Tiểu đường thai kỳ – Chế độ ăn kiêng
Công cụ kiểm tra tiểu đường thai kỳ
1. Test nhanh tại nhà
2. Xét nghiệm 75 gram đường
Nghiệm pháp dung nạp 75 gram đường,
đánh giá khả năng “Tiểu đường thai kỳ” khi thai kỳ bước vào tuần thứ 24 – 28
2-3 ngày trước khi tiến hành nghiệm pháp chẩn đoán, mẹ bầu không ăn chế độ ăn có quá nhiều đường, tinh bột cũng như không ăn kiêng quá mức nhằm tránh ảnh hưởng nghiệm pháp.
Nhịn đói ít nhất 6 – 8 tiếng trước khi làm nghiệm pháp dung nạp đường
- Lấy 2ml máu tĩnh mạch, định lượng glucose trong huyết tương lúc đói trước khi làm nghiệm pháp.
- Uống ly nước pha 75gr đường đã được chuẩn bị sẵn, uống trong vòng 5 phút.
- Lấy 2ml máu tĩnh mạch, định lượng glucose trong huyết tương ở 2 thời điểm 1 giờ và 2 giờ sau uống nước đường.
- Trong thời gian làm nghiệm pháp thai phụ không ăn uống gì thêm, được ngồi nghỉ ngơi trong phòng làm nghiệm pháp hoặc đi lại nhẹ nhàng
Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ
Khi Đói (6 – 8 tiếng) : > 5,1 mmol / L tương đương > 92 mg/dL Sau ăn 1 giờ : > 10 mmol / L tương đương > 180 mg/dL Sau ăn 2 giờ : > 8,5 mmol / L tương đương > 153 mg/dL
Ăn chế độ hợp lý cho Mẹ bầu tiểu đường
3 bữa chính & 2-3 bữa phụ Giảm tinh bột trong bữa ăn sáng vì đường thường tăng cao buổi sáng
- Chất đạm: 20% tổng năng lượng ăn vào.
- Chất bột đường: < 40% tổng năng lượng ăn vào.
- Chất béo: < 40% tổng năng lượng ăn vào.
- Chất xơ: 20 – 35g / ngày. Nhu cầu khuyến nghị chất xơ của phụ nữ có thai là 28g / ngày. Thai phụ bị đái tháo đường cần ăn ít nhất 400g rau củ quả một ngày. Nên chọn rau củ quả có nhiều chất xơ như rau muống, rau ngót, rau bắp cải…
- Vitamin và khoáng chất: Đáp ứng đủ nhu cầu vitamin và chất khoáng theo nhu cầu khuyến nghị cho bà mẹ có thai.
Liệu pháp dinh dưỡng cho thai phụ có nguy cơ bị đái tháo đường:
Sự phân bố tỉ lệ các đại chất lần lượt Mẹ bầu cần nhớ 33-40% carbohydrate (đường, tinh bột) 40% chất béo FAT 20% chất đạm PROTEIN |
- Chế độ ăn đường (carbohydrate – Carb) chiếm khoảng < 40%% năng lượng khẩu phần, nên sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp và trung bình.
- Nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức, gạo lật nảy mầm thay thế cho gạo trắng có chỉ số đường huyết GI cao.
- Sử dụng trên 400g rau / ngày, nên ăn rau có nhiều chất xơ làm hạn chế mức độ tăng đường huyết sau ăn.
- Nên ăn nhiều bữa trong ngày để không làm tăng đường huyết quá nhiều sau ăn và hạ đường huyết quá nhanh lúc xa bữa ăn.
- Nên ăn nhiều loại thực phẩm (15 – 20 loại / ngày, mỗi bữa có trên 10 loại thực phẩm) để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Nên ăn thịt nạc, cá nạc, đậu phụ, sữa chua, sữa, phô mai (ít béo, không đường).
- Hạn chế tối đa các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao làm tăng cao đường huyết sau ăn: bánh, kẹo, kem, chè, trái cây sấy… trái cây khô là các loại thức ăn có trên 20% đường.
- Giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo gây tăng mỡ máu.
- Giảm ăn mặn và các thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp.
- Giảm uống rượu, bia, nước ngọt.
- Không nên dùng đường trắng.
- Đối với thai phụ bị thừa cân, béo phì hoặc tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai nên ăn các thực phẩm luộc, bỏ lò hơn là các món rán; không nên ăn thịt mỡ; ăn cá và thịt gia cầm thay cho thịt đỏ; ăn bơ tách chất béo và các thực phẩm khác nhau có hàm lượng chất béo thấp.
Những thực phẩm thai phụ nên giảm bớt:
- Các loại thực phẩm gây tăng đường huyết như: bánh kẹo, kem, chè, các loại trái cây ngọt,…
- Khi bị tiểu đường thai kỳ cần giảm ăn mặn và các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp như: thịt nguội, đồ hộp, mì gói, cháo,…
- Các loại thực phẩm có nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, nội tạng (tim, gan, thận),…
- Thai phụ cũng cần giảm uống nước ngọt: nước ép trái cây ngọt, chè đặc, rượu bia, cà phê,…
Vận động hợp lý (nếu thai nhi ổn không có chống chỉ định vận động):
- Khuyến cáo hoạt động thể chất cho thai phụ bị ĐTĐ;
- Duy trì chế độ luyện tập tối thiểu 30 phút / ngày để phòng chống ĐTĐTK;
- Đi bộ hoặc tập tay lúc ngồi trong 10 phút sau mỗi bữa ăn;
- Trước khi mang thai tích cực tập luyện cần duy trì tập luyện trong thai kỳ;
- Nên đi bộ sáng hoặc sau ăn tối 1h khoảng 10-30 phút / ngày, hoặc bơi, hoặc yoga theo bài của thai phụ có thầy hướng dẫn.
Phân bố bữa ăn trong ngày của thai phụ bị đái tháo đường:
Chia nhỏ bữa ăn đóng một vai trò rất quan trọng trong điều hòa đường huyết để tránh tăng đường huyết nhiều sau ăn, nên ăn 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ. Một bữa ăn nhẹ buổi tối giúp ngăn chặn tình trạng ceton máu.Nếu ăn 6 bữa, số lượng mỗi bữa ăn như sau:Nếu ăn 5 bữa, số lượng mỗi bữa ăn như sau:
- Bữa sáng: 20%
- Bữa phụ buổi sáng: 10%
- Bữa trưa: 30%
- Bữa phụ buổi chiều: 10%
- Bữa tối: 20%
- Bữa phụ vào buổi tối: 10%.
- Bữa sáng: 25%
- Bữa phụ buổi sáng: 10%
- Bữa trưa: 30%
- Bữa tối: 25%
- Bữa phụ vào buổi tối: 10%.
Cách ăn :
- Bữa chính: (03 bữa )
- Bữa sáng : ăn bún – phở, mỳ hoặc bánh mỳ số lượng bớt 1/3 lượng bánh + thêm rau chất xơ, rau, thịt nạc, cá.
- Bữa trưa : ăn rau, đậu phụ, cá thịt nạc trước, khi cảm giác no mới ăn khoảng 1 bát cơm. Chia 2 lần với thức ăn.
- Bữa tối : như bữa trưa.
- Bữa phụ 2-3 bữa : cách bữa ăn chính 2 – 3h :
- Quả ít ngọt (cam, táo, ổi, dưa lê: 01 quả / lần, dưa hấu 1 lát /lần, chuối 1 quả/ngày, bưởi 3 – 4 múi/lần) hoặc bánh không ngọt, sữa tươi không đường trước ngủ.
- Hoa quả ngọt nhiều hạn chế (na, mít, hồng xiêm, nhãn, vải, mía, sầu riêng).
Những loại trái cây cần tránh vì làm tăng đường trong máu
Cần chú ý đến các loại trái cây nhiều đường như glucose / sucrose làm tăng mức đường trong máu, và fructose dẫn đến tăng mỡ trung tính nếu dùng quá nhiều.
Hoa quả chứa nhiều đường (phần trong ngoặc là lượng đường trên 100g hoa quả)
- Nho (15,7 g)
- Hồng ngâm(13,3 g)
- Chuối (22,5 g)
- Táo (15,5 g)
- Xoài (16,9 g)
- Mận khô (khoảng 60g~80g),…
Mẹ bầu cần nắm Chỉ số đường huyết GI – trong thực phẩm
Chỉ số đường huyết là một con số cung cấp thông tin về việc cơ thể chuyển đổi carbs trong thực phẩm thành glucose nhanh như thế nào. Hai loại thực phẩm có cùng lượng carbohydrate có thể có số chỉ số đường huyết khác nhau. Con số càng nhỏ, tức là thực phẩm càng ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn.
- GI bằng 55 hoặc ít hơn, tức là GI thấp (tốt);
- GI bằng 56-69, tức GI ở mức trung bình;
- GI bằng 70 trở lên tức là GI ở mức cao (xấu);
– Nhóm bột đường
+ Đậu xanh có GI=30
+ Bún có GI=35
+ Khoai lang trắng có GI=45
+ Ngũ cốc nguyên cám có GI=51
– Nhóm sữa
+ Một số loại sữa có GI=30
+ Yaourt có GI=35
– Nhóm rau củ
+ Rau củ, cà chua, cà tím có GI=10
+ Cà rốt tươi có GI=35
– Nhóm trái cây
+ Đường trong trái cây (fructose) GI=20
+ Bưởi có GI=22
+ Đào có GI=36
+ Táo pomme có GI=39
+ Cam trái có GI=43
+ Nho tươi chua có GI=43
+ Trái lê tươi có GI=53
+ Xoài có GI=55
Mỗi ngày người tiểu đường nên ăn bao nhiêu phần trái cây?
Tùy theo mức đường huyết, chế độ ăn, tình trạng cân nặng Thông thường, lượng trái cây người bệnh tiểu đường nên ăn vào khoảng 2- 3 serving mỗi ngày. Một serving (hay gọi là một phần) trái cây chứa 15 gr carbohydrate. Tùy theo từng loại trái cây khác nhau mà kích thước của một phần trái cây có thể khác nhau.
Chỉ số đường trong các loại trái cây
Một phần trái cây: tương đương với
- 1/2 trái chuối
- 1 trái táo nhỏ, trái cam hay trái lê…
MỘT TRÁI TÁO NHỎ CÓ ĐƯỜNG KÍNH KHOẢNG 5.7 cm ĐƯỢC TÍNH LÀ TƯƠNG ĐƯƠNG 1 CHÉN TRÁI CÂY
1/2 CHÉN COCKTAIL ĐƯỢC TÍNH LÀ TƯƠNG ĐƯƠNG 1/2 CHÉN TRÁI CÂY
MỘT NHÀNH NHO KHOẢNG 35 TRÁI, ĐƯỢC TÍNH LÀ 1 CHÉN TRÁI CÂY
MỘT TRÁI CAM NHỎ (KHOẢNG 6cm) ĐƯỢC TÍNH LÀ NỮA CHÉN TRÁI CÂY
1/2 TRÁI ĐÀO LỚN ( # 7cm) ĐƯỢC TÍNH NHƯ 1/2 CHÉN TRÁI CÂY
Chỉ số đường trong các loại trái cây (lượng đường tương ứng trong 100g mỗi loại hoa quả)
Thấp | Tên loại hoa quả | Lượng đường trong 100g (g) | Tiêu chuẩn tính lượng quả 100g |
Bơ | 0.9 | 2/3 quả | |
Dâu | 7.1 | 7 quả | |
Đu đủ | 7.3 | 1/2 quả | |
Chanh | 7.6 | 1 quả | |
Quýt | 8.8 | 1/2 quả | |
Đào | 8.9 | 2/3 quả | |
Biwa | 9.0 | 2 quả | |
Bưởi chùm | 9.0 | 1/3 quả | |
Dưa hấu | 9.2 | 1/50 quả | |
Dưa vàng | 9.9 | 1/6 quả | |
Cam Hassaku | 10.0 | 1/3 quả | |
Lê | 10.4 | 1/3 quả | |
Lyokan | 10.6 | 1/2 quả | |
Cam Nhật | 11.0 | 1 quả | |
Cam Naven | 10.8 | 1/2 quả | |
Dứa | 11.9 | 1/7 quả | |
Quả vả | 12.4 | 1 quả | |
Lê ngoại | 12.5 | 1/3 quả | |
Táo | 13.1 | 1/2 quả | |
Kiwi | 13.2 | 1 quả | |
Anh đào | 14.0 | 10 quả | |
Hồng ngâm | 14.3 | 1/2 quả | |
Nho | 15.1 | 10 quả | |
Cao | Chuối | 21.4 | 1/2 quả |
Theo tiêu chuẩn tính lượng quả 100g, ví dụ 100g là 1/2 quả chuối và 1/2 quả táo với kích thước trung bình. Do 10 quả mận khô vượt quá 100g, không nên ăn quá nhiều. Cần suy nghĩ về sự cân bằng khối lượng đường trong bữa ăn và chọn lựa một cách thông minh.
Sử dụng sữa và chế phẩm sữa cho Mẹ bầu bị đái tháo đường
Sữa và chế phẩm sữa không chỉ là nguồn cung cấp canxi quan trọng cho bà mẹ trong những giai đoạn đặc biệt này mà còn là những thực phẩm có đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu và ở tỷ lệ cân đối rất tốt cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
- Phụ nữ có thai 3 tháng đầu: Nên sử dụng 3 đơn vị sữa/1 ngày (mỗi đơn vị sữa tương đương 100 mg canxi, tương đương 1 miếng phô mai, 1 hộp sữa chua, 100 ml sữa dạng lỏng).
- Phụ nữ có thai 3 tháng giữa: Tăng thêm 2 đơn vị so với 3 tháng đầu, sử dụng 5 đơn vị sữa và chế phẩm sữa/ ngày.
- Phụ nữ có thai 3 tháng cuối: Tăng thêm 1 đơn vị so với 3 tháng giữa, sử dụng 6 đơn vị sữa và chế phẩm sữa/ ngày.
Cách chọn sữa có nguồn gốc từ thực vật cho Mẹ bầu
Sữa động vật thường được thay thế bằng sữa thực vật, rất tốt cho các thai phụ bị tiểu đường. Một ly sữa thực vật thông thường sẽ cung cấp cho cơ thể 131 calo, 10g đường và 0,5 g chất béo bão hòa.
Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa từ đậu nành?
Cùng tìm hiểu những lợi ích từ sữa đậu nành mang lại
+ Bổ sung vitamin, protein, chất béo, canxi, sắt… tăng sức đề kháng cho cơ thể.
+ Cải thiện bệnh tiểu đường: Trong sữa đậu nành có chứa Cellulose thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa sự hấp thụ của đường, là thực phẩm nên sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường.
+ Chống lại biến chứng huyết áp cao: Trong sữa đậu nành có nhiều khoáng chất như Natri, Magie và Kali, giúp ổn định huyết áp của thai phụ.
+ Phòng chống biến chứng tim mạch: Trong sữa đậu nành có chứa nhiều khoáng chất giúp bảo vệ mạch máu, giảm hàm lượng Cholesterol trong máu, bổ sung dinh dưỡng cho tim mạch. Uống sữa đậu nành mỗi ngày giúp giảm tỉ lệ tái phát bệnh tim lên tới 50%, hỗ trợ phòng chống bệnh động mạch vành ở người tiểu đường_là một trong những biến chứng gây nguy hiểm tới người bệnh tiểu đường thai kỳ.
+ Giảm mỡ máu: Uống sữa đậu nành sẽ giúp phân giải mỡ thừa trong máu, làm giảm biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ.
Lời khuyên với thai phụ uống sữa đậu nành
+ Đun sôi trước khi sử dụng: hạn chế nguyên nhân gây đau bụng, buồn nôn, đi ngoài.
+ Không sử dụng sữa đậu nành cùng trứng: gây khó tiêu, giảm dinh dưỡng trong cả trứng và sữa.
+ Không pha sữa đậu nành với đường đỏ: nên hạn chế uống ngọt. Mà trong đường đỏ còn chứa nhiều acid hữu cơ gây biến tính protein và những chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Khó khăn trong hấp thụ và tiêu hóa.
+ Không nên uống quá nhiều: nên sử dụng vừa đủ, không dùng quá 500ml mỗi ngày.
+ Không được giữ sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt: nhiệt độ ấm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh và làm hỏng sữa nhanh hơn bình thường.
+ Sữa đậu nành chưa hẳn đã tốt cho tất cả mọi người nên cần hỏi bác sĩ trước khi sử dụng nhiều và thường xuyên.
Chọn loại sữa được tách kem, ít chất béo, các loại sữa không đường
Theo chuyên gia dinh dưỡng, tiểu đường thai kỳ nên uống sữa bầu không chứa quá nhiều chất béo bão hòa. Nên chọn loại sữa tách kem có 83 calo và 0,1g chất béo bão hòa thì sẽ an toàn hơn.
Mang lại nhiều lợi ích:
- Bổ sung lượng canxi dồi dào cho cơ thể
- Giúp cho thai phụ dễ đi sâu vào giấc ngủ
- Tác động tốt tới hệ tim mạch hơn các sản phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa khác.
Dựa theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chọn loại sữa bầu chuyên biệt dành cho người tiểu đường thai kỳ
- Cân đối về đạm, bột đường, béo, khoảng 28 loại vitamin và khoáng chất.
- Dùng để bổ sung và thay thế cho các bữa ăn, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho thai phụ mà không ảnh hưởng tới lượng đường trong máu.
- Có thể uống thường xuyên, thay thế bữa ăn nhẹ, trước khi tập thể dục, uống sữa trước hoặc sau khi tập thể dục.
- Nên uống 1-3 ly mỗi ngày.
Với thai phụ bị tiểu đường, mức đường huyết sẽ lên xuống thất thường. Sữa bầu là loại thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể người mẹ, tuy nhiên người bị tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu không?
Câu trả lời là “Không”. Nếu sử dụng tùy tiện các loại sữa bầu sẽ khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên tồi tệ hơn, lượng đường trong máu có nguy cơ tăng cao, gây những biến chứng bệnh tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng.
Lựa chọn thực phẩm:
- Lựa chọn các thực phẩm: thực phẩm nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ…, thực phẩm có nhiều chất béo không no từ các nguồn thực vật, cá…, các thực phẩm có nhiều vitamin như quả chín, hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo bão hòa (mỡ động vật, thịt nhiều mỡ…), hạn chế các thực phẩm nhiều cholesterol, các thực phẩm có nhiều đường đơn, đường đôi. Hạn chế chế biến dưới dạng nướng, chiên xào ở nhiệt độ cao.
- Nên ăn cá, tối thiểu 2 – 3 bữa / tuần, ưu tiên những thực phẩm giàu acid béo omega 3 (mỡ cá, cá hồi). Các thực phẩm dinh dưỡng y học cho người đái tháo đường cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu ở tỷ lệ cân đối, có chỉ số glucose huyết thanh thấp, và đã được chứng minh lâm sàng giúp kiểm soát tốt đường huyết ở phụ nữ ĐTĐTK, cũng là một chọn lựa tốt để bổ sung dinh dưỡng cho phụ nữ ĐTĐTK.
Công thức chuyển đổi giữa các nhóm thực phẩm
Mỗi ngày người bệnh tiểu đường được phép ăn 6 – 8 serving tinh bột
Mỗi bữa ăn theo phương pháp đĩa: 1 chén cơm lưng hay mì, bún, bánh mì… chiếm khoảng 2 – 3 serving tinh bột.
Trái cây TƯƠNG ĐƯƠNG CHÉN TRÁI CÂY: 1 chén = 2 serving trái cây.
HOÁN ĐỔI LOẠI THỨC ĂN: TINH BỘT – TRÁI CÂY
Giữa tinh bột và trái cây, bạn có thể hoán đổi với nhau. Ví dụ: nếu bạn ăn cơm nhiều, như thêm 1/2 chén cơm mỗi bữa, như vậy bạn phải giảm 1/2 TƯƠNG ĐƯƠNG CHÉN trái cây.
Hoặc ngược lại, bạn ăn ít cơm có thể bù thêm vào lượng trái cây. Một serving trái cây = 1 serving tinh bột
Kiểm soát sự tăng cân trong thai kỳ
– Tăng cân là biểu hiện tích cực cho thấy sự phát triển của thai nhi, tăng cân của người mẹ lúc mang thai phụ thuộc vào giai đoạn thai kỳ và tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai. Tùy theo tình trạng dinh dưỡng (chỉ số khối cơ thể: BMI) trước khi có thai của người mẹ, Viện Y học đã khuyến nghị mức tăng cân như sau:
BMI trước khi mang thai |
Tăng cân (kg)
|
Mức tăng cân trung bình trong quý 2 và quý 3 thời kỳ mang thai (kg/tuần)
|
Thiếu năng lượng trường diễn (BMI < 18,5 kg/m2)
|
12,5 – 18
|
0,51 (0,44 – 0,58)
|
Bình thường (BMI: 18,5-24,9 kg/m2)
|
11,5 – 16
|
0,42 (0,35 – 0,50)
|
Thừa cân (BMI: 25,0-29,9 kg/m2)
|
7 – 11,5
|
0,28 (0,23 – 0,33)
|
Béo phì (BMI ≥ 30,0 kg/m2)
|
5 – 9 0,22
|
(0,17 – 0,27)
|
Vitamin và khoáng chất thiết yếu trong thai kỳ
Đối với người có rối loạn đường máu cần:
- Tự đo đường máu 2 – 3 ngày / lần và ghi kết quả vào phiếu theo dõi hoặc sổ tay theo ghi kèm tên và lượng thực phẩm sử dụng mỗi bữa.
- Trước ăn sáng.
- Sau ăn 2 giờ 3 bữa chính: sáng, trưa, chiều.
Tự theo dõi cách ngày để đạt được đường huyết mục tiêu
Trước ăn sáng : < 5,3 mmol / L tương đương < 95 mg/dL. Sau ăn 1 giờ. : < 7,8 mmol / L tương đương < 140 mg/dL. Sau ăn 2 giờ. : < 6,7 mmol / L tương đương < 120 mg/dL. HbA1c: < 6% (kiểm tra 1 tháng 1 lần) - Và không có biểu hiện hạ đường máu
Với thai phụ: tự theo dõi đường huyết bấm đầu ngón tay trong 2 tuần kèm với tiết chế theo chế độ ăn đái tháo đường thai kỳ.
- Tuần đầu tiên: thử mỗi ngày, thời điểm lúc đói và 2 giờ sau ăn sáng, ăn trưa, ăn tối
Nếu cả 4 lần thử glucose huyết tương đều đạt mục tiêu, cử động thai và các thăm khám không ghi nhận bất thường. Thai phụ tiếp tục duy trì chế độ ăn giống như phác đồ hướng dẫn và theo dõi thai kỳ thông thường.
- Tuần thứ hai: nếu tuần đầu tiên đạt ĐH mục tiêu, thì sẽ nới ra thử cách ngày (ĐH đói, ĐH sau ăn sáng, ăn trưa, ăn tối)
Chỉ định điều trị Insulin:
-
- thai có chu vi bụng AC lớn (BPV >75%) hoặc cân nặng thai ước tính BPV > 90%
Sử dụng Insulin nếu có chỉ định mổ lấy thai:
- Ngày trước phẫu thuật: dùng Insulin tối hôm trước phẫu thuật (Insulin nền) bình thường (nếu có). - Ngày mổ: nhịn ăn từ 0 giờ, thử glucose huyết tương đói, ngưng mũi Insulin cữ sáng (Insulin tác dụng nhanh, ngắn). Trường hợp dùng Insulin trộn, hỗn hợp thì giảm 1/2 liều. - Nên mổ trong buổi sáng ngày mổ, nếu 12 giờ chưa được mổ: thử glucose huyết tương mao mạch và xử trí tùy kết quả. Nếu có dấu hiệu của hạ glucose huyết tương thì xử trí phù hợp.
Thông tin cuối cùng cần nhớ cho Mẹ bầu tiểu đường
- Cần 3 bữa ăn chính và 2-4 bữa ăn nhẹ, cách nhau mỗi 2-3 giờ
- Sự phân bố tỉ lệ các đại chất lần lượt: 33-40% carbohydrate (đường, tinh bột); 40% chất béo FAT; 20% chất đạm
- Ăn ít nhất 400g rau củ quả một ngày, chọn rau củ quả có nhiều chất xơ như rau muống, rau ngót, rau bắp cải…
- Giảm lượng tinh bột trong bữa sáng
- Việc điều chỉnh chế độ ăn cần dựa vào kết quả theo dõi đường huyết, sự ngon miệng và diễn biến cân nặng của thai phụ
- Lựa chọn các loại thực phẩm chú ý đến Chỉ số đường huyết (GI < 60) – qui định trong thực phẩm
- Chỉ định điều trị Insulin: sau 1 đến 2 tuần, trên 50% số mẫu xét nghiệm không đạt mục tiêu điều trị
- Không nên hạn chế quá 33% tổng số calories cần thiết trong ngày, và cũng không nên cung cấp dưới mức 1200 kcal/ngày, vì sẽ gây xuất hiện cetone máu dẫn đến những hệ quả xấu trong sự phát triển tâm thần và vận động của trẻ.
- Hỗ trợ phổi: tiêm trưởng thành phổi với kiểm soát đường huyết chặt chẽ và tăng liều Insulin; dùng cho những trường hợp phải CDTK ≤ 34 tuần.
- 37-38 tuần: khởi phát chuyển dạ hay mổ lấy thai nếu có chỉ định
- Đường huyết hay nghiệm pháp 75 gr đường nên thực hiện ở tuần 6-12 hậu sản
- Không cần thiết điều trị insulin trong 48 đến 72 giờ đầu sau sinh