BÀI VIẾT


Nguyên nhân gây đau lưng sau sinh hầu hết là do những nguyên nhân tiềm tàng, xuất hiện ngay khi mẹ bắt đầu mang thai. Hầu hết phụ nữ bị đau lưng sau sinh là do kết hợp từ nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó góp phần lớn là sự thay đổi về thể chất và sinh lý trong thai kỳ.


ba-bau-bi-dau-lung-ben-trai-min-copy.jpg

Đau hông khi mang thai là chứng bệnh khá phổ biến do áp lực của tử cung đến lưng và chân.  

Dấu hiệu nhận biết đau hông khi mang thai 

Do sự phát triển của thai nhi nên phụ nữ mang thai sẽ gặp phải tình trạng đau hông vào 3 tháng cuối thai kỳ với các triệu chứng dưới đây: 

  • Đau nhức: Tại vùng hông, khớp háng.. sẽ xuất hiện cơn đau nhức khi thực hiện vận động đi lại, leo cầu thang… Mẹ bầu ngủ không ngon giấc do thường xuyên tỉnh giấc vì cơn đau
  • Tê bì: Ngoài đau nhức, còn có cảm giác tê bì ở hông và lan ra các bộ phận xung quanh như mông, chân..
  • Co cứng khớp: Đau hông vào thời kỳ mang thai sẽ đi kèm triệu chứng co cứng khớp mỗi khi thức dậy. 

Nguyên nhân gây đau hông khi mang thai

Tình trạng đau ở lưng hoặc ở bên hông trong thai kỳ khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu là do các nguyên nhân sau: 

Hormone relaxin 

Relaxin là một loại hormone tăng lên trong thai kỳ. Hormone này làm nới lỏng các khớp để xương chậu của thai phụ nới rộng ra hỗ trợ quá trình em bé chui qua khi chuyển dạ.

Thế nhưng relaxin lại gây nên tác động xấu đến các khớp khác trong cơ thể của mẹ bầu, trong đó có khớp hông. Khi nới lỏng khớp sẽ khiến các dây thần kinh bị chèn ép khi xương di chuyển làm cho các mẹ bị đau hông khi mang thai. 

Tăng cân

Khi mang thai, mẹ bầu bị tăng cân và gần cuối thai kỳ trọng lượng của thai nhi cũng tăng lên gây áp lực lên xương và khớp dẫn đến đau hông. 

Sai tư thế

Tư thế của mẹ thay đổi khi ở trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, lúc này thai nhi lớn khiến bụng to gây mất cân bằng cơ thể. Khi ngồi và đi lại xương hông chịu áp lực nặng nề dẫn đến đau kéo dài. 

 

Khi ngồi và đi lại xương hông chịu áp lực nặng nề dẫn đến đau kéo dài

Loãng xương thoáng qua

3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ xuất hiện tình trạng loãng xương thoáng qua gây sự mất xương tạm thời ở phần trên xương đùi dẫn đến các cơn đau hông bất ngờ.

Đau thần kinh tọa 

Hai dây thần kinh tọa trong cơ thể đều xuất phát từ vùng thắt lưng và nối xuống tới chân. Vì vậy, khi mang thai tử cung sẽ gây áp lực lên 2 dây thần kinh, kéo theo cảm giác tê bì, đau ở hông, đùi và mông. 

Đau dây chằng vòng

Gây ra tình trạng đau nhói tại hông, háng và vùng bụng khi em bé có bất kỳ sự thay đổi nào về vị trí trong bụng. 

Đau hông khi mang thai có nguy hiểm không? 

Triệu chứng đau hông ở bà bầu sẽ ngày một tăng lên vào những tuần cuối thai kỳ, cơn đau khiến mẹ bầu đi lại khó khăn, ngồi xuống đứng lên phải có điểm tựa. 

Đau hông được coi là tình trạng bình thường khi mang thai, không gây ảnh hưởng đến thai nhi mà chỉ gây khó chịu cho mẹ.  

Tuy nhiên trong một số trường hợp, hãy cẩn trọng và đến cơ sở y tế khám ngay:

  • Đau hông dữ dội, liên tục và lan sang phần bụng dưới hoặc bụng trên
  • Chảy máu âm đạo 
  • Mỏi thắt lưng
  • Chóng mặt và mệt mỏi 
  • Không cảm nhận được thai nhi 

Điều trị đau hông khi mang thai 

Có thể giảm bớt tình trạng đau hông bằng các cách sau đây:

Dùng gối khi nằm

Gối bầu có thể hỗ trợ nâng đỡ toàn cơ thể của mẹ bầu, điều chỉnh tư thế cho vùng bụng, chân và lưng cho tư thế nằm ngủ thoải mái hơn 

 

Gối bầu hỗ trợ tư thế khi ngủ

Ngủ nghiêng một bên 

Khi gần ngày sinh, thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên ngủ theo tư thế nghiêng về 1 bên, hơi cong đầu gối và co chân lại. Có thể kê thêm gối dưới bụng và chân để giảm áp lực lên hông giúp thoải mái hơn.

Tắm bồn nước ấm hoặc chườm nóng

Mẹ bầu có thể thư giãn bằng cách ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc chườm túi nóng lên vùng hông để giảm đau. 

Tập các môn thể thao nhẹ nhàng như yoga hoặc pilates

Yoga và pilates là hai môn thể thao có thể giúp hông và lưng giảm đau đáng kể vì giúp kéo giãn cơ và xương chậu. Hai môn thể thao này không hề gây nguy hiểm cho thai nhi nên bạn có thể yên tâm. 

 

Tập yoga giảm triệu chứng đau hông khi mang thai

Hạn chế đừng và di chuyển nhiều 

Tình trạng đau hông sẽ nặng thêm nếu mẹ bầu đứng và di chuyển nhiều trong ngày, nên nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể bằng cách ngồi và nằm ở tư thế thoải mái và dễ chịu nhất. 

Massage trước khi sinh 

Phụ nữ mang thai có thể sử dụng dịch vụ massage trước khi sinh để giảm nhẹ tình trạng đau mỏi cơ thể, thư giãn cơ và giảm căng thẳng khi mang bầu. 

Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat



Đau xương cụt là tình trạng xảy ra do sự mất ổn định của xương cụt dẫn đến viêm các khớp lân cận (đặc biệt là khớp cùng chậu). Cơn đau ở xương cụt sẽ chuyển biến từ mức độ nhẹ đến dữ dội và thường tăng nặng khi ngồi xuống, đứng lên hoặc ngả người ra sau khi ngồi trên ghế.


Dau-Xuong-Suon-O-Me-Bau.jpg

Bị đau xương sườn khi mang thai thường xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ, nhưng đôi khi cũng có thể bắt đầu sớm hơn.

Phụ nữ có bầu bị đau xương sườn có thể chịu nhiều cơn khó chịu, từ đau nhẹ đến cơn đau đột ngột và mạnh hơn.

Thông thường, đây là một tình trạng cho thấy thai kỳ của mẹ đang tiến triển tốt.

Mẹ bầu bị đau xương sườn phải làm sao?

Mẹ bầu bị đau xương sườn được khuyên nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị.

Ngoài ra, không được tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, bị đau xương sườn khi mang thai mẹ bầu hãy thử các cách như: mặc quần áo rộng rãi, sử dụng các thiết bị hỗ trợ, chăm chỉ tập thể dục và vận động cơ thể,…

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau xương sườn khi mang thai.

1. Thay đổi nội tiết tố

Hormone thai kỳ progesterone tăng có thể dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị đau xương sườn.

Hormone này làm lỏng dây chằng và làm giãn các cơ xung quanh vùng xương chậu để dễ dàng sinh nở.

Nó cũng sẽ có tác dụng tương tự lên cột sống và xương sườn.

Điều này dẫn đến tình trạng đau xương sườn hoặc có thể là đau lưng khi mang thai.

2. Tăng kích thước ngực

Mẹ bầu bị đau xương sườn nguyên nhân do tăng kích thước vùng ngực.

Trong quá trình mang thai, phần ngực của mẹ bầu sẽ to ra.

Khi ngực trở nên to hơn, chúng sẽ dồn trọng lượng lên lồng ngực cũng như lưng của mẹ bầu.

Điều này có thể dẫn đến việc thay đổi tư thế ở mẹ bầu.

Cụ thể, nó sẽ kéo vai xuống, gây áp lực dẫn đến đau nhức dai dẳng ở lưng và xương sườn.

3. Tử cung lớn hơn

Tử cung phát triển là một nguyên nhân khác mẹ bầu bị đau xương sườn khi mang thai.

Các cơ xung quanh lồng xương sườn có thể bị căng vì tử cung đang phát triển (đặc biệt là vào 3 tháng cuối thai kỳ) gây áp lực lên nó.

Tử cung cũng sẽ có xu hướng ấn lên bên dưới xương sườn, gây nên tình trạng đau xương sườn.

Ngoài ra, áp lực lên phần xương sườn cũng là nguy cơ khiến mẹ bầu bị khó thở, thở gấp.

4. Áp lực trong cơ hoành

Hầu hết các cơ quan nội tạng của mẹ bầu sẽ dịch chuyển và nhường chỗ cho em bé đang phát triển.

Điều này sẽ gây thêm áp lực lên các cơ quan nội tạng.

Kết quả là, nhiều áp lực được đặt lên cơ hoành bởi các cơ quan nội tạng, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng đau xương sườn.

5. Thay đổi vị trí của thai nhi

Thông thường, gần cuối tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi thay đổi vị trí và lộn ngược để đầu hướng xuống và bàn chân hướng về phía xương sườn.

Ở vị trí mới này, thai nhi có thể gây áp lực lên xương sườn.

Chuyển động của em bé cũng bắt đầu ảnh hưởng đến cơ thể người phụ nữ.

Chuyển động cánh tay, chân, đặc biệt là đá có thể gây đau nhức ở xương sườn và các nơi khác.

6. Một số nguyên nhân khác

Nhiễm trùng đường tiết niệu: đau xương sườn khi mang thai là tác dụng phụ khi mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Chứng táo bón, khó tiêu: Chứng khó tiêu, ợ nóng hoặc trào ngược axit khi mang thai có thể gây đau ở xương sườn.

Cảm xúc, tâm trạng: Lo lắng và căng thẳng khi mang thai có thể kích hoạt sự hormone căng thẳng và ảnh hưởng đến cơ bắp.

Điều này có thể dẫn đến đau xương sườn cùng với vai, cổ và đầu.

Dấu hiệu, triệu chứng mẹ bầu bị đau xương sườn

Một vài dấu hiệu và triệu chứng khi phụ nữ mang thai bị đau xương sườn thường gặp phải:

  • Đau một hoặc cả hai bên vùng sườn
  • Khó thở, thở gấp
  • Đau lưng
  • Đau đầu
  • Đau vai
  • Đau tức vùng ngực hoặc vùng dưới ngực
  • Cảm thấy đau khi ho, thở sâu, cười hoặc hắt hơi
  • Đau vùng xương sườn khi ngồi hoặc hướng người về phía trước

Những tình trạng đau xương sườn thường gặp ở mẹ bầu:

  • Mang bầu bị đau mạn sườn trái
  • Bà bầu bị đau xương sườn phải
  • Đau sườn trái khi mang thai 3 tháng đầu
  • Bị đau xương sườn khi mang tháng 3 tháng giữa
  • Có bầu bị đau xương sườn 3 tháng cuối.

Mẹ bầu bị đau xương sườn có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Với mỗi tác nhân gây đau xương sườn khác nhau, đều sẽ có những ảnh hưởng khác nhau, cụ thể có thể kể đến:

  • Ảnh hưởng xấu cho sự phát triển của thai nhi.
  • Những cơn đau khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.
  • Những rắc rối này là tác nhân khiến mẹ bầu chán ăn, kém ăn dẫn đến không hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi.
  • Từ đó làm cho thai nhi không đủ điều kiện để phát triển khỏe mạnh.
  • Những cơn đau xương sườn còn khiến tinh thần mẹ bầu mệt mỏi, lo lắng, suy nhược,…
  • Những điều này cũng góp phần xấu vào sự phát triển của bé.
  • Những cơn đau có thể khiến bà bầu mất thăng bằng, té ngã dẫn đến sẩy thai.
  • Một vài trường hợp cơn đau kéo đến bất chợt hoặc kéo dài quá lâu, khiến cơ thể mẹ bầu không kịp thích ứng thì nguy cơ mẹ bầu bị choáng váng, té ngã là khá cao.
  • Những trường hợp ngã nhẹ có thể không ảnh hưởng gì, tuy nhiên nếu ngã nặng thì sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé, trường hợp xấu nhất có thể là sẩy thai.

 


Dau-Xuong-Suon-O-Me-Bau-nen-an-gi.jpg

Bị đau xương sườn khi mang thai nên ăn và bổ sung các chất sau:

  • Thực phẩm chứa axit béo omega-3: cá thu, cá hồi, cá trích, cá cơm, cá mòi, trứng cá muối,…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Ớt chuông xanh, cải xoăn, cải xanh, đu đủ, dâu tây, súp lơ,..
  • Thực phẩm giàu beta carotene: rau cải xanh, rau cải mù tạt, khoai lang, mùi tây, quả mơ, cà chua, lá bạc hà, măng tây, cà rốt,…
  • Thực phẩm giàu canxi: đậu hủ, cải xoăn, ngũ cốc, đậu trắng, cải ngồng, đậu nành non, cá mòi, bông cải xanh, đậu bắp,…

Bà bầu bị đau xương sườn không nên ăn gì?

Mẹ bầu bị đau xương sườn không nên ăn uống những gì:

  • Hạn chế đường, muối, nước ngọt.
  • Kiêng đồ ăn nhanh, hạn chế thực phẩm chiên rán nhiều, đồ chế biến sẵn nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa như bơ, sữa.
 

Dau-Xuong-Suon-O-Me-Bau.jpg

  • Đau lưng khi mang thai là đau ở phía trước hoặc phía sau xương chậu và có thể đau lan ra khu vực xung quanh như hông, đùi… mà không phải do nguyên nhân bệnh lý nào khác gây ra.
  • Khi mang thai, cơ thể sản xuất một loại hormone có tên là relaxin, khiến các dây chằng vùng chậu mềm và giãn ra.
  • Đây là một quá trình sinh lý bình thường, là sự chuẩn bị của cơ thể cho quá trình chuyển dạ sau này.
  • Tuy nhiên, nó làm cho các khớp ở khung chậu mất ổn định, chuyển động không đồng đều.
  • Thêm vào đó, thai nhi lớn dần lên trong tử cung, cùng với sự thay đổi tư thế đi đứng, càng tăng thêm áp lực lên khung chậu, gây ra đau xương chậu khi mang thai.
  • Đau lưng khi mang thai dù gây nhiều đau đớn cho mẹ bầu, nhưng hoàn toàn không có hại cho thai nhi.
  • Mức độ đau có thể từ đau nhẹ cho tới nghiêm trọng, nhưng có thể điều trị được ở bất kì giai đoạn nào của thai kỳ.

Tuy nhiên, can thiệp điều trị sớm, mẹ bầu sẽ có kết quả tốt hơn. Triệu chứng đau lưng khi mang thai ba tháng đầu biểu hiện ở:

  • Đau ở khu vực mu, đau lưng, đau hông, đau khu vực giữa hai chân, đau sâu trong đùi hoặc đau đầu gối.
  • Khó cử động hoặc có tiếng kêu khi vận động ở khu vực khung chậu.
  • Đau nặng lên khi vận động, ví dụ như: Đi lại trên bề mặt không bằng phẳng, hoặc phải đi quãng đường dài. Hai đầu gối chuyển động tách xa nhau, như khi lên hoặc xuống ô tô. Đứng trên một chân, như khi leo cầu thang, thay mặc quần áo. Thay đổi tư thế khi nằm.
  • Đau nặng lên về đêm, ảnh hưởng tới giấc ngủ. Mẹ bầu có thể rất đau nếu phải tỉnh dậy đi vệ sinh giữa đêm.

Những trường hợp mẹ bầu dễ bị đau lưng khi mang thai hơn so bao gồm:

  • Có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, thừa cân / béo phì trước khi mang thai.
  • Người đã từng đau xương chậu trước khi mang thai.
  • Người từng có chấn thương xương chậu.
  • Lần mang thai trước đã bị đau xương chậu.
  • Mắc hội chứng tăng động khớp.

 

Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat


Dau-Xuong-Suon-O-Me-Bau.jpg

1. Giữ tư thế đúng chuẩn

  • Khi bụng của thai phụ lớn dần lên cùng với sự phát triển của em bé, trọng tâm cơ thể sẽ dồn về phía trước.
  • Lúc này, người mẹ có xu hướng ngã người về phía sau để giữ thăng bằng.
  • Điều này vô tình làm căng các cơ và dây chằng vùng thắt lưng, tạo ra áp lực, đồng thời làm cong khớp xương khiến lưng bị đau.
Mẹ bầu nên ghi nhớ điều chỉnh tư thế của mình luôn:
  • Đứng thẳng người.
  • Ưỡn ngực, không khom.
  • Hạ vai và buông xuôi tự nhiên.
  • Thả lỏng đầu gối.
  • Khi đứng, nên dạng rộng hai chân vừa phải để giữ thăng bằng và tạo sự thoải mái.
  • Nếu phải đứng hoặc ngồi làm việc trong thời gian dài, hãy dùng một chiếc ghế nhỏ kê chân, và tốt nhất là dành thời gian để nghỉ ngơi thường xuyên.

2. Lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ

  • Sử dụng ghế dành riêng cho bà bầu để hỗ trợ vùng lưng cũng là một ý tưởng tốt.
  • Đơn giản hơn là dùng một chiếc gối nhỏ để lót phía sau lưng khi ngồi giúp phụ nữ cảm thấy êm ái và dễ chịu cho thắt lưng.
  • Ưu tiên lựa chọn những đôi giày thấp, đế bằng, không trơn trượt và ôm vừa cả bàn chân.
  • Tránh đi giày cao gót vì nó có thể khiến trọng tâm cơ thể bà bầu càng đổ dồn về phía trước hơn và dễ gây ngã.
  • Một gợi ý khác mà các mẹ có thể cân nhắc là dùng đai đỡ khi bụng bầu đã khá lớn.
  • Mặc dù nghiên cứu về hiệu quả chiếc đai hỗ trợ thai sản này vẫn còn hạn chế, nhiều phụ nữ đã đánh giá và cho phản hồi tích cực về công dụng giảm bớt đau lưng của chiếc đai đỡ này.

3. Nâng đúng cách

Đau lưng khi mang thai
Dùng lực của chân để nâng vật giúp tránh tạo áp lực cho cột sống lưng

 

  • Nhiều người vẫn có thói quen cúi gập người xuống để nhặt vật rơi trên sàn và điều này đã tác động trực tiếp đến vùng lưng.
  • Thay vào đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng khi nâng một vật từ dưới lên, bạn nên ngồi xổm xuống và dùng lực của đôi chân chứ không phải là uốn cong thắt lưng.
  • Đối với các mẹ bầu, không nên cố gắng và hãy nhờ những người xung quanh giúp đỡ khi chiếc bụng to cản trở bạn nhặt các vật dụng dưới sàn.

4. Nằm nghiêng khi ngủ

  • Thai phụ không nên nằm ngửa khi ngủ để tránh gây thêm áp lực cho vùng thắt lưng.
  • Nằm nghiêng không chỉ giúp giảm bớt các cơn đau lưng khi mang thai mà còn tốt cho tuần hoàn máu.
  • Lời khuyên cho bạn là nằm nghiêng sang trái, co một hoặc cả hai đầu gối.
  • Có thể sử dụng tấm đệm thiết kế dành riêng cho bà bầu hoặc tham khảo các hướng dẫn kê gối ở chân, bụng và lưng để tạo cảm giác thoải mái nhất khi ngủ.

5. Chườm nóng/lạnh hoặc massage

  • Dù chưa có nhiều bằng chứng khẳng định hiệu quả của các phương pháp trên, nhưng thực tế nhiều phụ nữ đã cảm thấy dễ chịu hơn khi tắm bằng nước ấm hay được chườm túi đá, thực hiện các động tác xoa bóp chuyên biệt và nhẹ nhàng ở vùng thắt lưng.

6. Luyện tập thể chất phù hợp mỗi ngày

  • Tập luyện thể dục thường xuyên có thể giữ cho cột sống lưng của bạn chắc khỏe và giúp giảm đau lưng khi mang thai.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn các hoạt động thể thao nhẹ nhàng, ví dụ như đi bộ hoặc bơi lội.
  • Các bài tập vật lý trị liệu, bao gồm căng cơ, cũng có thể giúp ích trong việc phòng và ngăn ngừa đau lưng khi mang thai.
Đau lưng khi mang thai
Bài tập căng cơ lưng dưới (Tư thế con mèo)

Hướng dẫn thực hiện:

  • Sử dụng thảm. Nằm sấp, chống hai tay và đầu gối vuông góc với sàn.
  • Giữ lưng, vai và đầu thẳng hàng.
  • Hóp bụng và cong nhẹ lưng lên, đầu hơi cúi xuống.
  • Giữ trong vài giây.
  • Thả lỏng về tư thế ban đầu, giữ lưng càng thẳng càng tốt.
  • Lặp lại động tác trên 10 lần.

Đau lưng khi mang thai hoàn toàn có thể điều trị được, và mẹ bầu nên điều trị càng sớm càng tốt.

Các biện pháp điều trị đau lưng khi mang thai có hiệu quả bao gồm vật lý trị liệu, thể dục liệu pháp, châm cứu, sử dụng đai hỗ trợ,…

Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp mẹ bầu đạt kết quả tốt hơn.

Mẹ bầu có thể giảm đau bằng những cách đơn giản sau:
  • Thường xuyên thay đổi tư thế, tránh ngồi yên quá 30 phút mỗi lần.
  • Nằm ở tư thế ít đau nhất lúc đi ngủ..
  • Đứng cân bằng, dồn trọng lực đều lên cả hai chân.
  • Giữ cho cơ thể hoạt động vừa phải, không hoạt động quá mức gây đau.
  • Khi leo cầu thang, từ từ leo từng bậc, chân khỏe hơn nhấc lên trước.
  • Khi thay đổi tư thế nằm trên giường, cố gắng giữ hai đầu gối di chuyển cùng nhau.
  • Sử dụng thêm gối ôm khi nằm để tạo cảm giác thoải mái.
  • Các công việc thường ngày nên thực hiện ở tư thế ngồi, ví dụ như thay mặc quần áo, ủi đồ,…
  • Cố gắng giữ hai đầu gối không tách xa nhau (ví dụ: giữ hai chân di chuyển cùng nhau khi lên hoặc xuống ô tô).
Bên cạnh đó, để tình trạng đau lưng khi mang thai không chuyển biến nặng hơn, mẹ bầu cần tránh những việc dưới đây:
  • Ngồi hoặc đứng quá lâu.
  • Nâng hoặc mang vác nặng.
  • Lên xuống cầu thang quá nhiều.
  • Ngồi trên sàn nhà, hoặc ngồi lệch một bên.
  • Đứng bằng một chân, đứng không cân hoặc vắt chéo chân.
  • Khom lưng, dựa hoặc xoay người để mang vác đồ vật ở một bên hông.

Bản quyền 2021 © Phòng khám Phạm Nhật