BÀI VIẾT

pessary-trong-d-phng-sanh-non-5-638.jpg

Thủ thuật này không gây đau đớn và sau khi đặt vòng thai phụ vẫn đi lại và sinh hoạt bình thường, chỉ cần thực hiện các đợt khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Sau khi có dấu hiệu chuyển dạ thì mẹ bầu cũng có thể tháo bỏ vòng nâng và sinh con bình thường. So với phương pháp khâu vòng cổ tử cung thì đặt vòng nâng cổ tử cung là thủ thuật không xâm lấn và không để lại tác dụng phụ. Thai phụ không cần dùng thuốc giảm đau, kháng sinh, không phải nằm viện. Có thể nằm khoảng 5-10 phút là ra về được.


Cac-Dau-Hieu-Doa-Sinh-Non-Va-Sinh-Non.jpg

1.1 Dấu hiệu dọa sinh non

Triệu chứng cơ năng: Đau bụng có tính chất từng cơn, tức nặng bụng dưới, đau lưng; ra dịch âm đạo màu hồng hoặc dịch nhầy.

Triệu chứng thực thể: Cơn co tử cung với tần suất 2 cơn/ 10 phút, thời gian co cứng dưới 30 giây; cổ tử cung đóng hoặc mở dưới 2cm.

1.2 Dấu hiệu sinh non 

Triệu chứng cơ năng: Đau bụng từng cơn, tính chất đều đặn và tăng dần; ra dịch âm đạo, dịch nhầy, máu và nước ối.

Triệu chứng thực thể: Cơn co tử cung có tính chất dày hơn từ 2 – 3 lần/phút, và tăng dần theo thời gian; cổ tử cung mở trên 2cm; thành lập đầu ối và vỡ ối.

 Đau bụng từng cơn, tính chất đều đặn và tăng dần là dấu hiệu sinh non.

 

2. Hậu quả của việc sinh non trên trẻ sơ sinh

  • Trẻ bị nhẹ cân.
  • Phổi trẻ chưa hoàn thiện nên dễ bị suy hô hấp và tử vong.
  • Nếu sống được trẻ cũng dễ mắc các bệnh đường hô hấp về sau như viêm phổi, viêm phế quản…
  • Trẻ dễ mắc các khuyết tật bẩm sinh như tim bẩm sinh, mù, điếc, câm…
  • Ngoài ra, khi lớn lên trẻ thường bị những di chứng thần kinh rõ rệt hoặc tiềm tàng, từ đó trở thành gánh nặng về tâm lý và tài chính cho gia đình.

Bản quyền 2021 © Phòng khám Phạm Nhật