị phù nề thường xảy ra trong những tháng cuối.
Trong giai đoạn này, Mẹ bầu nên tăng cường các loại thực phẩm sau:
- Sữa tươi có thể cung cấp đủ dưỡng chất (tối thiểu 3 -5 hộp mỗi ngày)
- Trứng gà.
- Trứng vịt lộn (từ 2 đến 3 trứng/ tuần).
- Thịt nạc.
- Rau xanh và trái cây.
- Các loại đậu.
Giai đoạn chạy nước rút các Mẹ bầu cần chú ý chế độ này:
- Sữa tươi có thể cung cấp đủ dưỡng chất (tối thiểu 3 – 5 hộp mỗi ngày)
- Probi: 2 chai / ngày;
- Thịt bò: 2 lạng / ngày;
- Trứng vịt/ cút lộn / trứng ngỗng : 1 trứng / ngày;
- Sữa ensure không đường/Glucerna: 1 – 2 chai / ngày;
- Nước cam: 1 ly mỗi sáng;
- Cải bó xôi, xúp lơ Chuối, khoai lang, cá thu, cá hồi
Nhưng cần tham khảo với Bs khi có tiểu đường, cao huyết áp thai kỳ
Nếu có dấu hiệu doạ sanh non đi kèm thì cân nhắc Tiêm trưởng thành phổi thai nhi ở tuần 26 – 34 thai kỳ.
https://bsphamquangnhat.com/2020/10/20/tiem-truong-thanh-phoi-loi-ich-to-lon-khong-ngo-cho-be-neu-sanh-non/
Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat