Trẻ sốt cần làm gì?

20200617_be-bi-sot-03-copy.jpg

Trẻ sốt là mối lo của nhiều ba mẹ. Phải làm gì khi bé bị sốt? 

Điều nên làm khi trẻ sốt?

Khi trẻ sốt với mức sốt vừa 38-38,5 độ C thì cơ thể trẻ có thể chịu đựng được nhưng với mức sốt cao từ 39-40 độ C trở lên trong thời gian dài có thể làm trẻ bị co giật, gây thiếu ôxy não.

Trẻ sốt cao co giật thường gặp ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi.

Khi bé bị sốt trên 39 độ C thường xuất hiện cơn co giật và cơn co giật này mất đi khi hạ thân nhiệt xuống dưới 39 độ C.

Do vậy các bà mẹ cần nhanh chóng hạ sốt khi trẻ sốt cao. Cần cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ, dùng thuốc hạ sốt, lau mát hạ sốt, cho bé bú hoặc uống nhiều nước và đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Lau mát hạ sốt cho bé khi:

  • Bé bị sốt cao trên 40 độ C.
  • Bé bị sốt cao kèm co giật hoặc có dấu hiệu sắp sửa co giật.

Chuẩn bị dụng cụ:

  • 5 khăn nhỏ để lau mát.
  • Thau nước ấm.
  • Nhiệt kế.

Thực hiện:

  • Đặt bé nằm ngửa trên giường.
  • Cởi bỏ quần áo cho bé.
  • Lấy nhiệt độ bé.
  • Rửa tay.
  • Chuẩn bị nước lau mát:
  • Cho ít nước lạnh vào trong thau.
  • Cho nước nóng vào, bằng ½ lượng nước lạnh.
  • Kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, cảm giác ấm giống như nước tắm em bé.

Lau mát

  • Nhúng 5 khăn vào thau nước và vắt hơi ráo.
  • Đặt 2 khăn ở hõm nách, 2 khăn ở bẹn và 1 khăn lau khắp người.
  • Không đắp lên trán vì ít có tác dụng hạ sốt. Không đắp lên ngực vì tăng nguy cơ viêm phổi.
  • Thay khăn mỗi 2-3 phút.
  • Theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng nếu thấy nước không còn ấm.
  • Lấy nhiệt độ bé mỗi 15 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5oC.
  • Lau khô và mặc quần áo mỏng cho trẻ.

Điều không nên làm khi trẻ sốt?

  • Không nên ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ khi trẻ đang sốt.
  • Không nên nặn chanh vào miệng và mắt trẻ.
  • Không nên dùng nước đá lạnh để lau máu hạ sốt cho trẻ.
  • Không giật tóc, vỗ vào người trẻ khi trẻ đang bị co giật, càng khiến trẻ bị kích thích, co giật nhiều hơn. 

Nguyên nhân chính khiến bé bị sốt cha mẹ cần nắm rõ để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất:

  • Sốt do mặc quá ấm: Phụ huynh thường mặc cho con nhiều lớp quần áo vì nghĩ con rét, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Thói quen này dễ khiến bé bị sốt do cơ thể trẻ sơ sinh chưa có khả năng điều nhiệt hoàn thiện.
  • Sốt do tiêm chủng: Sau khi trẻ tiêm phòng các bệnh như uốn ván, sởi, ho gà,… thường có dấu hiệu bị sốt.
  • Sốt do mọc răng: Khi sắp mọc răng, con sẽ khóc nhiều, biếng ăn kèm theo sốt nhẹ trong khoảng thời gian ngắn. Sau khi mọc răng mới trẻ cũng thường bị sốt.
  • Sốt do cảm nắng: Thời tiết nóng nực là một trong những nguyên nhân phổ biến gây sốt ở trẻ nhỏ và người lớn.
  • Sốt do cảm cúm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Bé sẽ đi kèm các biểu hiện như ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng kèm với sốt trong 2-3 ngày.
  • Sốt do viêm tai:

  •  Bé sốt cao kèm theo dấu hiện như biếng ăn, đau tai, chảy mủ, nghe không rõ. Những bé chưa nói được sẽ có các biểu hiện rõ rệt: kéo tai, ngoáy tay vào tai.
  • Sốt xuất huyết: Trẻ có các dấu hiệu sốt xuất huyết như: các chấm xuất huyết ở da, chảy máu mũi, máu chân. Trẻ bị sốt cao trong 3 ngày; nặng hơn bé sẽ đi ngoài ra phân đen, đau bụng, chân tay lạnh, cơ thể mệt mỏi.
  • Sốt do sởi: Hiện tượng sốt cao đi kèm các dấu hiệu khác như sổ mũi, ho nhiều, mắt đỏ. Từ ngày thứ tư, da bé xuất hiện vết ban sởi, đặc biệt ở mặt.
  • Sốt do viêm phổi: Con thường sốt cao, thở khò khè, ho, nôn, bỏ ăn bỏ bú. Nếu nặng hơn, môi và chân bé sẽ tím tái lại
  • Sốt phát ban: Sốt đi kèm với phát ban khắp cơ thể, bé sẽ khỏi sau 3-7 ngày.
  • Sốt do viêm màng não: Dấu hiệu sốt viêm màng não mủ thường đi kèm cổ cứng, thóp phồng, nôn mửa, mệt mỏi, con ngủ li bì và nhạy cảm với ánh nắng.
  • Sốt do nhiễm trùng máu: Con sốt cao liên tục, nhiễm trùng, nôn mửa, thở nhanh, bỏ ăn, có thể phát ban…

Lưu ý ăn uống khi bé sốt kèm tiêu chảy

Nếu bé đang trong giai đoạn bú mẹ, không cần thiết phải kiêng khem quá mức. Người mẹ nên ăn uống đa dạng, kể cả những chất như: dầu mỡ, tôm, cá (chất tanh) để đảm bảo chất lượng sữa cho bé tiêu chảy bú.

Nếu bản thân người mẹ cũng mắc chứng tiêu chảy khi cho con bú thì người mẹ nên tránh ăn các loại đường ngọt, bánh kẹo, nước ngọt có gas hoặc những loại thực phẩm đóng hộp như: xúc xích, thịt hun khói…

Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm, nên duy trì chế độ dinh dưỡng cho bé thành nhiều bữa nhỏ trong ngày với thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hóa.

Các chuyên gia khuyên có thể cho bé ăn dầu (mỡ), tôm (cua), ăn thịt gà… như bình thường chứ không cần khiêng kem quá mức, khiến bé dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng trong khi giai đoạn mọc răng bé lại cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.

Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat

BS - Phạm Quang Nhật

Bản quyền 2021 © Phòng khám Phạm Nhật