Thuỷ đậu ảnh hưởng thai nhi như thế nào?

thuy-dau-o-me-bau.jpg

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Herpes zoster gây nên, lây từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần. Thủy đậu phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh biểu hiện bằng sốt và phát ban dạng nốt phỏng, thường diễn biến lành tính.

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu?

Tác nhân gây thủy đậu là virus Herpes zoster, thuộc họ Herpeviridae. Virus thủy đậu lây truyền qua đường hô hấp.

Nguồn lây lớn nhất là người bị thủy đậu; người bệnh có khả năng lây cho người khác khoảng 48 giờ trước khi xuất hiện ban, trong giai đoạn phát ban (thường kéo dài 4-5 ngày), và cho đến khi ban đóng vảy. 

  • Giai đoạn ủ bệnh;
  • Dao động từ 10 đến 21 ngày, thường 14 đến 17 ngày;
  • Giai đoạn tiền triệu;
  • Thường kéo dài 1-2 ngày trước khi xuất hiện ban.

Người bệnh mệt mỏi, sốt từ 37,8°-39,4°C kéo dài 3 đến 5 ngày. 

Triệu chứng

Ban trên da xuất hiện đầu tiên trên mặt và thân, nhanh chóng lan ra tất cả các vùng khác trên cơ thể. 

Ban lúc đầu có dạng dát sẩn, tiến triển đến phỏng nước trong vòng vài giờ đến một vài ngày. Phần lớn các nốt phỏng có kích thước nhỏ 5-10 mm, có vùng viền đỏ xung quanh. Các tổn thương da có dạng tròn hoặc bầu dục; vùng giữa vết phỏng dần trở nên lõm khi quá trình thoái triển của tổn thương bắt đầu. 

Các nốt phỏng ban đầu có dịch trong, dạng giọt sương. Sau đó dịch trở nên đục; nốt phỏng bị vỡ hoặc thoái triển, đóng vảy. Vảy rụng sau 1 đến 2 tuần, để lại một sẹo lõm nông. 

Ban xuất hiện từng đợt liên tiếp trong 2-4 ngày. Trên mỗi vùng da có thể có mặt tất cả các giai đoạn của ban. Dát sẩn, phỏng nước và vảy. 

Tổn thương thủy đậu có thể gặp cả ở niêm mạc hầu họng và âm đạo. 

Số lượng và mức độ nặng rất khác biệt giữa các người bệnh. Trẻ nhỏ thường có ít ban hơn so với trẻ lớn hơn. Các ca bệnh thứ cấp và tam cấp trong gia đình thường có số lượng ban nhiều hơn. 

Bệnh thủy đậu được chẩn đoán như thế nào?

Chẩn đoán thủy đậu chủ yếu dựa trên lâm sàng và không cần xét nghiệm khẳng định.
Ban thủy đậu đặc trưng dạng phỏng nhiều lứa tuổi rải rác toàn thân ở người bệnh có tiền sử tiếp xúc với người bị thủy đậu là những gợi ý cho chẩn đoán.
Các xét nghiệm khẳng định thủy đậu không sẵn có trong lâm sàng và rất ít khi được sử dụng; bao gồm:

  • Xét nghiệm dịch nốt phỏng: Lam Tzanck tìm tế bào khổng lồ đa nhân, PCR xác định ADN của Herpes zoster, v.v… 
  • Xét nghiệm huyết thanh học: xác định chuyển đảo huyết thanh hoặc tăng hiệu giá kháng thể với Herpes zoster, v.v…

Bệnh thủy đậu được điều trị như thế nào?

  • Điều trị thủy đậu ở người miễn dịch bình thường chủ yếu là điều trị hỗ trợ, bao gồm hạ nhiệt và chăm sóc tổn thương da.
  • Điều trị kháng virus Herpes có tác dụng giảm mức độ nặng và thời gian bị bệnh, đặc biệt có chỉ định đối với những trường hợp suy giảm miễn dịch.
  • Điều trị kháng virus.
  • Acyclovir uống 800 mg 5 lần/ngày trong 5-7 ngày; trẻ dưới 12 tuổi có thể dùng liều 20 mg/kg 6 giờ một lần. Điều trị có tác dụng tốt nhất khi bắt đầu sớm, trong vòng 24 giờ đầu sau khi phát ban. 
  • Điều trị hạ sốt bằng paracetamol; tránh dùng aspirin để ngăn ngừa hội chứng Reye. 
  • Điều trị kháng histamin nếu người bệnh ngứa tại nơi tổn thương da.
  • Chăm sóc các tổn thương da: làm ẩm tổn thương trên da hàng ngày, bôi thuốc chống ngứa tại chỗ, ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn bằng thuốc sát khuẩn tại chỗ (như các thuốc chứa muối nhôm acetat).
  • Điều trị kháng sinh khi người bệnh thủy đậu có biến chứng bội nhiễm tổn thương da hoặc bội nhiễm tại các cơ quan khác.

Cách để giảm nguy cơ mắc bệnh thuỷ đậu với phụ nữ mang thai khi không được miễn dịch?

  • Không nên ở gần những người mắc thủy đậu hoặc có thể mắc thuỷ đậu.
  • Những người mắc thuỷ đậu dễ lây lan nhất trước khi họ xuất hiện phát ban.
  • Ngoài ra, hãy cẩn thận để tránh tiếp xúc với bất cứ ai mà bị bệnh zona, đây là tình trạng bệnh lý liên quan đến những người đã bị thuỷ đậu.
  • Với bệnh zona thì vi rút thuỷ đậu được kích hoạt lại, gây phát ban da đau đớn và ngứa ngáy. Mặc dù bạn có thể không bị mắc bệnh zona từ những người mắc bệnh này, nhưng bạn lại có thể dễ dàng bị nhiễm virus thuỷ đậu.

Biến chứng có thể gặp phải khi mắc bệnh thủy đậu

  • Bội nhiễm vi khuẩn các nốt ban, thường liên quan đến tụ cầu vàng hoặc liên cầu gây mủ. 
  • Bệnh thuỷ đậu phát triển trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ đặc biệt là giữa tuần thứ 8 và 20 thì thai nhi phải đối mặt với nguy cơ mắc một nhóm dị tật bẩm sinh nghiêm trọng hiếm gặp là hội chứng varicella (thuỷ đậu) bẩm sinh.
  • Một em bé mắc hội chứng này có thể bị sẹo da và các bất thường về mắt, não, chân tay và đường tiêu hoá, khiếm khuyết của cơ và xương, tay chân dị dạng và tê liệt, kích thước đầu nhỏ, bị mù, động kinh, khuyết tật về trí tuệ. Những dị tật này rất hiếm khi xảy ra sau 20 tuần.
  • Phụ nữ mắc bệnh thuỷ đậu khi mang thai vào tháng cuối hoặc trong vài ngày trước khi sinh thì bé có thể có khả năng đe dọa đến tính mạng được gọi là varicella sơ sinh. Hoặc nếu bị phát ban trong khoảng từ 5-10 ngày sau sinh có tới 3/10 trẻ sẽ tử vong nếu không được điều trị.
  • Do trong thời gian này, em bé tiếp xúc với virus thuỷ đậu nhưng không được nhận kháng thể từ mẹ. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng của bé cũng có thể được giảm đáng kể nếu bé được tiêm globulin miễn dịch varicella zoster (VZIG), một sản phẩm máu có chứa kháng thể thuỷ đậu và em bé sẽ được tiêm ngay sau khi sinh ra trong vòng hai ngày sau sinh.

Biến chứng hệ thần kinh trung ương: 

  • Rối loạn tiểu não và viêm màng não, thường gặp ở trẻ em. Thường xuất hiện khoảng 21 ngày sau khi phát ban. Hiếm khi xảy ra trước khi phát ban. Dịch não tủy có tăng protein và bạch cầu lympho. 
  • Viêm não, viêm tủy cắt ngang, hội chứng Guillain-Barré, và hội chứng Reye.
  • Viêm phổi: là biến chứng nguy hiểm nhất của thủy đậu. Thường gặp ở người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai; thường bắt đầu 3-5 ngày sau khi bắt đầu phát ban, có thể dẫn đến suy hô hấp và ho ra máu. Phim X-quang phổi có tổn thương nốt và tổn thương kẽ. 
  • Viêm cơ tim, tổn thương giác mạc, viêm thận, viêm khớp, tình trạng xuất huyết, viêm cầu thận cấp, và viêm gan. 
  • Thủy đậu chu sinh xuất hiện khi mẹ bị bệnh trong vòng 5 ngày trước khi sinh hoặc trong vòng 48 giờ sau khi sinh, thường rất nặng và trẻ có nguy cơ tử vong cao (có thể lên tới 30%). Thủy đậu bẩm sinh với các biểu hiện thiểu sản chi, tổn thương sẹo trên da và não nhỏ khi sinh rất hiếm gặp.

Phòng bệnh thủy đậu thế nào?

  • Tiêm phòng vaccin.
  • Vaccin thủy đậu là vaccin sống giảm độc lực. Được chỉ định cho tất cả trẻ em trên 1 tuổi (cho tới 12 tuổi) chưa mắc thủy đậu và người lớn chưa có kháng thể với Herpes zoster. Vaccin thủy đậu có tính an toàn và hiệu quả cao.
  • Trẻ em cần được tiêm một liều vaccin và người lớn được tiêm hai liều. Một số trường hợp có thể có thủy đậu sau tiêm phòng. 
  • Không tiêm vaccin thủy đậu cho trẻ suy giảm miễn dịch nặng (trẻ nhiễm HIV có triệu chứng).
  • Huyết thanh kháng thủy đậu (varicella-zoster immune globulin – vzig). Được chỉ định cho những người có nguy cơ bị biến chứng nặng do thủy đậu trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
  • Dự phòng không đặc hiệu.
  • Tránh tiếp xúc người bệnh bị thủy đậu hoặc zona.
  • Vệ sinh cá nhân.

Tài liệu tham khảo

Whitley R.J. Varicella-Zoster Virus Infection. In Kasper D.L. and Fauci A.S. (eds.) Harrison’s Infectious Diseases. McGraw-Hill Company, 2010; pp740-745.

Albrecht M.A. Clinical features of varicella-zoster virus infection: Chickenpox. UpToDate.

Albrecht M.A. Treatment of varicella-zoster virus infection: Chickenpox. UpToDate.

Bài đọc thêm: Giời Leo (Zona) ở mẹ bầu điều trị thế nào, ảnh hưởng đến con ra sao?

Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat

BS - Phạm Quang Nhật

Bản quyền 2021 © Phòng khám Phạm Nhật